Lý
do nào khiến hơn 122.000 thí sinh từ chối nhập học đại học dù trúng tuyển?
RFA
2024.08.30
Học
phí cao, việc làm không được đảm bảo sau khi ra trường và thiếu chính sách hỗ
trợ sinh viên là những nguyên do được cho là khiến hơn 122.000 tân sinh viên
không nhập học dù trúng tuyển.
Ảnh
minh hoạ (AFP)
Trúng
tuyển nhưng không nhập học?
Theo thống kê của Bộ Giáo dục - Đào tạo (GD-ĐT), số thí
sinh trúng tuyển đại học đợt 1 năm 2024 là hơn 670.000 em. Tuy nhiên, số thí
sinh xác nhận nhập học chỉ có hơn 550.000 em, chiếm 81,87% tổng số thí sinh
trúng tuyển đợt 1. Và có đến hơn 122.000 thí quyết định không nhập học dù trúng
tuyển, chiếm 18,13%.
Lý
giải về tình trạng này, một giảng viên đang giảng dạy tại một trường đại học
công lập top đầu ở Hà Nội, yêu cầu được giấu danh tính, cho rằng có ba
nguyên do chính. Giảng viên này nói:
Thứ nhất là vì không ít thí
sinh đăng ký nhiều nguyện vọng cho nhiều trường đại học khác nhau, và khi các
em trúng tuyển nhiều trường thì cũng chỉ có thể chọn một trường, những nguyện vọng
còn lại phải bỏ. Tuy nhiên, số thí sinh bỏ nhập học trong đợt 1 trúng tuyển
được đánh giá là rất thấp vì đa số thí sinh đều đăng ký nguyện vọng 1 là
trường mà mình mong muốn được học nhất.
Nguyên
nhân thứ hai,
là sinh viên hiện nay ngày càng trở nên “thực dụng” hơn, họ chọn việc tự học kỹ
năng, để kiếm việc làm, hơn là học đại học bốn năm dài vừa mất thời
gian, vừa tốn tiền. Hơn nữa:
Thông
tin xã hội bây giờ cũng cởi mở hơn và hiện đại hơn, thì có nhiều nghề mới xuất
hiện mà các trường hệ thống giáo dục của Việt Nam không đào tạo kịp cho nên người
ta sẽ tự đào tạo. Vì vậy, hệ thống trường đại học công lập bây giờ kiểm sinh đủ
là cũng khá chất vật đấy.”
Nguyên
nhân thứ 3, cũng
được cho là phổ biến nhất, đó là học phí cao.
Giảng
viên ẩn danh cho biết các trường đại học công lập thường có mức học phí thấp nhất,
dao động từ 10 đến 15 triệu đồng/năm học. Tuy nhiên:
“
trường có khi có chính sách mở những cái chương trình đào tạo gì đó thì là học
phí có thể tăng lên đến bốn, năm lần. Vì vậy sẽ có nhiều sinh viên,
nhất là sinh viên từ các tỉnh thì họ sẽ không có đủ tiền để đóng học.”
Theo
VnExpress, mức học phí bậc đại học năm 2024 - 2025, chênh lệch lớn
giữa các trường, thấp nhất từ hơn 10 triệu và cao nhất là 250 triệu/năm. Học
phí phổ biến là từ 20-30 triệu đồng/năm. Tính ra, học phí mỗi tháng từ
1,7 đến 2,5 triệu đồng.
Trong
khi đó, theo báo cáo kết quả khảo sát mức sống dân cư Việt Nam
năm 2023 của Tổng cục Thống kê, thu nhập bình quân đầu người/tháng ở 10 tỉnh
thành cao nhất Việt Nam là từ 5,33 đến 8,29 triệu đồng/tháng.
Chỉ
riêng tiền học phí đã chiếm tới 1/3 thu nhập của một người lao động. Ngoài ra,
sinh viên ở tỉnh còn phải chịu thêm phí nhà trọ, tiền ăn uống, đi lại, sinh hoạt…
Theo N., một sinh viên ở tỉnh đang theo học tại trường Đại học Công Nghệ thành
phố Hồ Chí Minh (TPHCM) nói với RFA, tất cả chi phí sinh hoạt hằng ngày của N.,
nếu chỉ tiêu xài ở mức cơ bản cũng tốn từ 3,7 đến 4 triệu đồng/tháng:
“Tiền
trọ một tháng hai triệu là mẹ cho em. Còn tiền ăn là em tự lo. Em đi làm thêm một
tháng cũng được tầm 1,7 triệu là lấy ra ăn với đi lại.”
