Thứ
Năm, 09/05/2024 - 11:53 — VietTuSaiGon
https://www.rfavietnam.com/node/8153
Thời
đại nào cũng có những kẻ ngáo, nhưng trong thời bình yên, con người điềm tĩnh
và bớt ngáo, thậm chí ít, hết ngáo so với thời tao loạn. Đừng hiểu rằng tao loạn
là chiến tranh, là đâm chém, bắn giết... Bởi đó chỉ là một phần của tao loạn,
thứ tao loạn trong tâm hồn mới đáng sợ, và khi nó biểu hiện ra bên ngoài, tức
là nó đã bớt đáng sợ, khi nó còn nung nén ở dạng ngáo, đó là lúc khó lường nhất.
Thời bây giờ, loại ngáo đá đầy đường, nhưng ngáo đảng cũng đầy đường.
Ngáo
đá ưa ngọt, ngáo đảng ưa đỏ. Ngáo đá phê ma túy, ngáo đảng phê lòi Mác Lê, Tư
tưởng Hồ Chí Minh.
Bạn
thử tưởng tượng một buổi sớm tinh mơ đẹp trời nào đó, bạn mang giày thể thao, vận
quần áo thể thao và chạy ra đường với tâm trạng đầy khoan khoái, khí trời dịu
mát mùa thu, bạn nghĩ rằng thi thoảng, trong cái ngục lớn cũng có chút ánh sáng
của tự do, bạn tin rằng tự do ở trong tâm hồn bạn, chẳng ai có thể mang nó đến
cho bạn... Thế rồi, đùng một cái, bạn nghe tiếng lửa chớp lẹt xẹt trên trụ điện,
bạn thấy một đứa ngáo đá trần truồng đứng hiên ngang trên đỉnh cột điện và tay
nó cầm một thanh cây vừa bẻ được, huơ huơ lên trời hô xung phong, tổng tấn
công... Hô, gào và mấy cái lá còn tươi trên nhành cây nó cầm rụng xuống dây điện,
tạo ra tiếng lẹt xẹt kia. Thật là kinh khủng, khó tả. Chuyện ấy, hình ảnh ấy ở
Việt Nam không hiếm, nơi nào cũng có.
Hoặc
giả nó vác dao, trèo rào, vượt tường sang nhà hàng xóm, sau đó tìm từng người để
truy sát, đã có một vụ án mạng như vậy ở miền Bắc Việt Nam, và vài vụ tương tự
như vậy ở miền Nam Việt Nam. Và người ta không hiểu được vì sao kẻ ngáo đá lại
truy sát những gia đình kia hoặc hô xung phong trên trụ điện.
Nhưng,
cũng chính những kẻ ngáo đá sau khi tỉnh táo, mới chia sẻ rằng hầu hết, khi
bình thường, cái gì ức chế nhất, cái gì làm cho con người trở nên ngột ngạt và
khó sống nhất, thì khi ngáo đá, khi phê ma túy vào, hắn sẽ làm được điều đó. Ví
dụ như việc leo trụ điện, chắc chắn đứa ngáo đá kia phải là một đứa rất nhút
nhát và bị bạn bè chế nhạo, coi thường vì tính nhát gan của nó, thậm chí, bị
gia đình cười chê, đánh giá không ra gì về tính quả cảm, về bản lĩnh... Chính
vì bị coi thường, nó đâm ra chán chường, cộng thêm tính hư hỏng vốn có, dẫn đến
ma túy. Và ma túy trở thành thứ có thể chia sẻ, đồng cảm, thậm chí cho nó thực
hiện được những điều mà với nó lúc tỉnh là không tưởng. Hô xung phoong trên cột
điện, mái nhà là một thứ ảo giác chứng minh lòng quả cảm của mình.
Trường
hợp thứ hai, ảo giác giết người. Chắc chắn đứa ngáo đá này phải có mối thù sâu
nặng nào đó với người bị hắn sát hại mà có khi chính hắn cũng không biết. Bởi
cái thù hận đến từ vô thức, ngày hôm nay hắn thấy người ta ăn mặc đẹp, được tới
lớp, nhưng hắn phải lủi thủi đi làm một thứ gì đó, hắn bị cha mẹ đánh đập, chửi
mắng, còn người ta lại ân cần với con cái, hắn chật vật kiếm sống, người ta ung
dung sống đời trí thức, nghệ sĩ... Chính mỗi ngày một chút những cái tổn thương
sâu xa trong tâm hồn, hắn mơ hồ tin rằng chính những kẻ kia đã lấy đi mất phần
sung sướng của hắn. Cho đến khi phê đá, động lực lớn nhất khiến hắn có thể tiêu
diệt “thế lực thù địch” kia xuất hiện, hắn vác dao đi theo tiếng gọi của thù hận
từ vô thức.
