Hội
nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (BCHTW ĐCSTQ) là cuộc họp
định kỳ nhằm quyết định về các vấn đề quan trọng nhất đối với sự phát triển của
Trung Quốc. Mỗi khoá BCHTW kéo dài 5 năm. Trong thời gian này có bảy Hội nghị
được tổ chức: hai phiên họp được tổ chức ngay trước và sau đại hội tiếp theo,
còn lại là thường niên.
Mỗi
kỳ họp có một chương trình nghị sự riêng. Các kỳ họp thứ 1, thứ 2 và thứ 7 xem
xét vấn đề nhân sự. Hội nghị thứ 3 thông qua đường hướng phát triển kinh tế xã
hội. Kỳ thứ 4 và thứ 6 thảo luận các vấn đề quản lý và tư tưởng lý luận, kỳ thứ
5 để thông qua kế hoạch 5 năm tới.
Tất
nhiên các vấn đề khác tại mỗi kỳ họp cũng có thể được xem xét.
Hội
nghị lần thứ 3 BCHTW ĐCSTQ (BCHTW3) khóa 20 khai mạc tại Bắc Kinh từ ngày
15-18/7/2024 kết thúc bằng việc ban hành Nghị quyết. Như vẫn luôn như thế: Dài,
nhiều khẩu hiệu và rối rắm về nội hàm. Thử tìm câu trả lời cho mấy câu hỏi giữa
các câu chữ đằng sau sự kiện và văn bản dài dòng này.
1. Các
chính sách cải cách kinh tế sẽ có thay đổi?
Hội
nghị đáng lẽ tổ chức vào tháng 11/2023 nhưng chỉ vào thời điểm đó ông Tập mới tổ
chức chuẩn bị văn kiện cho hội nghị. Hội nghị đã bị trì hoãn một cách bất ngờ,
bí ẩn và không có lời giải thích trong suốt hơn sáu tháng
.
Có
lẽ lý do là kinh tế Trung Quốc sang nhiệm kỳ này của ông Tập dường như không
đáp ứng kỳ vọng: Tăng trưởng GDP giảm xuống 4,7% so với cùng kỳ trong quý II từ
mức 5,3% trong quý I và tệ hơn dự đoán chủ yếu do khủng hoảng trên thị trường bất
động sản, sự sụt giảm chi tiêu của người tiêu dùng và hoạt động tài chính tiền
tệ không được kiểm soát hợp lý.
Các
lão thành không hài lòng; giới doanh nghiệp nội chần chừ; nhà đầu tư nước ngoài
có xu thế rút ra.
Dự
rằng sách lược giải quyết các vấn đề phát triển kinh tế của ĐCSTQ chưa sẵn sàng
hoặc đang cần điều chỉnh đã gây lúng túng trong chuẩn bị chương trình nghị sự bởi
chương trình cải cách kinh tế trong bối cảnh mới còn chưa rõ nét.
Hội
nghị TW3 của ĐCSTQ diễn ra trong bối cảnh rõ ràng là không thuận lợi cho ông Tập
và bị trì hoãn chắc là vì thế.
Thêm
vào đó trong Văn kiện Hội nghị hoàn toàn vắng mặt khái niệm “Hệ thống tài chính
đặc sắc Trung Quốc” dù nó đã được ông Tập liên tục đưa vào phát ngôn chính trị
đầu năm 2024 và gắn liền với tất cả các bài phát biểu sau đó của ông về hệ thống
tài chính? Nghị quyết BCHTW3 cũng nói rất nhiều về hệ thống tài chính, nhưng
không hề đề cập đến các chi tiết của “Hệ thống tài chính đặc sắc Trung Quốc” vốn
đặt trọng tâm vào phân phối lại lợi ích xã hội một cách “công bằng hơn theo
truyền thống” giữa giới tư bản và người dân cũng như sự gia tăng vai trò của
nhà nước trong nền kinh tế… càng minh chứng sự bế tắc trong chính sách là rõ.
2. Nghị
quyết nhấn mạnh các cam kết mang tính khẩu hiệu:
a.
