Nếu
Việt Nam thực sự muốn phát triển
Bình luận của TS. Đinh Hoàng Thắng
2024.09.04
https://www.rfa.org/vietnamese/news/comment/blog/does-vn-really-want-to-develop-09042024125924.html
Làm việc với
Ban Cán sự Đảng (BCSĐ) Bộ Ngoại giao, đặc biệt là phát biểu nhân kỷ niệm 79 năm
ngày Quốc khánh CHXHCN Việt Nam (2/9/1945 – 2/9/2024), Tổng Bí thư—Chủ tịch nước
Tô Lâm tuyên bố: “Việt Nam sẽ tiến vào một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của
dân tộc…” [1] Chỉ sau có mấy tháng, từ một Đại tướng An ninh, ông Tô Lâm vươn
lên vị trí lãnh đạo tối cao thật ngoạn mục. Và từ vị thế ấy, TBT—CTN nước vạch
ra một cột mốc “khởi điểm lịch sử mới”, với lời hứa sẽ hướng tới một tương lai
tốt đẹp hơn.
Người
đi đường ở Hà Nội vào ngày 30/8/2024 trước Quốc khánh 2/9. Nhac
NGUYEN / AFP
Giã
từ “ngoại giao tre pheo”…
Lời
nguyền trên đây không phải từ TBT—CTN Tô Lâm! Đấy là trực ngôn đầy bản lĩnh của
cựu chiến binh – nhà giáo – nhà nghiên cứu lịch sử Đinh Kim Phúc. Ông Phúc vốn
là một lính chiến, từng lăn lộn nhiều năm tại chiến trường K. đẫm máu trên biên
giới Tây Nam nửa thế kỷ trước đây. Trong phóng sự “Đại hội XIV: Khởi điểm lịch
sử mới sau 40 năm đổi mới” của Đài RFA [2], ông đã lên tiếng chia tay “Ngoại
giao cây tre” được báo đài tụng niệm bao năm nay. Đinh Kim Phúc khẳng định, đấy
là nền ngoại giao của Thái Lan, một nền ngoại giao cổ điển từ triều đại của Quốc
Vương Mongkut và tiếp tục kéo dài đến thời kỳ Đức Vua Chulalongkorn. Đứng trước
sức ép của hai siêu cường là đế quốc Anh và thực dân Pháp nên Thái Lan đã buộc
phải “uốn”. Lãnh đạo Thái từng nói với Thủ tướng Việt Nam, Thái Lan tự hào vì
đã tránh (chứ không cần “đánh” trong) các cuộc chiến tranh lớn mà vẫn giữ được
độc lập. Để đạt được điều ấy, hẳn nhiên Thái Lan đã phải “uốn theo chiều gió” để
đất nước được phát triển.
Tuyên
bố “Giã từ ngoại giao cây tre” của Đinh Kim Phúc vang dội cùng với “quả bom tấn”
– Bức Thư Ngỏ – của cụ Nguyễn Đình Bin, 80 tuổi đời, 62 tuổi Đảng, Ủy viên
Trung ương Đảng khóa VIII, nguyên: Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao, Chủ
nhiệm Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài, Phó Bí thư Đảng ủy Khối Đối ngoại
Trung ương (trực thuộc Ban Bí thư) [3]. Bức thư gần 5.500 chữ gửi đồng bào, đồng
chí của nhà ngoại giao xuất sắc vào tuổi U—90, khẳng định, tình hình Đảng và đất
nước vẫn đã và đang tiếp tục diễn biến ngày càng tồi tệ, tới mức thực sự nghiêm
trọng, chưa từng xẩy ra bao giờ. Ông Bin liệt kê: “Càng ra sức đốt lò, ra sức
chống tham nhũng, tiêu cực, thì tham nhũng, tiêu cực, cũng như các quốc nạn
khác, càng lây lan, càng phát triển, càng hoành hành trầm trọng. Càng nỗ lực
xây dựng và chỉnh đốn Đảng, Nhà nước trong sạch, vững mạnh, thì Đảng, Nhà nước
càng hư hỏng nghiêm trọng”.
