Mạng lưới visa bất hợp
pháp kiếm hàng triệu bảng Anh từ việc lừa đảo sinh viên
BBC News Tiếng Việt
2
tháng 9 2024, 14:50 +07
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cp8np58yxj0o
Một
mạng lưới toàn cầu đã lừa đảo nhiều sinh viên hàng chục ngàn bảng Anh cho những
hồ sơ xin thị thực (visa) vô giá trị mà họ hy vọng sẽ cho phép họ làm việc ở
Vương Quốc Anh.
Việc
chính phủ Anh mở rộng mạng lưới tuyển dụng cho ngành chăm sóc sức khỏe đã khiến
những kẻ môi giới có cơ hội trục lợi từ những sinh viên muốn tìm việc toàn thời
gian tại đất nước này
Một
cuộc điều tra của BBC đã phát hiện ra những trung gian, làm việc như các đại lý
môi giới, đã nhắm vào con mồi là những sinh viên quốc tế muốn tìm việc trong
ngành chăm sóc sức khỏe ở Anh.
Mỗi
sinh viên có thể phải trả tới 17.000 bảng Anh (hơn 555 triệu VND) cho chứng chỉ
bảo trợ mà đáng lẽ ra là miễn phí.
Sau
đó, khi nộp đơn xin visa lao động tay nghề, hồ sơ của họ bị Bộ Nội vụ Anh từ chối
do không hợp lệ.
Theo
các tài liệu BBC tiếp cận được, một người đàn ông tên Taimoor Raza đã bán 141 hồ
sơ visa - hầu hết là vô giá trị - và thu về tổng cộng 1,2 triệu bảng Anh (hơn
39 tỷ VND)
Người
này nói rằng mình không làm gì sai và đã trả lại tiền cho một số sinh viên.
Ông
Raza thuê văn phòng và nhân viên ở West Midlands (Anh) và đưa ra lời hứa hẹn với
hàng chục sinh viên về việc bảo trợ việc làm và một công việc ở viện dưỡng lão.
BBC
nhận được thông tin rằng ông Raza có bán cả những tài liệu hợp lệ và một số ít
sinh viên đã nhận được visa và công việc thật sự.
Tuy
nhiên, nhiều người khác đã mất toàn bộ số tiền tiết kiệm chỉ để nhận về những
giấy tờ vô giá trị.
‘Tôi
mắc kẹt ở đây’
BBC
đã nói chuyện với 17 người nam giới và phụ nữ, những người đã tốn hàng ngàn bảng
Anh khi cố xin visa lao động.
Ba
sinh viên, đều là nữ giới trong độ tuổi 20, đã trả tổng cộng 38.000 bảng (khoảng
1,2 tỷ VND) cho những kẻ môi giới khác nhau.
Họ
nói rằng khi còn ở Ấn Độ, họ được hứa hẹn về việc họ sẽ kiếm được nhiều tiền ở
Anh.
Nhưng
thay vào đó, họ đã mất trắng tất cả và quá sợ hãi nên không dám thông báo với
gia đình ở quê nhà.
"Tôi
bị mắc kẹt ở đây [ở Anh]," Nila * nói với BBC.
"Nếu
tôi quay về, tất cả số tiền tiết kiệm của gia đình sẽ mất trắng.”
BBC
phát hiện ông Taimoor Raza, một công dân Pakistan từng sống ở Wolverhampton và
làm việc ở Birmingham, đứng đầu một mạng lưới cung cấp hồ sơ visa.
Vào
năm 2022, ngành chăm sóc sức khỏe ở Anh, bao gồm các viện dưỡng lão và các cơ sở
cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe, thiếu hụt 165.000 nhân viên – con số kỷ lục
tính tới năm 2022.
Để
mở rộng mạng lưới tuyển dụng, chính phủ Anh cho phép các hồ sơ ứng tuyển quốc tế
, dẫn đến sự gia tăng đơn xin việc từ các nước như Ấn Độ, Nigeria và
Philippines.