Tích cực thúc đẩy vai trò của thị trường;
b.
Duy trì cơ chế thị trường công bằng và năng động hơn; và
c.
Phân bổ nguồn lực xã hội hiệu quả và hiệu suất nhất có thể.
Để
làm điều ấy ĐCS Trung Quốc sẽ thực hiện 3 chương trình chính:
a.
Xóa bỏ các rào cản kinh doanh;
b.
Quản lý nhà nước hiệu quả; và
c.
Tăng cường giám sát trật tự đảm bảo ổn định xã hội.
Các
chương trình này mang tính hô hào, không thấy tính cải cách nên không có gì mới,
dù nhấn mạnh sẽ áp dụng cho việc thực hiện cải cách toàn diện hệ thống tài
chính ngân hàng và thuế, loại bỏ rủi ro trong lĩnh vực bất động sản và giải quyết
vấn đề nghĩa vụ nợ của chính quyền địa phương.
Nghe
thế có thể dự báo rằng mọi việc sẽ vẫn được thực hiện theo thứ tự ngược lại: sẽ
bắt đầu và tập trung ở c. rồi may ra đến b. và cuối cùng mới là a.. Chắc chắn rằng
các vấn đề kinh tế sẽ tiếp tục bị gạt sang một bên khi nói đến các vấn đề tư tưởng
hay an ninh quốc gia - cốt lõi của quá trình hiện đại hóa Trung Quốc hơn nửa thập
kỷ qua: khi có xung đột lợi ích giữa phát triển kinh tế và ổn định chính trị
thì ổn định chính trị sẽ chiến thắng.
3. Công
nghiệp: Dư thừa năng lực sản xuất là vấn đề?
Một
trong các vấn đề lớn nhất nền kinh tế Trung Quốc đối mặt là tình trạng dư thừa
năng lực sản xuất: Trung Quốc đang sản xuất nhiều hơn nhiều so với mức mà thị
trường nước này và nước ngoài có thể tiêu thụ.
Đó
là một trong các lý do trọng yếu làm tình hình phát triển kinh tế của Trung Quốc
thời gian qua không đáp ứng kỳ vọng.
Thực
ra lỗi không chỉ ở ông Tập mà sâu hơn.
Mọi
sự bắt nguồn từ lý luận truyền thống của ĐCSTQ vốn coi trọng sản xuất công nghiệp
và phát triển cơ sở hạ tầng trong khi bỏ qua tiêu dùng. Họ coi kênh tiêu dùng
làm phân tán nguồn tài chính vốn cần được điều tiết đúng định hướng.
Về
tổ chức thực hiện Trung Quốc tập trung quyền lực tài chính ở Trung Ương và phân
bổ nguồn vốn phát triển cho địa phương để làm công cụ quản địa phương và thúc đẩy
doanh nghiệp đầu tư các ngành công nghiệp trọng điểm ưu tiên quốc gia.
Nền
tảng phát triển công nghiệp đồ sộ của Trung Quốc phụ thuộc vào nguồn tài chính
giá rẻ do giới lãnh đạo điều tiết nên giới tinh hoa kinh doanh bị ràng buộc chặt
chẽ, thậm chí phục tùng, vào lợi ích của lãnh đạo.
a. Cách thực hiện kiểu
phong trào, chiến dịch khiến các khu vực trên khắp Trung Quốc cạnh tranh trong
cùng một lĩnh vực thay vì bổ sung, phối hợp nhau hoặc phát huy thế mạnh riêng
mình. Địa phương và doanh nghiệp cùng chịu rủi ro tài chính, thành công hay thất
bại của dự án nằm trên vai của người đứng đầu địa phương và doanh nghiệp. Bị ép
đầu tư vào các lĩnh vực công nghiệp hiệu quả thấp, thiếu đồng bộ, các địa
phương và công ty Trung Quốc phải gánh chịu gánh nặng nợ khổng lồ.
c. Số doanh nghiệp
zombies của Trung Quốc tăng nhanh.
