Ông Tô Lâm gặp ông
Joe Biden: Đâu là những điểm nhấn đáng chú ý?
BBC News Tiếng Việt
23
tháng 9 năm 2024
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c3e94wqqjl2o
Tổng
Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dự kiến sẽ có cuộc gặp với Tổng thống Mỹ Joe Biden
vào ngày 25/9 (giờ Mỹ), Reuters dẫn thông tin từ Nhà Trắng.
Tổng
Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu tại Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai, Đại
hội đồng Liên Hiệp Quốc khóa 79
Cuộc gặp
giữa ông Tô Lâm và ông Biden, dự kiến sẽ diễn ra bên lề Đại hội đồng Liên Hợp
Quốc, diễn ra không lâu sau dịp kỷ niệm một năm Quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn
diện giữa Việt Nam và Mỹ vào ngày 10/9.
Trả
lời BBC News Tiếng Việt vào ngày 23/9, Giáo sư Carl Thayer, nhà quan sát chính
trị Việt Nam lâu năm tại Đại học New South Wales (Úc), cho rằng đây sẽ là một
cuộc gặp quan trọng.
“Cuộc
gặp này thể hiện sự coi trọng lẫn nhau mà mỗi nhà lãnh đạo dành cho mối quan hệ
Đối tác Chiến lược Toàn diện vừa mới được thiết lập. Tổng thống Biden đang ra
hiệu rằng Việt Nam là một đối tác kinh tế và ngoại giao quan trọng tại khu vực Ấn
Độ Dương-Thái Bình Dương.”
Ông
Thayer cũng cho rằng sự kiện này sẽ “giúp nâng cao vị thế trong nước của ông Tô
Lâm, với tư cách là người kế nhiệm ông Nguyễn Phú Trọng”.
Trước
cuộc gặp với ông Biden, ông Tô Lâm, trên cương vị chủ tịch nước, đã có cuộc hội
đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin hồi tháng Sáu khi ông Putin
thăm cấp nhà nước tới Việt Nam.
Ông
cũng đã hội
đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong chuyến thăm cấp nhà nước tới
Trung Quốc vào tháng Tám..
Việc
gặp đủ lãnh đạo Mỹ, Trung Quốc và Nga – ba cường quốc có mối quan hệ Đối tác
Chiến lược Toàn diện với Việt Nam – là một thành tích đáng kể của ông Tô Lâm,
theo đánh giá của Giáo sư Carl Thayer.
“Cuộc
gặp sẽ giúp [các nhà lãnh đạo thế giới] gác lại những hoài nghi về sự thay đổi
lãnh đạo gần đây, như việc ra đi của hàng loạt ủy viên Bộ Chính trị," ông
Thayer nói.
Tuy
nhiên, các nhà quan sát cho rằng thời gian chưa đủ dài để đánh giá năng lực
lãnh đạo của ông Tô Lâm trên cương vị lãnh đạo cao nhất. Do đó, diễn biến và kết
quả cuộc gặp giữa ông Tô Lâm và ông Biden rất được chú ý.
Liên
quan tới chuyến công tác tại Mỹ của ông Tô Lâm, ngày 23/9, báo Tuổi Trẻ Online
đã đăng tải bài viết của Đại sứ Bùi Thế Giang (cựu Vụ trưởng Vụ Tây Âu - Bắc Mỹ,
Ban Đối ngoại Trung ương Đảng) về chuyến đi Mỹ của ông Tô Lâm, trong đó có đoạn:
“Mặc
dù chưa phải là chuyến thăm Mỹ chính thức, nhưng các cuộc gặp gỡ, trao đổi và
tiếp xúc của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm với lãnh đạo và các đối tác Mỹ sẽ
góp phần quan trọng khẳng định lại đường lối đối ngoại nhất quán của Việt Nam,
bao gồm ưu tiên quan hệ với các nước láng giềng và các nước lớn.”
·
Vì sao ông Tô
Lâm trả tự do hai tù nhân nổi tiếng trước khi sang Mỹ?22 tháng 9 năm
2024
·
Ông Tô Lâm đi Mỹ:
Gần 100 trí thức kêu gọi trả tự do cho nhà báo Huy Đức22 tháng 9 năm
2024
·
Tổng Bí thư, Chủ
tịch nước Tô Lâm đi Mỹ, chuyến công du 'củng cố quyền lực mềm'19 tháng
9 năm 2024
Bàn
chuyện gì?
Ông
Joe Biden sẽ rời nhiệm sở vào tháng 1/2025, tức chỉ khoảng bốn tháng nữa. Do
đó, một trong những yếu tố được cho là sẽ được ông Tô Lâm và ông Biden bàn tới
là chính sách ngoại giao tới đây của Mỹ đối với Việt Nam.
