Tứ trụ hay Tam trụ:
Dấu hiệu ‘Nhất thể hóa’ quyền lực
*Chuyện Vỉa Hè
*Đặng
Đình Mạnh
August
15, 2024
Lúc
này, ông Tô Lâm đang kiêm nhiệm hai chức vụ hàng đầu trong hệ thống chính trị,
gồm Tổng Bí thư, chức vụ cao nhất trong Đảng Cộng Sản Việt Nam và Chủ Tịch nước,
chức vụ cao nhất trong hệ thống chính quyền. Đối với chính thể Cộng Sản, khái
niệm thường được dùng trong trường hợp này là Nhất thể hóa.
Trước
ông Tô Lâm, ông Nguyễn Phú Trọng cũng từng thực hiện Nhất thể hóa như vậy khi
kiêm nhiệm thêm chức vụ Chủ Tịch nước khi người đương nhiệm là ông Trần Đại
Quang qua đời vào Tháng Chín 2018. Trước ông Nguyễn Phú Trọng, chỉ có 2 lãnh đạo
khác đã từng kiêm nhiệm là ông Hồ Chí Minh và Trường Chinh.
Tân
tổng bí thư CSVN Tô Lâm (thứ hai, từ trái) nắm tay Chủ tịch Quốc Hội Trần Thanh
Mẫn (trái), Thủ tướng Phạm Minh Chính (thứ hai, từ phải) và Thường trực Ban bí
thư Lương Cường biểu lộ “nhất trí”. (Hình: VNExpress)
Năm
2018, khi ông Nguyễn Phú Trọng thực hiện Nhất thể hóa, thì công chúng đã từng
cho rằng giải pháp này đã chính thức được xác lập cố định tại Việt Nam theo
gương Cộng sản đàn anh là Trung Cộng. Vì lẽ, họ áp dụng giải pháp Nhất thể hóa
lãnh đạo từ rất lâu, ít nhất từ hơn 2 thập kỷ qua, vào năm 2003 dưới thời ông
Giang Trạch Dân, sau đó, duy trì qua thời ông Hồ Cẩm Đào và đến hiện nay là thời
ông Tập Cận Bình.
Tại
Việt Nam, nhất thể hóa cũng rất nhiều lần được đặt ra, ít nhất cũng vì lợi ích
giảm thiểu chi phí cho hệ thống chính trị. Vì lẽ, hiện nay, cứ chính quyền có
cơ quan nào, hoặc chức vụ gì thì trong tổ chức Đảng Cộng sản lại có cơ quan và
chức vụ tương ứng, điều đó làm tăng gánh nặng cho ngân sách quốc gia khi phải
chi phí một lúc cho 2 cơ quan song trùng nhiệm vụ. Chưa kể, bên cạnh nhân sự
còn phải tính đến việc phát sinh thêm trụ sở.
Tuy
vậy, giải pháp Nhất thể hóa chỉ được ông Nguyễn Phú Trọng cho áp dụng trong gần
trong 2 năm rưỡi (từ tháng 10/2018 đến tháng 4/2021), thì lại ngừng và cho bầu
người khác làm Chủ Tịch nước mới là ông Nguyễn Xuân Phúc.
Ông
Nguyễn Phú Trọng qua đời vào hạ tuần Tháng Bảy 2024. Khi ấy, ông Tô Lâm đang giữ
chức vụ Chủ Tịch nước thì được Ban Chấp hành Trung ương Đảng “suy tôn” làm Tổng
Bí Thư vào ngày 03 Tháng Tám 2024. Khi tin tức chưa được công bố, công chúng đã
không khỏi thắc mắc liệu giải pháp “Nhất thể hóa” có được tái áp dụng lại hay
không?
Cô
Lê Nguyễn Hương Trà, ký giả thạo tin nhất tại Việt Nam, người đã từng đưa tin rất
chính xác về các sự thay đổi nhân sự cấp cao hoặc các sự kiện mật trong Đảng và
chính quyền trước đó. Trên trang mạng xã hội cá nhân của mình, cô ấy đã đưa tin
như sau: “Tra cứu thần số học hôm nay: Số 2 lên thay số 1, số 5 lên số 2”, được
ngụ ý rằng “Số 2 lên thay số 1”, tức ông Tô Lâm, Chủ Tịch nước lên Tổng Bí thư
thay ông Nguyễn Phú Trọng (qua đời) và “số 5 lên số 2” tức ông Lương Cường, Thường
trực Ban Bí thư lên Chủ Tịch nước thay ông Tô Lâm. Cho thấy, có vẻ như guồng
máy cai trị sẽ không có sự thay đổi cơ cấu tứ trụ quyền lực như trước, gồm các
chức vụ Tổng Bí thư, Chủ Tịch nước, Chủ tịch Quốc hội và Thủ tướng vẫn sẽ do 4
đảng viên cao cấp Đảng Cộng sản nắm giữ.