Hiệu
quả thấp vay nợ cao buộc các công ty tăng vay ngân hàng và nhận hỗ trợ của
chính quyền địa phương để tiếp tục tăng sản xuất không ngừng nhằm duy trì dòng
tiền. Sản xuất nhiều hơn, lượng hàng tồn kho tăng lên và giá tiếp tục giảm khiến
các công ty thua lỗ nhiều hơn và cần vay nhiều hơn… về cơ bản là mất khả năng
thanh toán nhưng vẫn có thể tạo ra đủ dòng tiền để đáp ứng các nghĩa vụ tín dụng
của mình.
Rất
nhiều doanh nghiệp rơi vào vòng luẩn quẩn của Giá giảm => Hiệu quả kém =>
Tăng quy mô => Tăng vay mượn => Giảm giá (để tăng bán hàng)… làm tăng
nguy cơ trở thành "công ty zombies". Hoặc vật vờ làm zombies hoặc buộc
phá sản, đóng cửa nhà máy và mất việc làm.
d. Những công ty sống
sót có xu hướng là những công ty có “quan hệ” với chính quyền để có lợi thế tiếp
cận với các khoản trợ cấp và nguồn tài chính giá rẻ do nhà nước quản lý phân phối
theo mệnh lệnh hành chính làm mất dần năng lực cạnh tranh và tham nhũng hoành
hành.
e. Hệ thống ngân hàng
Trung Quốc quy mô khổng lồ nhưng yếu kém mà ông Tập đã từng muốn bắt tay vào sắp
xếp lại, vì vậy càng trở nên ọp ẹp và khả năng rút dây động rừng là cao.
f. Ông Tập siết chặt
quyền kiểm soát nền kinh tế vào tay nhà nước qua chính sách “Cùng giàu” đã triệt
tiêu động lực phát triển của các doanh nghiệp tư nhân lớn vốn đóng vai trò cực
kỳ lớn trong việc tạo cung lực tăng trưởng.
g. Các sự kiện xảy ra với
Nga và phản ứng trước những nỗ lực gần đây của phương Tây nhằm cô lập Trung Quốc
khiến họ càng cố gắng tự cung tự cấp về mặt kinh tế đã và sẽ làm tăng tình trạng
sản xuất quá mức.
h. Những nỗ lực của Mỹ
và EU cùng đồng minh nhằm ngăn chặn sự tràn ngập hàng hóa giá rẻ trong các lĩnh
vực quan trọng chứ không chỉ tiêu dùng đã làm sự việc thêm trầm trọng.
i. Khủng hoảng bất động
sản kéo dài và dân số già hóa nhanh chóng đổ thêm dầu vào lửa.
(Tham
khảo: China’s Real Economic Crisis: Why Beijing Won’t Give Up on a Failing
Model - Foreignaffairs. Zongyuan Zoe Liu).
Dự
báo Trung Quốc sẽ xuất khẩu ào ạt nền công nghiệp dư thừa sang các thị trường
khác trên toàn cầu. Không chỉ hàng tiêu dùng mà cả hàng công nghệ cao, sản phẩm
thiết bị công nghiệp Trung Quốc sẽ tràn ngập. Các cuộc chiến thương mại và đòn
trừng phạt bùng phát, rào cản được dựng lên… sự phân mảng thêm sâu sắc.
4.
Tư tưởng Tập Cận
Bình và vị thế ông có vững?
Năm
2022, ông Tập được bầu thành chủ tịch nước nhiệm kỳ thứ ba, kéo dài đến năm
2027. Đại hội lần thứ 20 Đảng Cộng sản Trung Quốc lúc ấy đã xác nhận đường lối
duy trì các chính sách của ông Tập với vai trò lãnh đạo hạt nhân. Ông Tập là
người dẫn dắt trong việc đưa ra bất kỳ quyết định chính trị nào. Việc xây dựng
chiến lược đến năm 2029 cho thấy rằng ông có ý định duy trì quyền lực “cốt lõi”
ít nhất cho đến lúc đó: nhiệm kỳ thứ tư. Để khẳng định và đề cao điều này ông
không hề có ý định nói tên người kế nhiệm suốt hơn 10 năm qua: ông Tập là nhà lãnh đạo đầu tiên trong
lịch sử CHND Trung Hoa chưa từng có người kế nhiệm (ngay cả Mao Trạch Đông còn
luôn có một người).