Những
người nộp đơn phải có người tài trợ đủ điều kiện, chẳng hạn như một viện dưỡng
lão hoặc cơ quan cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe.
Những
người tìm việc không phải trả một đồng nào cho người bảo trợ hoặc visa.
Việc
mở rộng mạng lưới tuyển dụng đã khiến những trung gian môi giới có cơ hội lợi dụng
những sinh viên có mong muốn tìm việc toàn thời gian tại Anh.
Dù
những sinh viên mà BBC trò chuyện đều tìm mọi cách để được ở lại Anh một cách hợp
pháp, họ đang đối mặt với nguy cơ bị trục xuất về nước.
·
'Không phải ngày
nào bạn cũng gặp được một trẻ mồ côi người Việt như mình'23 tháng 8 năm
2024
·
‘Việt Nam, Việt
Nam’: Người phụ nữ liên tục hét khi được giải cứu21 tháng 8 năm 2024
·
Các cuộc biểu
tình ở Anh phơi bày sự giận dữ sâu sắc, nhưng vẫn chưa tới đỉnh điểm6
tháng 8 năm 2024
Nạn
nhân bị chặn số điện thoại
Nadia
*, 21 tuổi đến từ Ấn Độ và hiện đang sống ở Wolverhampton, đã tới Anh vào năm
2021 với visa du học cử nhân ngành khoa học máy tính.
Sau
một năm, cô quyết định tìm việc thay vì tiếp tục học và trả mức học phí 22.000
bảng Anh/năm (khoảng 718 triệu VND/năm).
Một
người bạn đã cho Nadia số điện thoại của một người môi giới.
Người
này nói rằng, với giá 10.000 bảng Anh (khoảng 326 triệu VND), ông ta có thể
cung cấp giấy tờ cần thiết để Nadia kiếm được một công việc chăm sóc sức khỏe.
Nadia
nói rằng người môi giới khiến cô cảm thấy an tâm và thậm chí còn nói với Nadia
rằng cô khiến ông ta nhớ về người thân.
“Ông
ấy bảo tôi là ‘Tôi sẽ không lấy giá đắt đâu, vì cô trông giống em gái của
tôi’,” Nadia kể lại.
Nadia
đưa trước 8.000 bảng Anh (khoảng 261 triệu VND) và đợi khoảng sáu tháng cho một
văn bản chứng nhận một công việc tại một viện dưỡng lão ở Walsall (Anh).
“Tôi
đã gọi thẳng đến viện dưỡng lão [ở Walsall] và hỏi về visa của mình, nhưng họ
nói rằng họ không cung cấp bất kỳ chứng chỉ bảo trợ nào vì họ đã có đủ nhân
viên”, Nadia kể lại.
Người
môi giới đã chặn số điện thoại của Nadia.
Nadia
được khuyên nên đến trình báo với cảnh sát, nhưng nói với BBC rằng cô quá sợ
hãi.
Nhiều
nạn nhân nữ có con nhỏ
Nila,
đang sống ở Birmingham, nói rằng gia đình cô tin rằng đầu tư vào một cuộc sống ở
Anh sẽ giúp cô học được nhiều kỹ năng và kiếm được nhiều tiền hơn là làm việc ở
Ấn Độ.
“Bố
chồng tôi từng phục vụ trong quân đội, ông đã đưa tôi tất cả tiền tiết kiệm của
mình,” cô nói.
Nila
đã tới một trung tâm đào tạo ở Wolverhampton để chuyển visa du học của mình
thành visa nhân viên chăm sóc sức khỏe.
Nila
kể rằng nhân viên của trung tâm rất lịch sự và đã cho cô xem email, thư từ và
các bản sao visa để chứng minh sự hợp pháp của họ.
Nila
và các sinh viên khác hoàn toàn tin rằng những người này sẽ giúp thay đổi cuộc
đời họ.
“Lần
đầu gặp họ như gặp Chúa vậy. Chúng tôi tin tưởng họ tới vậy đấy,” cô nói.