Thế
nhưng, chỉ một ngày sau, cô Hương Trà lại điều chỉnh tin tức trong một bài đăng
tải khác: “Nhất thể hóa 2+1, Việt Nam sẽ chỉ còn Bộ Tam thay vì Bộ Tứ !?”. Y
như rằng, trong cùng ngày, hệ thống truyền thông trong nước đã tái xác nhận tin
tức của cô Hương Trà rằng giải pháp Nhất thể hóa đã được tái sử dụng, ông Tô
Lâm kiêm nhiệm 2 chức vụ Tổng Bí thư và Chủ Tịch nước.
Tuy
vậy, đến nay, vẫn có người nghi ngờ và cho rằng giải pháp Nhất thể hóa chỉ mang
tính chất tạm thời ngắn hạn mà thôi, để rồi sau đó Đảng Cộng sản sẽ trở lại với
giải pháp tứ trụ.
Họ
quên mất thông điệp về giải pháp Nhất thể hóa đã từng được mạnh mẽ khẳng định
qua hình ảnh chụp buổi ra mắt tân Tổng Bí thư Tô Lâm vào ngày 03/08/2024 trước
báo giới.
Thật
vậy, trong một bức ảnh được loan tải rộng rãi trên hệ thống truyền thông trong
nước, thì 3 người đang nắm giữ 4 vị trí quyền lực chính trị cao nhất là Tổng Bí
thư, Chủ Tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng, gồm các ông: Tô Lâm, Trần
Thanh Mẫn và Phạm Minh Chính đều mặc âu phục màu đậm thắt cravat cùng một màu hồng.
Sự tương đồng về màu sắc cravat rõ rệt đến mức chúng không chỉ cùng màu sắc, mà
còn cùng một loại cravat. Người thứ tư còn lại trong ảnh là ông Lương Cường,
Thường trực Ban Bí thư thắt cravat màu xám.
Đó
là thông điệp khẳng định cơ cấu quyền lực mới trong hệ chính trị là Nhất thể
hóa với tam trụ, học tập theo bài học của đàn anh Trung Cộng, chứ không còn tứ
trụ theo truyền thống bấy lâu nay nữa.
Nếu
biết rằng, hầu hết những hình ảnh về thứ tự xếp hàng (vào lăng ông Hồ Chí Minh,
ra mắt lãnh đạo…), trang phục hoặc màu sắc được sắp xếp để “diễn” trong nội
dung các hình ảnh chụp các đảng viên nắm giữ các chức vụ cao cấp luôn luôn mang
tính biểu tượng, thông điệp. Chúng không hề mang tính ngẫu nhiên bao giờ.
Chỉ
tiếc rằng sự Nhất thể hóa chỉ mới áp dụng trong phạm vi 2 chức vụ lãnh đạo cao
nhất mà thôi. Chưa được áp dụng rộng rãi đến các địa phương, vì lẽ, khi ấy, sẽ
giúp tác động nhiều vào việc giảm thiểu chi tiêu cho hệ thống đảng đang tồn tại
song trùng với hệ thống chính quyền.
Đồng
thời, với việc quyết định Nhất thể hóa với tam trụ như hiện nay đã phản ánh về
tương quan quyền lực chính trị giữa các thế lực trong Đảng. Điều đó, đã làm thất
vọng không ít người mong chờ một sự đột phá mới từ giới quân đội như một thế lực
có thể đối trọng, kìm chế sự khuynh loát hiện nay của thế lực đến từ Bộ Công
an.
Bộ
trưởng Công an Tô Lâm tuyên thệ nhận chức Chủ tịch nước CSVN ngày 22 Tháng Năm
2024. (Hình: Nhạc Nguyễn/AFP/Getty Images)
Thế
nhưng, đánh giá qua 2 nhân vật đang nắm giữ thẩm quyền cao nhất trong giới quân
đội, gồm Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và đại tướng Lương
Cường, Thường trực Ban Bí thư. Trong đó, ông tướng Giang sức khỏe yếu kém (thận
mãn tính), ông tướng Cường chỉ mới nhận ghế Thường trực Ban Bí thư thay thế bà
Trương Thị Mai trong vài tháng qua, chưa tạo được vây cánh cần thiết, tính tình
an phận… Cả hai đều chưa sẵn sàng cho một vai trò mang tính chất tích cực hơn
như đại diện cho một thế lực tranh đoạt trong tổ chức Đảng.
Cho
nên, lúc này, khi lực lượng công an vẫn là thế lực duy nhất khuynh loát toàn bộ
hệ thống quyền lực, thì giải pháp Nhất thể hóa vẫn luôn là sự lựa chọn ưu tiên
khó thay thế.
DC,
ngày 12/08/2024
Đặng Đình Mạnh
No comments:
Post a Comment