Nhưng
đó mới chỉ là phê ma túy đá, nếu phê đảng lại còn ghê gớm hơn. Đảng cũng là một
thứ ma túy. Bởi hiện tại, Đảng còn cao hơn cả tôn giáo, Mác chẳng từng nói tôn
giáo là ma túy đó sao. Đảng mang lại cho các đảng viên sự sung sướng tột độ, ăn
trên ngồi trốc, đe nẹt thiên hạ, cướp của thiên hạ một cách ung dung, chính thống,
mọi thứ vũ khí rút ra đều có thể triệt tiêu, hóa giải được nhưng khi rút tấm thẻ
đảng ra thì hết nước đỡ. Đảng là một loại siêu ma túy. Chính vì vậy mà khi phê
Đảng, người ta hoàn toàn thay đổi. Do thời thế, do điều kiện kinh tế, những kẻ
ngáo Đảng ngày càng nhiều, tần suất xuất hiện của họ có vẻ như không thể quản
lý được. Mà một khi đã ngáo thì yếu tố trung tính sẽ không còn.
Hành
tung và hoạt động của kẻ ngáo Đảng thường rất khó đoán, họ vẫn tỏ ra ung dung,
tự tại, làm ăn lương thiện và mỗi ngày nếu gặp những bất an, những bất công, bị
đối xử tệ, họ đều nạp một chút Đảng vào cơ thể để giữ thăng bằng.
Ví
dụ như kẻ ngáo Đảng chuyên chửi bới người khác, thậm chí đay nghiến một cách
không thương tiếc, gặp kẻ này, bạn phải hiểu rằng cuộc đời họ không suông sẻ, họ
bị đối xử bất công, bị dẫm đạp trong cơ quan vì trình độ không bằng ai, chấp nhận
bám dai như đĩa, họ có thể bị sai vặt bởi những kẻ có chữ nhiều hơn trong cơ
quan của họ, họ có thể bị những kẻ có chữ mắng nhiếc, vùi dập nhân phẩm và đối
xử với họ thậm tệ. Tất cả những yếu tố trên khiến họ ngấm ngầm nuôi lòng thù hận,
càng mặc cảm, họ càng nuốt hận, càng mặc cảm, họ càng tự yên ủi mình bằng cách
ngáo Đảng, cứ có Đảng vào thì đầu óc họ trở nên thoải mái, khoan khoái...
Cho
đến khi, đủ ngáo với Đảng, gặp hiện tượng, xem như cơn ngáo ấy phát triển,
thăng hoa, một dạng thức tâm lý mới hình thành với đầy đủ sự lãnh cảm, máu lạnh
và tàn ác của kẻ ngáo. Trường hợp facebooker Nguyễn Thị Kim Vân đề xuất “Cấm xuất
cảnh cả đời. Dừng việc học tại Việt Nam. Ốm đau khỏi vào các bệnh viện thuộc
lãnh thổ Việt Nam. Không xác nhận lý lịch để đi làm công nhân. Không cấp giấy
phép kinh doanh... Nói tóm lại, toàn dân tẩy chay nhẹ nhàng thằng oắt, không mắng
chửi, để cả đời cháu được nhàn hạ suy nghĩ. Loại người đã vô ơn quay lưng với
điều thiêng liêng nhất là Tổ Quốc thì cần cho sống không bằng chết chứ nó có cơ
hội lên được thì đảm bảo nhiều người khổ” với cậu học sinh Chu Ngọc Quang Vinh
là một ví dụ.
Cũng
giống như bao kẻ ngáo Đảng khác, một khi những ai đụng chạm đến ma túy của họ,
họ sẽ không từ bất kì thủ đoạn man rợ nào để hành hạ, thậm chí tiêu diệt. Bởi
trong sâu thẳm họ là mặc cảm, là tổn thương bởi bọn có chữ. Bây giờ, bọn có chữ
lại đụng chạm đến ma túy của họ, thì đương nhiên, trong cơ phê ngáo, phê lòi của
họ, họ sẽ có những hành vi nằm ngoài sức tưởng tượng của con người bình thường.
Và
cho đến lúc này, mức độ biểu hiện của chứng ngáo Đảng chỉ mới ở cấp độ có thể
khống chế được, tức cấp độ có thể mắng nhiếc, chửi bới, đấu tố và thậm chí giết
tróc bất kì ai đụng chạm đến Thức Ngáo (tức Đảng) của họ. Nhưng một khi những
cơn ngáo này không còn đủ phê, họ sẽ chuyển đối tượng nặng ký hơn, họ sẽ chuyển
qua các quan chức đảng viên tham nhũng. Và nếu vẫn tiếp tục bị cơn ngáo dẫn dắt,
họ không dừng lại được, thì rất có thể, họ sẽ chuyển qua các đối tượng mà họ cảm
thấy rằng “bọn này làm hỏng lý tưởng Đảng”, tức các quan chức đương chức. Và, mức
độ nguy hiểm và rủi ro do những kẻ ngáo Đảng gây ra thì không ai lường trước được.
Để rồi xem!
No comments:
Post a Comment