Theo
ông Thayer, ông Biden là động lực chính trong việc tạo ra những chính sách của
Mỹ liên quan tới việc cải thiện quan hệ với Việt Nam.
“Những
chính sách này nhận được sự ủng hộ rộng rãi từ quan chức cấp cao về an ninh quốc
gia của Mỹ. Tổng thống Biden sẽ đảm bảo với ông Tô Lâm về việc Mỹ tiếp tục ủng
hộ Việt Nam."
“Cuộc
gặp giữa ông Biden và Tô Lâm không phải là một cuộc họp chính thức và thời gian
sẽ có hạn. Hai nhà lãnh đạo có thể [tái] khẳng định rằng đất nước của họ sẽ tiếp
tục hỗ trợ tất cả các cam kết đã được đưa ra trong khuôn khổ Đối tác Chiến lược
Toàn diện, đặc biệt là trong lĩnh vực khoa học và công nghệ,” ông Thayer bình
luận.
Ông
Thayer cũng cảnh báo về viễn cảnh ông Donald Trump thắng cử trong cuộc bầu cử Mỹ
sắp tới vào tháng 11.
“Việt
Nam cần chuẩn bị tinh thần rằng mọi thứ có thể thay đổi nếu ông Donald Trump được
bầu làm tổng thống. Quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện không có tư cách hiệp
ước và có thể bị thay đổi theo ý muốn của tổng thống.”
Dù
ông Donald Trump hay bà Kamala Harris đắc cử, cách Mỹ chỉ trích những vấn đề
nhân quyền ở Việt Nam được đánh giá là vẫn chỉ dừng ở mức “nói suông”
Vào
ngày 19/9, Giáo sư Alexander Vuving từ Trung tâm nghiên cứu an ninh châu Á-Thái
Bình Dương Daniel K. Inouye (Mỹ) nhận định với BBC rằng việc gặp mặt ông
Biden, người sẽ rời nhiệm sở trong khoảng bốn tháng nữa, là “không quá cần thiết”.
“Sẽ
cần thiết hơn nếu ông Tô Lâm gặp được những người có thể sẽ là một phần của
chính quyền Harris giả định trong tương lai," ông Vuving đánh giá.
Khả
năng diễn ra một cuộc gặp giữa ông Tô Lâm và bà Harris được cho là không cao,
trong bối cảnh chỉ còn chưa tới hai tháng nữa là tới cuộc bầu cử Mỹ.
“Ông
Tô Lâm và các cố vấn sẽ không muốn tạo ra ấn tượng rằng họ đang ngả về phe
nào,” ông Thayer đánh giá.
Vào
tháng Bảy, báo The Wall Street Journal đưa tin rằng nếu đắc cử,
bà Kamala Harris có khả năng sẽ thay thế các thành viên quan trọng trong đội
ngũ hiện tại của ông Biden, bao gồm Ngoại trưởng Antony Blinken, Bộ trưởng Quốc
phòng Lloyd Austin và Cố vấn An ninh Quốc gia Jake Sullivan.
Đây
đều là những người đã nhiều lần làm việc với các lãnh đạo Việt Nam.
Tuy
nhiên, Giáo sư Carl Thayer cho rằng do vai trò chiến lược của Việt Nam đối với
Mỹ sẽ không thay đổi, khả năng cao là bà Harris sẽ tiếp nối đường lối ngoại
giao của ông Biden.
“Bà
Kamala Harris đã thăm Việt Nam trên cương vị phó tổng thống và các lãnh đạo Việt
Nam sẽ kỳ vọng một sự kế thừa trong quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam nếu bà Harris
được bầu làm tổng thống,” ông nói.
Ngay
trước chuyến công tác của ông Tô Lâm, chính quyền Việt Nam đã trả tự do cho hai
tù nhân chính trị nổi tiếng - điều mà nhiều
người đánh giá là cách Việt Nam tạo ấn tượng với Mỹ và phương Tây rằng mình có
tiến bộ về nhân quyền.
Trong
chuyến thăm đầu tiên tới Việt Nam vào năm 2021, bà Harris đã khiến nhiều nhà
quan sát ngạc nhiên khi nhấn mạnh tới việc bảo vệ nhân quyền, quyền của người
lao động và gặp gỡ các nhà hoạt động trong khu vực đấu tranh cho quyền của người
đồng tính, theo bài viết ngày 19/9/2024 trên The Diplomat.
