Nguyễn Huy Cường
| Báo Tiếng Dân
18/09/2024
https://baotiengdan.com/2024/09/18/dau-tich-cho-ngay-mai/
Once
I went to Ganh Da Dian in Phu Yen, I sat silently for a long time to look at
and think very deeply about the traces of eternity according to a question:
"What made a very ... order here?"
After
this time, for several decades, I have been asking myself questions about that
very mysterious and magnificent gray rock area.
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2024/09/22-1536x1024.jpg
Gành
Đá đĩa ở Phú Yên. Ảnh: Tác giả Nguyễn Huy Cường
Hôm
gặp một đại tá (là dân kỹ thuật), bạn lâu năm ở Phú Yên, ngồi café, tôi hỏi
chuyện này, ông không trả lời mà tâm sự:
Đơn
vị tôi choảng nhau ở Cánh đồng Chum bên Lào hơn năm chục năm trước, tôi đặc biệt
lưu tâm về hình ảnh Cánh đồng Chum. Hơn năm chục năm nay, hễ có cơ hội là tôi
tìm hiểu, kể cả khi gặp các nhà khoa học bên Tây, nhưng chưa có một giả định
nào có lý, nhất là cái cách kiến giải một cách… thời sự, trực cảm của các nhà…
văn ta.
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2024/09/33.jpeg
Cánh
đồng Chum ở Xiêng Khoảng, Lào. Ảnh trên mạng
Rồi
đêm ấy, tôi và vị cựu đại tá công binh này nói với nhau rất nhiều về những vấn
đề liên quan đến những vết ĐỨT GÃY (câu chuyện về Cánh Đồng Chum tôi sẽ viết
sau).
Gành
Đá Đĩa có thể đã nằm trên vùng đứt gãy của lịch sử.
Ba
giờ sáng 17/9 có tin nhắn của ông, mở ra xem thì thấy hai tấm ảnh và dòng chữ
ngắn gọn “Huy Cường xem nhé”. Tôi định ngủ tiếp nhưng rồi trỗi dậy vì hai tấm
hình kia. Từ hai tấm hình kia, nghĩ liên miên về ý kiến của vị đại tá.
Ông
kể rằng, trong chiến trường, đôi khi phải đào đắp đất đá, tạo ra con đường.
Trong thời bình ông làm giám đốc một công ty gần với chuyên môn, nổ mìn phá đá
làm công nghiệp, ông căn vào kiến thức cao học của ông bên Tây về những VẾT ĐỨT
GÃY để định vị cho trái mìn nổ có lợi nhất cho công việc và năng suất thường rất
cao nếu phán đoán đúng vị trí nứt gãy.
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2024/09/11.jpg
Sụt
lún ở xã An Lạc, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái. Ảnh: Trần Đại Lâm
Tôi
gọi máy cho ông dù biết rằng giờ này hơi phiền, nhưng ông bốc máy ngay, ông rất
tỉnh táo và vui vui thì thấy tôi vẫn thức và trăn trở cùng ông về những vết đứt
gãy. Ông nói, hiện nay “ta” đang tạo ra một tiềm tàng đứt gãy trong việc quy hoạch,
xây dựng dân sinh.
Ông
nói: “Khoa học ngày nay có thể tạo hình ảnh giả lập về các mức nước biển
dâng, các tiềm năng đứt gãy địa vật lý, nếu làm tốt việc này, có thể hạn chế được
nhiều thiệt hại!”
Nhưng
ai làm? Cả hai anh em tôi im lặng, im lặng rất lâu, sau câu hỏi này. Ai làm? Ai
làm hả đại tá Hồ
Thắng, Ngô S. Đồng Toản, Nguyễn
Ngọc Chu, Dạ Ngân?
Rồi
bỗng dưng bà vợ ông đại tá nói xen vào (Thì ra vị nữ tiến sĩ một ngành xã hội học
vẫn thức cùng chồng). Bà chào tôi và giọng nói ấm áp của bà phá tan sự im lặng
của anh em tôi.
Bà
nói: “Chào Huy Cường. Chị thấy thế này em ạ, có lẽ đã có VẾT ĐỨT GÃY trong
giáo dục, trong tổ chức chính quyền em ạ!” Tôi ớ người ra vì câu chuyện
chuyển hướng bất ngờ. Đụng vào vấn đề nhạy cảm, tôi kiệm lời, kẻo phiền phức,
tôi không nói gì mà lắng nghe chị nói. Câu chuyện của chị kéo tôi về vụ sóng thần
ở Phuket, Thái Lan năm 2004; chị và con gái có mặt ở bãi biển đẹp nhất khu vực
đó.
