Việt Nam: Cạnh
tranh nội bộ khiến lãnh đạo lơ là trước các thách thức của đất nước?
BBC News Tiếng việt
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cr5n4djqvl4o
Tổng Bí
thư Nguyễn Phú Trọng qua đời để lại khoảng trống quyền lực. Hiện Chủ tịch nước
Tô Lâm kiêm nhiệm hai vị trí nhưng đây được cho là phương án tạm thời và giới
quan sát dự kiến từ đây tới Đại hội Đảng 14, cuộc đua vào vị trí tổng bí thư sẽ
ngày càng khốc liệt.
Giáo sư
Jonathan London, nhà nghiên cứu, giảng viên đại học người Mỹ chuyên về giáo dục
và chính trị đương đại Việt Nam, bình luận với BBC News Tiếng Việt ngày 8/8:
"Trong
quá khứ gần thì Việt Nam có trường hợp ông Nguyễn Phú Trọng từng kiêm nhiệm chức
chủ tịch nước và tổng bí thư trong hơn hai năm sau khi Chủ tịch nước Trần Đại
Quang qua đời. Sắp tới Việt Nam sẽ có Đại hội Đảng thì sẽ quay lại thể chế cũ,
tức tứ trụ riêng biệt.
"Ông
Tô Lâm đã nắm cả hai vị trí nhưng tôi nghĩ chính trị của Việt Nam nên được hiểu
thông qua một quá trình chứ không phải một hiện tượng, một cá nhân. Điều quan
trọng là chờ đợi xem ông Tô Lâm sẽ làm được những gì cũng như ông ấy và Thủ tướng
Phạm Minh Chính - hai lãnh đạo quan trọng nhất trên chính trường Việt Nam hiện
tại - sẽ kết hợp với nhau như thế nào để giải quyết những thách thức mà Việt
Nam đang đối mặt."
Nhất
thể hóa là gì?
Một số nhà
quan sát cho rằng, việc
ông Tô Lâm kiêm nhiệm hai chức vụ được cho là phần nào giúp Việt
Nam dần ổn định hơn về mặt chính trị.
Vào ngày
3/8, Reuters dẫn nhận định của Tiến sĩ Nguyễn Khắc Giang rằng
đây là dấu hiệu cho thấy sự tạm ngưng của các đấu đá nội bộ trong Đảng.
"Dù
ông Tô Lâm đã cam kết thúc đẩy chiến dịch chống tham nhũng, chiến dịch này có
thể bị đình trệ bởi ông ấy có thể ưu tiên sự ổn định của hệ thống Đảng trước kỳ
đại hội năm 2026.”
Theo bài
viết ngày 3/8 trên Financial Times, Việt Nam đang trong thời điểm
quan trọng khi đang trở thành thế lực sản xuất và hưởng lợi từ chính sách của
các doanh nghiệp về đa dạng hóa nguồn cung, tránh phụ thuộc vào Trung Quốc.
Những biến
động chính trị đã phần nào gây lo ngại cho giới đầu tư, nhất là khi các quan chức
cấp cao, có cả thành viên Bộ Chính trị và Tứ Trụ, mất chức mà không có lý do cụ
thể được nêu.
Giáo sư
Zachary Abuza từ Đại học National War College (Mỹ) nói với BBC rằng việc ông Tô
Lâm giữ chức tổng bí thư có lợi cho môi trường đầu tư của Việt Nam:
“Quãng thời
gian trước các đại hội đảng thường sẽ yên tĩnh. Sẽ có ít quyết định và chính
sách được ban hành. Đảng Cộng sản tập trung nhiều hơn vào việc chuẩn bị cho đại
hội. Vậy nên thời gian tới sẽ là về nội bộ nhiều hơn."
No comments:
Post a Comment