Nila
đã trả 15.000 bảng Anh (khoảng 490 triệu VND) cho các tài liệu mà hóa ra là vô
giá trị và đã bị Bộ Nội vụ Anh từ chối.
Trước
đó, cô đã tốn 15.000 bảng Anh (khoảng 490 triệu VND) tiền của gia đình cho việc
học.
Nila
nói rằng cuộc đời cô đã bị hủy hoại.
"Những
kẻ lừa đảo đó hiện vẫn đang nhởn nhơ. Chúng chẳng sợ gì cả,” cô nói.
86
sinh viên mất hàng ngàn bảng Anh
BBC
phát hiện ông Taimoor Raza, một công dân Pakistan từng sống ở Wolverhampton và
làm việc ở Birmingham, đứng đầu một mạng lưới cung cấp hồ sơ visa.
Ông
ta đã tiếp cận các công ty tuyển dụng ở vùng West Midlands và nói rằng mình có
thể sắp xếp cơ hội việc làm tại các viện dưỡng lão và lo thủ tục xin visa cho
khách hàng của họ.
BBC
đã được xem một tập hồ sơ chứa đầy các tài liệu bảo trợ mà ông Raza cung cấp
cho một công ty tuyển dụng với 141 người xin visa.
Mỗi
người phải trả từ 10.000 đến 20.000 bảng Anh (từ khoảng 326 triệu VND đến khoảng
653 triệu VND). Tổng lại, số tiền là 1.2 triệu bảng Anh (khoảng 39 tỷ VND).
BBC
xác nhận rằng ông Raza đã gửi những chứng chỉ bảo trợ này dưới dạng các tập PDF
qua ứng dụng nhắn tin Whatsapp.
Trong
số này, 86 sinh viên nhận về những giấy tờ vô giá trị mà sau đó đã bị Bộ Nội vụ
Anh từ chối.
55
sinh viên còn lại xin được visa.
Tuy
nhiên, những viện dưỡng lão mà các sinh viên này được hứa có thể tới làm việc lại
nói rằng không hề có hồ sơ nào cho những thỏa thuận công việc như vậy.
BBC
đã liên lạc với ông Raza, người đã trở về Pakistan từ tháng 12/2023, để đối chất
về những cáo buộc trên.
Ông
Raza nói rằng những cáo buộc của các sinh viên là "sai" và "một
chiều", cho biết thêm rằng ông đã liên hệ với luật sư.
Ông
Raza không phản hồi yêu cầu bình luận của BBC.
Ajay
Thind nói mình làm việc cho ông Raza và lo việc giấy tờ của sinh viên
Một
sinh viên tên Ajay Thind nói rằng đã được chiêu mộ về làm cho ông Raza sau khi
trả cho ông ta 16.000 bảng Anh (khoảng 522 triệu VND) để xin visa nhân viên
chăm sóc.
Thind
là một trong số sáu người được trả từ 500 – 700 bảng Anh/tuần (hơn 16 triệu –
hơn 22 triệu VND/tuần) cho công việc biên soạn giấy tờ và điền đơn đăng ký thay
cho những người nộp đơn.
Thind
nói rằng ông Raza đã thuê văn phòng và thậm chí còn chi trả tất cả chi phí cho
một chuyến du lịch của nhân viên tới Dubai (UAE).
Thind
bắt đầu nảy sinh nghi ngờ vào tháng 4/2023 khi thấy các hồ sơ bị Bộ Nội vụ từ
chối. Trong số những hồ sơ này có cả của bạn bè Thind, những người đã trả tổng
cộng 40.000 bảng Anh (khoảng 1,3 tỷ VND).
“Tôi
nói với Raza và ông ấy nói với tôi rằng, 'bộ não của anh không tốt để xử lý
căng thẳng, hãy để tôi xử lý những việc như vậy.'
"Tôi
không nghỉ việc vì tôi cần tiền," Thind nói.
"Tôi
mắc kẹt trong một tình huống rất tồi tệ."
