Côn trùng: món ăn
kinh dị hay sơn hào hải vị?
Kelly Ng, Singapore
BBC
News
8
tháng 9 2024
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c4ge7ve1184o
“Cứ
nghĩ đó là chả dế, giống như chả cá vậy,” vị đầu bếp nói khi ông mời người đàn
ông đang đứng xếp hàng thử món mì nước (laksa) cay, nóng hổi – một loại mì nấu
với nước cốt dừa – đầy ắp "chất đạm bổ dưỡng".
Dế
đang được nhiều đầu bếp thử nghiệm trong chiến dịch thúc đẩy việc ăn côn trùng.
Ngay
bên cạnh là một đĩa dế xào ớt, phiên bản côn trùng của một món ăn yêu thích của
người Singapore – cua biển ngập trong sốt ớt ngọt, đậm đà.
Nhìn
bề ngoài, bữa tiệc đứng này chẳng khác gì những bữa tiệc khác, ngoại trừ thành
phần chính trong mọi món ăn: dế.
Trong
hàng chờ lấy thức ăn có một người phụ nữ thận trọng múc miến Hàn Quốc xào giòn
phía trên rắc thịt dế băm nhỏ vào đĩa của mình, và một người đàn ông không ngừng
chất vấn vị đầu bếp trẻ.
Quảng
cáo
Bạn
có thể cho rằng những thực khách này háo hức với bữa tiệc. Dù gì thì họ cũng nằm
trong số hơn 600 nhà khoa học, doanh nhân và những nhà hoạt động môi trường từ
khắp nơi trên thế giới đổ về Singapore trong sứ mệnh biến côn trùng trở thành
món ăn ngon miệng. Tên của hội nghị nói lên tất cả – Côn Trùng Nuôi Sống Thế Giới.
Thế
nhưng, nhiều người lại bị thu hút bởi bàn tiệc đứng kế bên, nơi không có món
côn trùng. Một số người có thể tranh luận rằng do ở đó có những món ăn quen thuộc:
cá chẽm đánh bắt tự nhiên ngâm với sả và chanh, bít tết thăn bò nướng với mứt
hành tây, cà ri rau củ với nước cốt dừa.
Theo
Liên Hợp Quốc, khoảng hai tỷ người, tức là khoảng một phần tư dân số thế giới,
đã ăn côn trùng trong chế độ ăn hàng ngày.
Nhiều
người khác cũng nên gia nhập cùng họ, theo lời những người ủng hộ côn trùng
ngày càng đông đảo, những người cho rằng côn trùng là một lựa chọn tốt cho sức
khỏe và thân thiện với môi trường. Nhưng liệu viễn cảnh cứu Trái Đất có đủ để
khiến mọi người thử những loại côn trùng mà họ sợ hãi nhất không?
Món
côn trùng
“Chúng
tôi phải chú ý làm sao để các món côn trùng trở nên ngon hơn,” đầu bếp Joseph
Yoon sống ở New York chia sẻ. Ông đã thiết kế thực đơn toàn dế cho hội nghị,
cùng với đầu bếp Nicholas Low người Singapore. Sự kiện này chỉ được phép sử dụng
dế.
“Nói
rằng côn trùng bền vững, giàu chất dinh dưỡng, có thể giải quyết vấn đề an ninh
lương thực v.v., là không đủ để khiến chúng trở nên dễ ăn, chứ chưa nói đến hấp
dẫn," ông nói thêm.
Các
nghiên cứu đã phát hiện rằng chỉ cần sáu con dế là đáp ứng được nhu cầu protein
hằng ngày của một người. Và việc nuôi chúng cần ít nước và đất hơn so với chăn
nuôi gia súc.
Một
số quốc gia đã có những động thái khuyến khích chế độ ăn từ côn trùng, nếu
không muốn nói là thúc đẩy mạnh mẽ. Gần đây, Singapore đã phê duyệt 16 loại côn
trùng, bao gồm dế, tằm, châu chấu và ong mật, làm thực phẩm.
Singapore
nằm trong số ít quốc gia, bao gồm Liên minh châu Âu, Úc, New Zealand, Hàn Quốc
và Thái Lan, đang xây dựng cơ chế để quản lý ngành công nghiệp côn trùng ăn được
còn non trẻ này. Các ước tính về quy mô ngành dao động từ 400 triệu USD đến 1,4
tỷ USD.
Nicholas
Low (thứ ba từ phải) và Joseph Yoon (thứ tư từ phải) đã dẫn đầu đội ngũ chuẩn bị
tiệc đứng với các món làm từ dế cho những người tham gia hội nghị Côn Trùng
Nuôi Sống Thế Giới.
Các
đầu bếp như Nicholas Low đã phải tìm cách “phân nhỏ” côn trùng để chế biến, vì
mọi người không phải lúc nào cũng sẵn sàng thử “nguyên con”.
Tại
hội nghị, ông Low đã tái sáng tạo món mì nước laksa phổ biến khi thay chả cá
thông thường bằng những miếng chả làm từ dế băm nhuyễn. Ông kể rằng để khử mùi
đất của côn trùng cũng tốn nhiều công sức. Những món ăn có "hương vị mạnh",
như mì laksa, là lý tưởng vì sự hấp dẫn của công thức gốc khiến mọi người không
còn để tâm tới những con côn trùng bị nghiền nát.
Ông
Low chia sẻ rằng ông không thể biến tấu nhiều thứ với dế. Thông thường, chúng
được chiên giòn để tạo cảm giác giòn tan, hoặc nghiền thành bột mịn, khác với
thịt, loại thực phẩm có thể chế biến đa dạng từ hầm đến nướng.
Ông
không thể hình dung việc ngày nào cũng nấu món dế: “Có lẽ tôi chỉ nấu nó như một
món đặc biệt trong một thực đơn nhiều món hơn."
No comments:
Post a Comment