Nguyễn
Đình Bin đưa ra lời kêu gọi Nhân ngày Quốc khánh 2/9: “Mọi điều kiện chủ quan
và khách quan, đối nội và đối ngoại, đã quá chín muồi, để Đảng Cộng sản Việt
Nam quyết định thực hiện cuộc cách mạng trọng đại và cấp bách về tư tưởng! Thời
cơ lịch sử – vận Nước cũng như vận Đảng – đang đến! Phải quyết nắm lấy! Không
được bỏ lỡ!” Ở một cấp khác, bà Hồ Thu Hồng – cựu Tổng biên tập báo Thể thao TP
HCM, trên Facebook của mình, hôm 4/8/2024, cũng viết như thế này: “Ngoại giao
cây tre là gì? Là điêu thuyền, là bạ gặp anh nào cũng ngả ngớn. Mọi vi von của
ngày xưa là của một dân tộc vừa yếu, vừa hèn, cạnh thằng đã khỏe lại còn ác,
nên phải dạy nhau khôn lỏi, khôn vặt…” Bà Hồng viết tiếp: “Còn thế giới ngày
nay, người ta đặt lòng tin (chữ khác của tiền bạc) vào những nơi yêu chuông hòa
bình (không máu đánh đấm) và biết lấy lợi ích dân tộc làm trọng… Hy vọng ông Tô
Lâm ‘không bị truyền nhiễm’ tình yêu nghệ thuật bình dân bằng trò lẩy Kiều,
không ví von tre pheo nứa lá, không ‘mần lục bát’ nôm na là cha mách qué (chơi
kiểu) ghép vần” [4].
Khi
làm việc với BCSĐ Bộ Ngoại giao, cũng như phát biểu nhân 79 năm ngày Quốc khánh
nước CHXHCN Việt Nam, TBT—CTN Tô Lâm nhấn mạnh: “Thế giới đang trong thời kỳ
thay đổi có tính thời đại… đất nước ta đang đứng trước khởi điểm lịch sử mới, kỷ
nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam” [5]. Sau Công an và Quốc
phòng, Ngoại giao là đơn vị cấp bộ thứ ba ông Tô Lâm đã chủ trì làm việc với
Ban Lãnh đạo và các chuyên viên. Kể ra cũng là sự lạ, đối với BCSĐ Bộ Ngoại
giao, đây lần đầu tiên có một tân TBT—CTN lại thân chinh đến tận trụ sở để chủ
trì buổi làm việc. Cố TBT Nguyễn Phú Trọng suốt gần ba nhiệm kỳ Đại hội Đảng,
và kể cả các nguyên TBT trước ông Trọng, cũng chưa từng có một vị lãnh đạo nào
trực tiếp đến làm việc với Ban Cán sự Đảng như thế này. Câu chuyện vô tiền
khoáng hậu ấy được công luận và giới phân tích nhìn nhận theo nhiều chiều kích
khác nhau. Nhưng tựu trung lại, rõ ràng Đại tướng Tô Lâm cảm nhận được tầm quan
trọng đặc biệt của sứ mệnh đối ngoại trước những thay đổi mang tính thời đại.
Mọi
người nói về “thay đổi,” về “điểm khởi đầu”... nhưng khi nào thì lời nói sẽ đi
đôi với hành động? Khi nào thì TBT—CTN và “thần dân” của mình mới cùng chung một
ý hướng, cùng nhau “tiến vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc?”
Trong các buổi lễ long trọng nói trên, Đại tướng Tô Lâm không còn nhắc đến “ngoại
giao cây tre” nữa. Phải chăng từ “Hồng Beo” đến cựu Chiến binh Đinh Kim Phúc, từ
cựu Phó Bí thư Đảng ủy Khối Đối ngoại Nguyễn Đình Bình đến các “thần dân”
khác... tất cả đều đau đáu với câu hỏi duy nhất: “Chẳng lẽ chúng ta vẫn tiếp tục
an phận, đi con đường ngược lại dòng chủ lưu của lịch sử loài người hiện đại, một
con đường rõ ràng đã đẩy Đất nước và Đảng lãnh đạo vào tình thế nguy hiểm, đáng
báo động như hiện nay hay sao?” Con đường trước mắt còn “gập ghềnh xa” bao lâu?