Đánh
giá với BBC News Tiếng Việt về chuyến thăm vào năm
2021 của bà Harris, nhà nghiên cứu Nguyễn Thế Phương cho rằng:
"Nếu
như chuyến thăm của ông [Lloyd] Austin là về an ninh, thì vấn đề trọng tâm của
bà Harris là kinh tế, y tế và nhân quyền."
Trong
chuyến thăm cấp nhà nước tới Việt Nam vào tháng 9/2023, ông Joe Biden đã có bài
phát biểu, trong đó ông đề cập đến tầm quan trọng của nhân quyền.
Nêu
đánh giá với BBC, ông Thayer cho rằng chính quyền ông Biden có nêu tới những vấn
đề về nhân quyền ở Việt Nam, nhưng chủ yếu dừng lại ở mức "nói
suông", và điều này vẫn sẽ như vậy dù bà Kamala Harris hay ông Donald
Trump đắc cử.
"Thực
tế đáng buồn là tầm quan trọng kinh tế chiến lược của Việt Nam khiến Washington
khó có thể làm căng thẳng quan hệ với Hà Nội về [những khúc mắc trong] vấn đề
nhân quyền."
Trung
Quốc thấy sao về cuộc gặp?
Trước
chuyến công tác tới Mỹ của ông Tô Lâm, Trung Quốc được cho là đã có hành động
nhắc nhở khéo léo về lập trường ý thức hệ, về tương lai chung mà Việt Nam và
Trung Quốc đã cam kết cùng nhau chia sẻ khi đăng tải lại video cáo buộc Đại học
Fulbright Việt Nam có các hoạt động và biểu hiện “cách mạng màu”.
Dù
vậy, ông Thayer cho rằng "Trung Quốc có sự lạc quan rằng ông Tô Lâm sẽ
không khởi xướng bất kỳ mối quan hệ nào với Hoa Kỳ mà có thể gây tổn hại đến lợi
ích của Trung Quốc".
Ông
đánh giá mối quan hệ giữa hai đảng cộng sản là "vô cùng bền chặt".
"Đây
là một mối quan hệ không cân bằng. Đảng nhỏ hơn sẽ thấy khó chịu với những gì đảng
lớn làm. Đảng nhỏ muốn được tôn trọng quyền tự chủ," ông Thayer nói khi nhắc
tới những tranh chấp địa chính trị giữa Việt Nam và Trung Quốc.
"Đổi
lại, đảng nhỏ sẽ có những hành động làm để làm người mạnh hơn yên lòng. Và đó
là điều Việt Nam có thể làm."
Đánh
giá này từng được nêu ra khi ông Tô Lâm nhanh chóng có
chuyến thăm cấp nhà nước tới Trung Quốc chỉ hơn hai tuần sau khi nhậm chức tổng
bí thư - chuyến đi được cho là để trấn an Trung Quốc trước bất kể
tiến triển nào mà Việt Nam có thể có với Mỹ.
Tổng
Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trong cuộc gặp với Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc
Tập Cận Bình tại Đại lễ đường Nhân dân ở thủ đô Bắc Kinh vào ngày 19/8
Hôm
22/9, ông Tô Lâm đã có bài phát biểu tại sự kiện kỷ niệm một năm Việt - Mỹ nâng
cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện ở New York. Theo đó, ông Tô Lâm
đề nghị Việt - Mỹ đưa "hợp tác khoa học, công nghệ cao, đào tạo
nhân lực chất lượng cao thành đột phá chiến lược của quan hệ Đối tác
Chiến lược Toàn diện lên tầm cao mới, trong đó ưu tiên tìm kiếm đột phá trong
các lĩnh vực mới như bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, chuyển đổi xanh".
Về
vấn đề hợp tác quốc phòng và an ninh, ông Tô Lâm nói rằng Việt Nam và Mỹ cần:
Duy
trì nhịp độ phù hợp và triển khai hiệu quả các thỏa thuận đã có về hợp tác quốc
phòng - an ninh, trong đó tiếp tục coi khắc phục hậu quả chiến tranh là ưu tiên
cao, trong đó tập trung tẩy độc dioxin, rà phá bom mìn tại các điểm nóng, hỗ trợ
người khuyết tật, tìm kiếm, quy tập và định danh hài cốt liệt sĩ Việt Nam. Việt
Nam sẽ tiếp tục hợp tác đầy đủ với Mỹ trong việc tìm kiếm quân nhân Mỹ mất tích
trong chiến tranh."
Phát
biểu của ông Tô Lâm không nhắc tới việc nâng cấp quan hệ trong lĩnh vực này,
cũng như đề cập tới vấn đề mua bán vũ khí.