Hội
nghị BCHTW3 như không tập trung vào việc đưa ra các gói cải cách lớn mà tập
trung nhấn mạnh kỷ nguyên cải cách mới với vị thế thống trị của giới lãnh đạo đứng
đầu là ông Tập. Điều ấy được nhắc đi nhắc lại suốt thời gian qua nhưng với những
giọng điệu khác nhau.
Trong
võ học, chỗ nào được che chắn kỹ chính là điểm yếu của đối thủ. Nhấn mạnh mãi một
điều nào đó có phải chăng vì nó chưa đủ thuyết phục?
Điểm
rất thú vị trong Nghị quyết là câu: “Cần kiên quyết bám sát chủ nghĩa
Marx-Lenin, tư tưởng Mao Trạch Đông, học thuyết Đặng Tiểu Bình, những tư tưởng
quan trọng về Ba đại diện và quan niệm khoa học về phát triển hài hoà.”
Thuyết
ba đại diện là của ông Giang Trạch Dân. Thuyết phát triển hài hoà là của ông Hồ
Cẩm Đào, người bị ông Tập ra lệnh xốc nách đuổi ra khỏi Đại hội ĐCS TQ lần thứ
20. Hai ông cuối khó mà nói ông Tập vẫn tôn thờ.
Cần nhắc lại:
trong Thông báo Hội nghị Trung ương 2 khóa 20 chỉ nhắc tới tên ông Tập, tên của
6 bậc tiền bối trên không hề được nhắc đến. Ông Tập không đề cập đến họ là nhằm
loại bỏ các sợi dây trói tay trói chân để bắt đầu một kỷ nguyên Trung Hoa mới ở
đó mình ông Tập là hạt nhân, là lãnh tụ và người duy nhất xác định chính sách của
ĐCSTQ.
Sự
trở lại của “6 bậc tiền bối” trong Nghị quyết HNTW3 dường như là dấu hiệu cho
thấy Học thuyết Tư tưởng Tập Cận Bình đang gặp vấn đề và vị thế của Tập không vững
chắc như người ta tưởng trước đây: Việc nhắc đến họ chỉ ra rằng đường lối của
ĐCSTQ không 100% theo ý ông Tập mà sẽ phải chịu những hạn chế nhất định.
Thú
vị hơn cả là Nghị quyết BCHTW3, sau khi được ban hành, đã được ông Tập ký văn bản
“Giải thích các quyết định của Hội nghị Trung ương 3”.
Văn
bản “Giải thích” cho các quyết định cuối cùng của các kỳ họp toàn thể hoặc đại
hội của ĐCS Trung Quốc như vậy là chưa hề có tiền lệ.
Cùng
với việc phải trì hoãn soạn thảo văn kiện kỳ họp chỉ được bắt đầu vào tháng
11/2023, khi mà đúng ra HNTW3 đã diễn ra rồi, thể hiện việc ý kiến chung trong giới lãnh
đạo ĐCSTQ là không đạt được. Dẫn đến ông Tập phải phải dùng những câu từ mang
tính dung hòa để rồi sau đó tìm cách giải thích theo ý mình.
Điều
đó lần nữa thể hiện vị thế ông Tập không phải là hoàng đế tập quyền như nhiều
người vẫn nghĩ.
5. Tứ
trụ quyền lực mới. Ai sẽ trở thành truyền nhân?
Bộ Chính
trị BCHTW ĐCSTQ gồm 24 người. Trong đó có 7 thường vụ Bộ Chính trị được sắp xếp theo thứ
tự trên xuống là (trong ngoặc là năm sinh): Tập Cận Bình: TBT Chủ tịch nước
(1953), Lý Cường: Thủ tướng (1959), Triệu Lạc Tế: Chủ tịch Đại hội đại biểu
nhân dân - Quốc hội (1957), Vương Hộ Ninh: Chủ tịch UB Hiệp thương (1955), Thái
Kỳ: Chủ nhiệm Văn phòng, Thường trực BBT (1955), Đinh Tiết Tường: Phó thủ tướng
thứ nhất (1962), Lý Hy: Trưởng Ban kiểm tra TW (1956). 7 thường vụ là đỉnh chóp
quyền lực với TBT là người đứng đầu.