Theo Facebooker Dương Quốc Chính, trong chính trị có khái niệm về “thời kỳ
trăng mật.” Lãnh đạo quốc gia mới nhậm chức cần có thời gian trăng mật để thể
hiện năng lực của mình. Ông Chính nghĩ rằng nên kéo dài thời kỳ trăng mật này đến
hết nhiệm kỳ, cho nó chắc chắn. Nếu lãnh đạo chưa có kinh nghiệm, thì hãy để họ
thử việc lâu lâu một chút! [7]
000_368N7C8.jpg
Tổng
bí thư Tô Lâm tại họp báo ở Hà Nội hôm 3/8/2024. Hình: Nhac NGUYEN / AFP
“Từ
phát triển đến dân chủ”
Trong
“thời gian trăng mật” ấy, mong Giáo sư—Tiến sỹ Tô Lâm nên để các Trợ lý có báo
cáo tóm tắt về tiến trình dân chủ hóa, mà nhiều tác phẩm quý của nước ngoài đã
dịch ra Việt đang có trong Tủ sách SOS2 trên trang tapchidantri.org, nhất là cuốn
“From Development to Democracy: The Transformations of Modern Asia”, tạm dịch
“Từ phát triển đến dân chủ: Những biến đổi của châu Á hiện đại” [8] chắc sẽ tìm
thấy trên đó. Cuốn sách xem xét 12 quốc gia Á châu ven Thái Bình Dương, như Nhật
Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc, Việt Nam… mà họ gọi đó là “châu Á kiến tạo
– phát triển” (developmental Asia). Nửa số nước trong vùng này (Nhật Bản, Hàn
Quốc, Đài Loan, Indonesia, Thái Lan, Myanmar) đã bước lên con đường dân chủ hóa
lúc này hay lúc khác, với kết quả không đều. 3 nước đầu là các nền dân chủ mạnh
và giàu, Indonesia là nền dân chủ ấn tượng tuy chưa giàu, Thái Lan và Myanmar với
thành công nửa vời, có lúc bị đảo ngược.
Mô
thức dân chủ hóa rất phổ biến trên thế giới là dân chủ hóa từ THẾ YẾU, tức là,
chế độ độc tài yếu đi do mất lòng tin, kinh tế sa sút, tham nhũng tràn lan, đòi
hỏi dân chủ tăng lên… và dân chủ hóa dẫn chế độ đương nhiệm đến SỤP ĐỔ. Tuy
nhiên, theo cuốn sách này, mô thức dân chủ hóa của toàn bộ vùng này đều là dân
chủ hóa từ THẾ MẠNH. Nói cách khác, dân chủ hóa ở khu vực này đều là “đòn phủ đầu,
phòng ngừa chống lại sự sụp đổ của chế độ đương nhiệm” của ban lãnh đạo độc tài
trước áp lực dân chủ, vì họ tự tin rằng sau dân chủ hóa họ vẫn sẽ thắng các cuộc
bầu cử dân chủ và tiếp tục cầm quyền (tự tin chiến thắng) và rằng đất nước sẽ
tiếp tục ổn định (tự tin ổn định) và phát triển sau dân chủ hóa. Thực ra 4 nước
thành công đã phát triển nhanh hơn sau đó.
Nhưng
một nửa số nước trong vùng này (Trung Quốc, Singapore, Việt Nam, Cambodia,
Malaysia và Hồng Kông) đã lẩn tránh dân chủ hóa, trong đó ba trường hợp sau
cùng đã bỏ lỡ cơ hội dân chủ hóa từ thế mạnh, và chỉ có thể dân chủ hóa từ thế
yếu, với nguy cơ sụp đổ của chế độ trong tương lai. Còn Trung Quốc, Singapore,
Việt Nam vẫn còn là các ứng viên cho dân chủ hóa. Cuốn sách của Dan Slater và
Joseph Wong phân tích kỹ lưỡng, vì sao một số quốc gia đã tránh quá trình dân
chủ hóa? Nguyên nhân chủ yếu là do thiếu hai yếu tố: sự tự tin vào khả năng chiến
thắng và sự ổn định, cũng như do hiểu sai hoặc không nắm bắt đúng 4 loại tín hiệu
quan trọng: bầu cử, bất ổn (contentious), kinh tế và địa-chính trị, đặc biệt là
mức độ của các tín hiệu này. Ngược lại, những quốc gia thành công trong việc
dân chủ hóa đã hội đủ sự tự tin và nắm bắt chính xác 4 loại tín hiệu này. Điều
cơ bản nhất là, các tín hiệu này đã giúp xua tan hai ảo tưởng: (i) rằng đàn áp
là giải pháp toàn diện, hoặc (ii) rằng dân chủ hóa sẽ là thảm họa cho chế độ hiện
tại.