Đầu
tháng Chín, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd J. Austin đã có cuộc hội đàm với Bộ
trưởng Quốc phòng Việt Nam Phan Văn Giang tại Lầu Năm Góc, bang Virginia. Thông
cáo chính thức của hai nước nhân chuyến thăm của ông Phan Văn Giang đến Mỹ cũng
không đề cập đến vấn đề này.
Việc
tập trung vào hợp tác khoa học và công nghệ, theo ông Thayer, sẽ không khiến
Trung Quốc quá khó chịu.
"Miễn
là Việt Nam tôn trọng và cam kết, dù bằng lời nói hay trên văn bản, đối với tất
cả các sáng kiến mà ông Tập Cận Bình đã khởi xướng, chẳng hạn như dự án đường sắt
cao tốc kết nối với Sáng kiến Vành đai và Con đường, thì mối quan hệ [giữa Việt
Nam và Trung Quốc] sẽ tiếp tục phát triển thuận lợi."
Hồi
cuối tháng Tám, trong chuyến thăm cấp
nhà nước tới Trung Quốc của ông Tô Lâm, hai nước đã nhất trí tăng cường
hợp tác trong nhiều lĩnh vực, bao gồm việc mở rộng hợp tác kết nối giữa sáng kiến
Vành đai và Con đường với khuôn khổ Hai hành lang, một vành đai.
Theo
đánh giá của ông Thayer, Trung Quốc sẽ chỉ "phật ý" nếu Việt Nam gia
tăng quan hệ hợp tác an ninh quốc phòng với Mỹ.
Hoạt
động khác tại Mỹ
Trong
ngày 22/9 (giờ Mỹ), ông Tô Lâm dự buổi tọa đàm với chủ đề Tăng cường hợp tác Việt
Nam - Mỹ trong phát triển ngành công nghiệp bán dẫn và trí tuệ nhân tạo (AI).
Buổi
tọa đàm có sự tham gia của các lãnh đạo, chuyên gia các tập đoàn công nghệ, tổ
chức hàng đầu thế giới trong lĩnh vực bán dẫn và AI tại Mỹ như AMD, Google,
Marvell, Hiệp hội công nghiệp bán dẫn Mỹ (SIA), Hiệp hội bán dẫn toàn cầu
(SEMI)...
Tại
đây, ông Tô Lâm cho biết Việt Nam hoan nghênh các doanh nghiệp, các tổ chức Mỹ
đến Việt Nam để cùng phát triển các giải pháp sáng tạo, bền vững.
Ông
Thayer nhận xét rằng ông Tô Lâm đã "tạo được một lịch trình tuyệt vời".
Giáo
sư Zachary Abuza từ Đại học National War College (Mỹ) nói với South China
Morning Post (SCMP) rằng lãnh đạo Việt Nam rất muốn thu hút đầu tư, đặc biệt là
từ lĩnh vực công nghệ Mỹ.
"Việt
Nam có nhiều tham vọng trong lĩnh vực công nghệ, trí tuệ nhân tạo và sản xuất
chip silicon,” SCMP dẫn lời ông Abuza trong bài viết ngày 20/9.
Tuy
nhiên, ông Abuza cho rằng còn tồn tại những trở ngại mà ông Lâm cần giải quyết,
bao gồm nâng cao trình độ sử dụng công nghệ của lực lượng lao động, khắc phục
tình trạng thiếu điện, kiềm chế tham nhũng và thúc đẩy nhanh chóng quy trình xử
lý chính sách của chính phủ.
Tối
22/9 (giờ Mỹ), ông Tô Lâm đã có bài phát biểu tại tại Hội nghị Thượng đỉnh
Tương lai, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc khóa 79.
Tại
đây, ông Tô Lâm nói rằng thời điểm hiện tại là “cơ hội lịch sử để đưa thế giới
bước vào kỷ nguyên phát triển mới”. Theo ông, mục tiêu phát triển bền vững của
thế giới và lợi ích của con người phải được đặt ở vị trí trung tâm, là mục tiêu
cao nhất.
Vào
ngày 23/9 (buổi tối cùng ngày theo giờ Việt Nam), ông Tô Lâm sẽ có một buổi tọa
đàm tại Đại học Columbia.
Ông
có thể sẽ phải đối mặt với những câu hỏi khó – chẳng hạn về nhân quyền, về môi
trường, về tự do học thuật – trong các cuộc tiếp xúc này, đặc biệt là từ các
nhà lập pháp và giới trí thức.
Sau
chuyến công tác tại Mỹ, ông Tô Lâm sẽ có chuyến thăm cấp nhà nước tới Cuba.
Cũng có thông tin rằng ông sẽ thăm chính thức Pháp vào đầu tháng 10.
No comments:
Post a Comment