Tuesday, September 24, 2024

TẬP ĐOÀN ĐAN MẠCH APM HOLDING MUỐN XÂY CẢNG NƯỚC SÂU HIỆN ĐẠI TẠI VIỆT NAM (RFA)

 



Tập đoàn Đan Mạch APM Holding muốn xây cảng nước sâu hiện đại tại Việt Nam

RFA
2024.09.24

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/danish-group-wants-to-build-modern-deep-water-port-in-vietnam-09242024072544.html

 

Ông Robert Maersk Uggla - Chủ tịch Tập đoàn A.P. Moller Holding (APM Holding) bày tỏ mong muốn tìm hiểu các cơ hội đầu tư để xây dựng các cảng biển container nước sâu lớn, hiện đại tại Việt Nam.

 

Ông Robert Maersk Uggla đồng thời cũng là Chủ tịch Maersk - thành viên của APM Holding, cho biết trong cuộc gặp với Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vào chiều 23/9 rằng, tập đoàn nhìn thấy nhiều tiềm năng, cơ hội lớn tại Việt Nam và mong muốn đóng góp nhiều hơn nữa cho sự phát triển của Việt Nam.

 

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/danish-group-wants-to-build-modern-deep-water-port-in-vietnam-09242024072544.html/@@images/e7f5f4bf-da99-433e-abdb-8e165b25e876.jpeg

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp ông Robert Maersk Uggla - Chủ tịch Tập đoàn A.P.Moller Holding (APM Holding) kiêm Chủ tịch Maersk.  (VNA/Cà Mau/D.Giang)

 

Thủ tướng Phạm Minh Chính hoan nghênh, khuyến khích kế hoạch mở rộng đầu tư của tập đoàn tại Việt Nam trong việc phát triển hệ thống cảng biển xanh, thông minh, dịch vụ logistics, vận tải biển xanh…Ông Chính đồng thời nói trên tờ Lao động rằng, ông đánh giá cao tiềm lực về vốn, công nghệ và trình độ quản lý tiên tiến cũng như hoạt động đầu tư của APM và Maersk vào Việt Nam (từ những năm 1990), góp phần vào sự phát triển của ngành hàng hải và nền kinh tế Việt Nam.

 

Ông Chính khẳng định Việt Nam sẵn sàng tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài để thúc đẩy các dự án logistics vì Việt Nam đang đẩy mạnh phát triển hạ tầng giao thông, trong đó có hạ tầng vận tải biển và đội tàu biển để giảm chi phí logistics đang còn cao, tăng sức cạnh tranh của hàng hóa và nền kinh tế.

 

Cùng với đó, người đứng đầu Chính phủ Việt Nam đề nghị APM đầu tư vào các lĩnh vực khác như chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn; đồng thời chia sẻ kinh nghiệm trong quản lý, vận hành cảng, góp ý chính sách, hỗ trợ Việt Nam tiếp cận các nguồn tài chính quốc tế để phát triển hạ tầng giao thông như cảng biển, sân bay, đường sắt tốc độ cao, đường sắt đô thị…

 

Cảng Cái Mép - Thị Vải nằm ở cửa sông Thị Vải và sông Cái Mép, là cụm cảng biển nước sâu lớn nhất Việt Nam với tổng chiều dài hơn 14km. Dự án này được đầu tư tại huyện Tân Thành (Bà Rịa – Vũng Tàu) với tổng vốn đầu tư 12.891 tỷ đồng từ nguồn vốn đối ứng Việt Nam và vốn vay Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA). Năm 2008, dự án được khởi công xây dựng.

 

Hồi tháng 9/2023, Hoa Kỳ từng thông báo, Công ty điều hành cảng SSA Marine (trụ sở tại Seattle, Mỹ) và Công ty Gemadept (trụ sở TP. HCM) sẽ công bố ý định hợp tác trong các dự án cảng chiến lược ở miền Nam Việt Nam, trong đó có mối quan tâm chung về việc phát triển Trung tâm Logistics Cái Mép – Thị Vải trị giá 6,7 tỷ USD.

 

-----------------

Tin, bài liên quan

Tin Việt Nam

 

Tham vấn chính trị Việt Nam- Đan Mạch lần 2: thảo luận đối tác, phối hợp và vấn để Biển Đông

Việt Nam và Đan Mạch thiết lập Quan hệ Đối tác Chiến lược Xanh

Đan Mạch cam kết thúc đẩy quan hệ kinh tế với Việt Nam

Đan Mạch giảm ODA cho Việt Nam

Đan Mạch sẽ giải ngân 100 triệu đô la vốn ODA cho VN

 






No comments: