Ai
là tác giả bài hát ‘Thuở Làm Thơ Yêu Em’
Thủy Như – Saigon Nhỏ
6
tháng 9, 2024
https://saigonnhonews.com/van-hoa-van-nghe/ai-la-tac-gia-bai-hat-thuo-lam-tho-yeu-em/
Năm
1986 tôi bước chân vào trường Cao Đẳng Sư Phạm Biên Hoà sau khi rời miền Trung
khắc nghiệt về cả thời tiết và chế độ cai trị của chính quyền địa phương.
Thực
ra tôi phải ở nhà một năm làm ruộng rẫy với ba tôi giữa đồng không mông quạnh ở
Mỹ Xuân, một xã nhỏ nằm trên quốc lộ 51. Vì vùng kinh tế mới này thiếu
giáo viên nên tôi được nhận đi học mà không bị dò xét lý lịch gì cả. Tôi vui mừng
vì sau một năm sống trong căn nhà với cây đèn lờ mờ mỗi đêm và nỗi cô đơn không
bạn bè, tôi được về thành phố để học hành.
Biên
hoà lúc bấy giờ cũng còn hoang sơ lắm. Trường Cao Đẳng Sư Phạm nằm ở xa trung
tâm thành phố và ở gần một nghĩa địa Công giáo. Thay vì đi vào trường
phía ngõ sân Ba ti, đám sinh viên Long Thành và Bà Rịa chúng tôi thường đi băng
qua chợ Tân Hiệp nơi có bày bán những con chó được quay da giòn nhe răng trắng
hếu rồi xuyên qua nghĩa địa để vào trường.
Trường
nằm trên đồi cao với hai dãy nhà phía trước gồm một dãy phòng học và một dãy là
văn phòng. Đằng sau các phòng học là hai dãy nhà của các thầy cô, rồi đến ký
túc xá của sinh viên cũng có hai dãy nhà dài. Phòng ở của tôi có sáu giường hai
tầng và 18 đứa con gái ở chung với nhau hơn hai năm học ở đó. Sáu đứa nằm
giường trên thì mỗi đứa được một giường, còn tầng dưới thì mỗi giường hai đứa.
Chật chội nhưng 18 đứa con gái tụi tôi rất vui vẻ hoà thuận với nhau. Cuối tuần
đều có đứa về thăm nhà và mỗi thứ hai khi lên trường thì lại đem một món gì để
đãi cả phòng. Chẳng có gì cao sang nhưng tụi tôi rất vui với những món ăn đơn
sơ như khoai lang, khoai mì, bắp, ổi, chôm chôm, bưởi….
Đêm
đầu tiên ở ký túc xá, tôi không tin vào tai mình. Trong hành lang của ký túc xá
vang lên những bài hát của Trịnh Công Sơn, Ngô Thuỵ Miên, Vũ Thành An, Văn Phụng,
ABBA, Modern Talking… Toàn là những bài tôi thích. Những bài hát sáng tác
trước năm 75 chỉ dám nghe lén lút khi tôi còn ở Tam Kỳ, vậy mà tôi nghe những
bài đó hát vang trong ký túc xá ở trường Cao đẳng.
Hồi
đó chẳng có TV để coi. Lâu lâu mới có một buổi ca nhạc ở Biên Hoà mà tụi tôi đứa
nào cũng nghèo nên chẳng đi coi được. Mỗi tối sau giờ tự học lúc 9 giờ là
các giọng ca nổi lên. Thôi thì đơn ca, song ca, tốp ca với đàn ghi ta
nghe thoả thuê. Nhiều sinh viên từ vùng công giáo Hố Nai, Gia Kiệm, Dầu
Giây, Thống Nhất… ở trong các ca đoàn nên biết hát giọng bè hoà lại rất hay. Một
vài đêm khuya lại có người độc tấu guitar những bài nhạc cổ điển nghe sướng
tai.
Sau
một vài tuần, Nhung, một cô đẹp nghiêng thành của phòng tôi mang lên một cây
guitar. Thế là bốn, năm đứa trong phòng tôi cũng trổ tài ca sĩ. Nhung đàn
hát trông như các người đẹp trong những cuốn truyện tôi đọc. Chúng tôi biết những
giai điệu nhưng không thuộc lời. Thế là một nhỏ mượn một cuốn bài hát
chép tay về. Chúng tôi chụm đầu vào hát. Cuối tuần nào Nhung về thăm nhà, chúng
tôi mượn cây đàn của nó tập. Thêm mấy nhỏ trong phòng biết đàn mấy tháng sau
đó. Thế là chúng tôi cũng có những màn trình diễn mỗi tối.