Loại
tín hiệu (xua tan ảo tưởng) thứ nhất, đó là các tín hiệu xấu đối với chế độ rằng,
đàn áp không có hiệu quả và điều này đã được vô vàn nghiên cứu xác nhận; và loại
(xua tan ảo tưởng) thứ hai là các tín hiệu làm yên lòng, vì chúng củng cố sự tự
tin chiến thắng và sự tự tin ổn định. Nói nôm na, dân chủ hóa sẽ không lấy mất
sổ hưu của quý vị, hay các quý vị vẫn có khả năng cao để tiếp tục cầm quyền. Điều
này xẩy ra với cả 4 trường hợp thành công trong khu vực, cũng như các thắng lợi
ở ngoài châu Á như Mông Cổ, Ba Lan, Hungary vào những thời kỳ khác nhau đã minh
chứng. Trường hợp Trung Quốc là do thiếu sự tự tin, thiếu hay hiểu sai các tín
hiệu này, hoặc vì lý do địa-chính trị [9]. Riêng Việt Nam thì dù đã có các tín
hiệu ấy nhưng có lẽ vẫn đang bị cắt nghĩa sai lệch.
Mọi
chế độ độc đoán đều có một “cửa sổ cơ hội” cho dân chủ hóa từ thế mạnh tại gần
đỉnh cao sức mạnh của nó, nếu ban lãnh đạo tự tin quyết định dân chủ hóa trong
“cửa sổ cơ hội” ấy, họ sẽ thành công: (i) cho bản thân, vì khả năng tiếp tục nắm
quyền cao và họ sẽ trở thành các anh hùng dân tộc được lưu danh muôn thủa, vì
có công kiến quốc và (ii) cho dân tộc, vì họ gia cố nền móng cho một Việt Nam
dân chủ – cộng hòa – tự do – hạnh phúc – giàu mạnh, như Hồ Chí Minh từng mong ước
và ĐCSVN luôn đề cao [10]. Nếu chần chừ hay bám lấy chế độ độc tài, họ sẽ bỏ lỡ
cơ hội, khả năng dân chủ hóa từ thế mạnh không còn nữa và chỉ có thể dân chủ
hóa từ thế yếu, hoàn toàn không tốt cho bản thân họ (vì sẽ bị thất bại thảm hại;
bị lịch sử nguyền rủa) và bất hạnh cho quốc gia – dân tộc. Việt Nam vẫn đang
trong “cửa sổ cơ hội” đó, nhưng không kéo dài mãi, chần chừ là mất cơ hội ngàn
năm có một!
Chúc
Tô Đại tướng có sự tự tin cần thiết để giành chiến thắng và giữ vững ổn định,
tương tự như Đại tướng Roh Tae-Woo của Hàn Quốc hay Quốc Dân Đảng của Đài Loan
vào thời điểm đó. Hiện tại của Việt Nam đang hội đủ tất cả các tín hiệu cần thiết
và những tín hiệu ấy đều đi theo chiều hướng khả quan. Hy vọng, Tô Đại tướng sẽ
không hiểu sai những tín hiệu ấy!
______________
Tham khảo:
[4] https://www.facebook.com/profile.php?id=100009299715740
[8] https://www.tandfonline.com/doi/full/10.1080/13510347.2023.2168262
[9]
Sđd… tr. 26 và nội dung chương 9
----------------------------------------------------------------
*
Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do
No comments:
Post a Comment