Cuộc
sóng thần ở Ấn Độ Dương năm ấy thảm khốc lắm, chết nhiều người lắm trừ đoàn của
chị và khá đông người có mặt trên khúc bờ biển đẹp khi sóng thần ập vào. Nhưng
nền giáo dục nước Nhật Bản đã cứu vài ngàn người ở đó, trong đó có mẹ con chị.
Tôi ngạc nhiên, hỏi lại, sao lại dính đến nền giáo dục… Nhật Bản trong chuyện xảy
ra ở Thái Lan?
Chị
kể: Có hai em bé, một Hà Lan, một Nhật Bản, đang vui chơi với nhau trên bãi biển
thì nhận thấy ngoài khơi không mưa gió mà bụi nước mù trời, rất nhiều chim,
hàng triệu con bay dạt vào bờ, kêu la inh ỏi. Trong tầm mắt cháu, cháu còn thấy
những chiếc thuyền nhỏ nhảy van trên biển rồi lại yên yên, rồi lại tung lên.
Cháu
gái người Nhật đã được giáo dục tốt, đã nhận ra hiểm nguy sóng thần, cháu nhảy
dựng lên và la lớn “Sóng thần… sóng thần… chạy đi…”
Khi
mọi người chạy vội vào bờ, nhảy lên bậc thềm thứ ba của dãy nhà dịch vụ, thì những
đợt sóng đầu tiên ập đến. Khi nó rút đi để tạo đợt thứ hai thì mọi người lại chạy
tiếp lên chỗ cao hơn. Hàng ngàn người sống sót trong buổi ấy vì… kiến thức và
phản ứng của đứa trẻ có giáo dục người Nhật.
Trở
lại câu hỏi “ai làm?” của anh em tôi thì nhà chuyên môn về xã hội học thở dài,
nói như chính bà đang nói với bà: “Đã có những vết đứt gãy không nhỏ trong việc
giáo dục, trong kiến tạo cơ cấu chính quyền”.
Ngay
con em chị, học vấn đại học trở lên, hiện làm “to” khá nhiều, nhưng có lần chị
điểm danh chúng nhân ngày mừng thọ anh, có tới bảy tám phần mười không làm đúng
chuyên môn của chúng.
Ba
phần còn lại được đặt đúng chỗ thì kiến thức yếu, bằng vở kém chất lượng, không
đủ để nhận thấy đàn chim đang náo loạn phía biển khơi bão tố kia. Họ được học
những gì đó khá xa lạ với nhiệm vụ, chức năng của họ.
“Vết
đứt gãy này lớn lắm em ạ”. Tôi khẽ vâng và cùng anh chị… im lặng tiếp!
HÌNH
:
https://www.facebook.com/photo/?fbid=122126165540370257&set=pcb.122126167340370257
https://www.facebook.com/photo?fbid=122126165594370257&set=pcb.122126167340370257
https://www.facebook.com/pho
to?fbid=122126165726370257&set=pcb.122126167340370257
https://www.facebook.com/photo?fbid=122126165822370257&set=pcb.122126167340370257
https://www.facebook.com/photo/?fbid=122126165924370257&set=pcb.122126167340370257
https://www.facebook.com/photo.php?fbid=546161464580231&set=p.546161464580231&type=3
https://www.facebook.com/photo.php?fbid=546161657913545&set=p.546161657913545&type=3
https://www.facebook.com/photo.php?fbid=546161744580203&set=p.546161744580203&type=3
https://www.facebook.com/photo.php?fbid=546161874580190&set=p.546161874580190&type=3
https://www.facebook.com/photo.php?fbid=546162034580174&set=p.546162034580174&type=3
https://www.facebook.com/photo.php?fbid=546162084580169&set=p.546162084580169&type=3
https://www.facebook.com/photo.php?fbid=546162151246829&set=p.546162151246829&type=3
---------------
1
comment
Nền
giáo dục hồng hơn chuyên , sai lạc đường , phải bỏ và phải học chuyên
hơn hồng , mới mong có được .
----------------------------
NGUỒN
:
.
No comments:
Post a Comment