Như
vậy, nếu cộng cả học phí và sinh hoạt phí của sinh viên đại học, là vượt
quá khả năng của một người lao động bình thường ở Việt Nam.
Thiếu
chính sách hỗ trợ sinh viên
Chính
sách cho sinh viên vay vốn cũng còn nhiều hạn chế cũng là một trong những
nguyên nhân được nêu ra. Theo quy định hiện nay của Ngân hàng Chính sách xã hội,
sinh viên chỉ được vay vốn nếu thuộc một trong những hoàn sảnh sau: Sinh viên mồ
côi cả cha lẫn mẹ hoặc chỉ mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại không có khả
năng lao động; Sinh viên thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo hoặc hộ có mức sống trung
bình theo chuẩn quy định của pháp luật.
Ngoài
ra, số tiền được hỗ trợ cho vay cao nhất cũng chỉ có bốn triệu đồng/tháng,
thấp hơn nhiều so với nhu cầu thực tế.
Theo
sinh viên N., học phí cao và việc làm không đảm bảo sau khi ra trường chính là
nguyên do khiến nhiều bạn bè của N. đã chọn con đường đi xuất khẩu lao động hoặc
du học theo diện vừa học vừa làm:
“Em
thấy bạn em không nhập học cũng nhiều. Thường là tụi nó sẽ đi học tiếng để đi
làm bên Hàn, hoặc đứa có điều kiện hơn thì học tiếng Đức để đi Đức vừa học vừa
làm điều dưỡng ở bên đó.”
Mùa
tuyển sinh năm 2023, một số trường THPT ở Hà Tĩnh đã chủ động giới thiệu, kết nối học sinh với các doanh nghiệp nước
ngoài. Theo thông tin từ Tỉnh đoàn Hà Tĩnh, các trường THPT trên địa
bàn tỉnh này đã tiến hành phân luồng, khuyến khích các học sinh có năng lực
trung bình yếu đi du học nghề hoặc xuất khẩu lao động.
Tuy
vậy, giảng viên giấu tên cho rằng, đi xuất khẩu lao động để có thu nhập là một
lựa chọn không có gì sai trái. Nhưng nếu ngày càng nhiều người trẻ sang nước
ngoài làm việc theo đúng nghĩa “bán sức lao động” mà không trau dồi kiến thức,
kỹ năng thì nó là một sự lãng phí tài nguyên trẻ của đất nước.
Thứ
trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Nguyễn Bá Hoan hôm cuối tháng 7/2024
cho biết tổng số lao động Việt Nam đi làm việc theo hợp đồng ở nước ngoài trong
bảy tháng đầu năm 2024 là 89.874 lao động.
Ông
Hoan cũng cho biết vấn đề hết sức nhạy cảm đó là cuối năm 2023 có hơn 46.000
lao động đang cư trú bất hợp pháp ở nước ngoài và hơn 3.000 lao động sang Hàn
Quốc không chịu về nước theo thời hạn hợp đồng.
Mới
đây, nhật báo của Nhật -Asahi Shimbun có một phóng sự nêu rằng, hiện có khoảng
570.000 người Việt sinh sống, làm việc tại Nhật Bản. Trong đó, 35% là các thực
tập sinh. Việt Nam đang đứng đầu nhóm 15 nước đưa thực tập sinh, người lao động
tới đất nước này. Tuy nhiên có không ít lao động Việt tại Nhật đã bị bắt về các
tội trộm cướp hoặc ăn cắp tại các cửa hàng.
Năm
ngoái, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật tại Việt Nam cho biết ba, bốn năm gần
đây, Việt Nam dẫn đầu trong số tội phạm nước ngoài và số thực tập sinh kỹ năng
nước ngoài bỏ
trốn
tại Nhật.
------------------------
Tin,
bài liên quan
Thời
Sự
“Gió
đổi chiều”: chọn xuất khẩu lao động thay vì lên đại học
Có
nên giữ kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10?
Hiệu
trưởng đại học công lập: bầu hay chỉ định đều vướng!
Học
sinh có cần vào đại học bằng mọi giá?
Có
nên bắt buộc sinh viên học quân sự?
No comments:
Post a Comment