Thind
nói rằng ông chủ của anh đang liên kết với rất nhiều đại lý môi giới, nên con số
thực tế có lẽ cao hơn nhiều 1,2 triệu bảng Anh (khoảng 39 tỷ VND).
Thind
nói rằng ông Raza chi trả mọi chi phí du lịch của sáu nhân viên tới Dubai (UAE)
Hầu
hết các nạn nhân chưa liên lạc với cảnh sát.
“Nhiều
người không tới gặp cảnh sát vì họ sợ Bộ Nội vụ và những hậu quả của việc trình
báo,” ông Luke Piper, trưởng bộ phận nhập cư của Trung tâm Quyền Lao động (Work
Rights Centre), nói.
Thay
vào đó, họ tìm kiếm sự giúp đỡ từ một ngôi đền đạo Sikh nằm ở West Midlands – Đền
Gurdwara Baba Sang Ji ở Smethwick (Anh).
Các
thành viên của ngôi đền đã nỗ lực đòi lại quyền lợi cho cac sinh viên từ các đại
lý môi giới, và đã
lấy
lại tiền thành công cho một vài người.
Các
trưởng lão của ngôi đền này thậm chí còn triệu tập được ông Raza đến một cuộc họp
vào tháng 11/2023. Tại đây, ông Raza được cho là đã đồng ý hoàn trả tiền cho
sinh viên và ngừng dịch vụ của mình.
Trung
tâm Tư vấn Sikh của Baba Sang Ji, được thành lập để giúp đỡ người dân trong thời
kỳ đại dịch Covid-19, đã lấy lại tiền thành công cho một bà mẹ trẻ,
Harmanpreet, bằng cách trực tiếp đối chất với nhân viên của một công ty môi giới.
Bà
Harmanpreet nói rằng bà đã có ý định tự tử sau khi bị lừa.
“Tôi
đã nghĩ tới việc tự tử. Tôi chỉ có thể làm lại cuộc đời nhờ con gái của mình và
Trung tâm Tư vấn Sikh," bà nói.
Ông
Monty Singh từ Trung tâm Tư vấn Sikh nói rằng đã có hàng trăm người liên lạc để
xin sự giúp đỡ.
Hàng
trăm nạn nhân tìm kiếm sự giúp đỡ từ Đền Gurdwara Baba Sang Ji ở Smethwick
(Anh)
Vào
năm 2022, ông Singh và đội của mình bắt đầu xử lý các trường hợp từ năm 2022 bằng
cách công khai những người liên quan trên mạng xã hội, hy vọng rằng việc chỉ mặt
điểm tên sẽ cảnh báo mọi người không tin tưởng vào những kẻ môi giới này nữa.
Sau
khi các bài viết được đăng tải, có thêm nhiều người liên lạc với Trung tâm Tư vấn
Sikh và danh sách tên của những người được cho là lừa đảo ngày một dài.
Ông
Singh nói rằng sau đó họ đã nhận ra cách thức hoạt động tương tự mô hình kim tự
tháp của của các trung tâm môi giới.
"Có
rất nhiều đội trưởng và đại lý nhỏ... và một số trong đó có thể được nhận tiền
hoa hồng," ông nói.
Theo
ông Singh, một số đại lý môi giới nhỏ là các thợ cắt tóc và tài xế xe buýt, những
người thấy một cơ hội kiếm tiền.
Ông
Raza đã gửi hình ảnh này cho ông Singh, cho thấy số tiền ông hứa sẽ trả lại cho
các sinh viên
Ông
Singh nói rằng ông Raza đã trả lại 258.000 bảng Anh (khoảng 8,4 tỷ VND) nhưng
Trung tâm Tư vấn Sikh đã chuyển vụ việc tới Cơ quan Phòng chống tội phạm Vương
Quốc Anh (NCA).
Một
số người môi giới đã trả lại tiền do nỗi xấu hổ to lớn mà các khoản thu này
mang lại cho gia đình họ.
"Danh
dự gia đình có ý nghĩa rất lớn đối với một cá nhân.