Nhờ
những đêm nghe nhạc miễn phí như vậy mà tôi thuộc thêm nhiều bài hát rất hay
sáng tác trước năm 75. Thỉnh thoảng mấy nhỏ trong phòng có bạn bè từ các trường
ở Sài gòn đến thăm. Tôi là dân “mồ côi” vì bạn bè thân thiết đa số ở ngoài
Trung nên chẳng có ai đến viếng. Mấy nhỏ động lòng thương xót rủ tôi đi chơi với
tụi nó. Nói đi chơi cho sang chứ chỉ ra đầu hành lang rồi ngồi đàn hát. Tôi vốn
nhút nhát nhưng ngồi với tụi nó một hồi cũng lẩm nhẩm hát theo rồi hát to lúc
nào cũng không hay. Bài ruột của tôi là Giáng Ngọc. Tụi nó khen hay nên mỗi lần
ngồi xuống là tụi nó yêu cầu tôi hát bài đó. Rồi một đêm trong hành lang ký túc
xá vang lên một bài hát mới. Tôi gọi đó là bài mới vì tôi và mấy nhỏ ưa hát
trong phòng chưa hề nghe bài hát đó bao giờ. Một nhỏ trong phòng thích quá lân
la làm quen người hát và chép lại bài hát. Tôi vốn lười viết lách nên cứ mượn
cuốn vở chép lời hát của nó hát theo. Hát xong thuộc lòng luôn và bài hát đó trở
thành bài hát “tủ”của tôi.
Tôi
không nhớ tựa đề bài đó là gì và ai sáng tác. Nhưng cứ theo lời của bài
hát thì tựa đề phải là “Thuở làm thơ yêu em.” Đó không phải là bài hát do nhạc
sĩ Cung Tiến phổ thơ của bài thơ cùng tên của nhà thơ Trần Dạ Từ. Ca từ và giai
điệu của bài hát đều rất hay. Nghe giống như một lời của một chàng trai mới
yêu lần đầu. Mở đầu là một lời tâm sự nhẹ nhàng. Đoạn cuối có những nốt
cao nghe rất tha thiết. Tôi ngâm nga bài này mỗi tối với cây đàn ghi ta sau khi
ra trường. Nhưng khi sang Mỹ, bắt đầu đi làm, đi học rồi lấy chồng, nuôi con và
quên bẵng đi bài hát. Gần đây gặp lại bạn bè mới nhớ lại bài hát xưa. Có một
câu (có gạch bên dưới) tôi không chắc là có đúng lời nguyên gốc hay không vì
nghe không xuôi tai. Gõ Google tìm chẳng thấy bài hát này đâu cả.
Thế
là hát mộc rồi gởi
cho mấy đứa cháu ký âm. Nhờ cậu con trai đàn lại nghe cho đúng và đăng
lên đây. Bài hát hay quá nên muốn viết lại để cho mọi người cùng nghe và tặng
cho các bạn cao đẳng ngày xưa của tôi. Ai biết tác giả của bài hát này
thì xin gởi cho tôi biết với nhé.
VIDEO
:
Ai là Tác giả
bài hát "Thuở làm thơ yêu em"?
https://www.youtube.com/watch?v=PdVrbIJpaEk
Nhạc
và lời: Khuyết Danh
Thuở
làm thơ yêu em, anh đem trăng mây vào hồn
Và
thuở làm thơ yêu em, anh say trọn màu hương nắng
Và
thuở làm thơ yêu em, anh nghe sông dài thương nhớ
Anh
nghe tuổi đời dập dồn, nghe trên tuổi đời bồn chồn
Nghe
tim gọi niềm yêu thương.
Thuở
làm thơ yêu em, như có em trong từng ngày dài
Như
có em trong vạn nụ cười, lời yêu thương chỉ biết ngậm đầu môi.
Rồi
hỏi từng ngày nắng. Rồi hỏi từng ngày mưa
Hỏi
từ lần thu đi, từ ngày hạ về, em có còn gì ghi trong nỗi nhớ.
Thơ
yêu em nên thơ yêu ánh trăng
Thơ
say em nên thơ man mác hương
Thơ
nhớ em thơ chắt chiu lá vàng
Ôi
thuở làm thơ yêu em.
https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2024/09/THUY-NHU-Bai-hat-thuo-lam-tho-yeu-em.jpg
Nhạc
bản "Thuở làm thơ yêu em"
No comments:
Post a Comment