“Chúng
tôi xác định, điều tra, xem xét tất cả bằng chứng khả thi," ông Singh nói.
"Sau
đó, chúng tôi nói chuyện với gia đình [của các kẻ môi giới] và về nỗi xấu hổ mà
chuyện này mang lại cho họ, [sau đó] họ chỉ muốn bù đắp cho các nạn nhân và gột
rửa danh dự."
Lượng
đơn xin visa tăng mạnh
Lượng
đơn xin visa lao động Anh từ các sinh viên quốc tế đã tăng gấp sáu lần - hơn
26.000 đơn tính từ tháng 6/2022 đến tháng 6/2023.
Một
năm trước đó, con số này chỉ là 3.966 đơn.
Vào
tháng 7/2023, Bộ Nội vụ Anh đã sửa đổi quy định nhằm ngăn chặn việc sinh viên
quốc tế xin visa lao động trước khi hoàn thành việc học.
Nhưng
Trung tâm Tư vấn Sikh cho biết chỉ có những hành động cứng rắn của lực lượng cảnh
sát và quan chức nhập cư mới có thể ngăn chặn được hoạt động buôn bán visa bất
hợp pháp.
Bà
Jas Kaur, người làm việc cùng ông Singh, nói rằng chính phủ Anh phải liên kết với
các nhà lãnh đạo tôn giáo.
"Nếu
bạn không nói chuyện với những người đã trực tiếp nắm thông tin về vụ việc, bạn
sẽ không biết điều gì đang thực sự diễn ra," bà nói.
Ông
Monty Singh cho biết đã chuyển vụ việc tới Cơ quan Phòng chống tội phạm Vương
Quốc Anh (NCA)
Một
người phát ngôn của Bộ Nội vụ cho biết có “một hệ thống nghiêm ngặt để xác định
và ngăn chặn các đơn xin visa gian lận, và bất kỳ cá nhân nào đang là mục tiêu
của những kẻ lừa đảo cần biết rằng nếu chứng chỉ bảo trợ của họ không hợp lệ, họ
sẽ không xin được visa”.
"Chúng
tôi sẽ tiếp tục thực hiện các hành động cứng rắn đối với những công ty và kẻ
môi giới vô lương tâm đang tìm cách lạm dụng, bóc lột hoặc lừa đảo người lao động
nước ngoài," Bộ Nội vụ Anh cho biết.
Ông
Piper, từ Trung tâm Quyền Lao động, cho rằng chính phủ Anh cần hỗ trợ các nạn
nhân và “tạo ra một khung pháp lý an toàn [khiến người báo cáo] không sợ sẽ bị
Bộ Nội vụ xử lý chỉ vì họ đã báo cáo người người tuyển dụng mình cho cơ quan
này”.
Giấc
mơ Anh
Không
có số liệu chính thức về số người đã mất tiền chi trả cho các công ty môi giới
chỉ để nhận về những giấy tờ visa vô giá trị.
“Rõ
ràng là việc này đang xảy ra trên quy mô khá lớn, chúng tôi nhận được thông tin
từ người dân trên khắp cả nước,” ông Piper nói.
Trở
lại Smethwick, Trung tâm Tư vấn Sikh hy vọng có thể mở rộng hoạt động sang những
gurdwara (những ngôi đền đạo Sikh) khác và cũng đã bắt đầu giáo dục người dân Ấn
Độ về những rủi ro mà họ phải đối mặt khi rời khỏi đất nước của mình để học tập
hoặc làm việc ở nước ngoài.
"Quy
trình giáo dục mọi người bao gồm cả việc cho họ biết sự thật khắc nghiệt rằng
câu chuyện thành công của số ít sẽ không xảy ra với tất cả mọi người,” ông
Singh nói.
“Nó
cũng bao gồm cả việc xóa bỏ niềm tin rằng cách duy nhất để họ có cuộc sống tốt
hơn là theo đuổi giấc mơ Mỹ hay giấc mơ Anh.”
Một
số tên nhân vật đã được thay đổi
No comments:
Post a Comment