Mỗi
Hội nghị Trung ương đều có Ban soạn thảo văn kiện do CTN-TBT làm trưởng Ban. Tuỳ
thuộc nội dung Hội nghị bàn vấn đề gì mà các phó Ban là những nhân vật có quyền
quyết định và trách nhiệm tương xứng. Thủ tướng và Chủ tịch Quốc hội thường có
tiếng nói quan trọng và tham gia trực tiếp.
Và
rồi bất ngờ ông Tập tuyên bố: “Tháng 11 năm 2023, Bộ Chính trị BCHTW ĐCSTQ quyết
định thành lập Tổ soạn thảo văn kiện cho Hội nghị lần thứ 3 BCHTW ĐCS TQ khóa
20 do tôi là Tổ trưởng. Các đồng chí Vương Hộ Ninh, Thái Kỳ và Đinh Tiết Tường
làm tổ phó…”
Ngạc nhiên
chưa: Hội nghị bàn về Kinh tế Xã hội nhưng Thủ tướng Lý Cường (No2) và Chủ tịch
Quốc hội Triệu Lạc Tế (No3) không nằm trong Ban soạn thảo văn bản! Thay vào đó
là nhân vật No4: Vương Hộ Ninh - nhà lý luận, No5: Thái Kỳ - Thường trực Ban Bí
thư và No6: Đinh Tiết Tường - chỉ là Phó thủ tướng. Một Phó Thủ tướng tham gia
quyết định chính sách kinh tế - xã hội những năm tới còn bản thân thủ tướng thì
không!
Thủ
tướng Lý Cường có ưu điểm là được sự tin tưởng cá nhân hoàn toàn của ông Tập
nhưng dường như năng lực cá nhân không được như kỳ vọng hoặc phải làm dê tế thần.
Cả hai lý do đều bất lợi cho ông này.
Điều ấy
giúp dự báo điều gì:
a. Khẳng định cấp cao
nhất hiện nay của ĐCSTQ không có lãnh đạo nào kiểu phong kiến toàn quyền. Bản
thân ông Tập có trách nhiệm và quyền cao nhất nhưng buộc phải chia sẻ trách nhiệm
với các cộng sự thân cận. Đây là lý giải về những trụ cột “tiền bối” mà ông Tập
lại phải dựa vào.
b. Lần đầu tiên chính
ông Tập đã chỉ định một “tứ trụ” gồm ông Tập, Vương Hộ Ninh, Thái Kỳ và Đinh Tiết
Tường… được hiểu là nhóm cộng sự thân cận của ông Tập.
c. Những người được chọn
vào “tứ trụ” chính là những người có vai trò đặc biệt quan trọng, chịu trách
nhiệm đưa ra các quyết định cuối cùng. hiện tại và tương lai trong nền chính trị
Trung Quốc.
Hãy xem những
nhân vật - ngoài ông Tập - của tứ trụ là ai:
a. Vương Hộ Ninh: ông là bộ não của
ĐCSTQ trong suốt 3 đời Tổng Bí Thư, nhà lý luận và nhà tư tưởng cho 3 Hoàng đế:
Ông giúp Giang Trách Dân xây dựng thuyết Ba đại diện. Ông xây dựng nền móng tư
tưởng cho Hồ Cẩm Đào với thuyết Phát triển hài hòa. Ông cũng giúp giới thiệu và
truyền bá Học thuyết Tư tưởng Tập Cận Bình về Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc
trong thời đại mới, và được cho là người đứng sau việc Tập Cận Bình thúc đẩy
khái niệm Giấc mơ Trung Hoa về sự trẻ hóa Trung Quốc.
Cả
ba học thuyết đều được ghi vào Điều lệ ĐCSTQ.
Năm
2021, ông Vương Hộ Ninh đồng lãnh đạo nhóm soạn thảo nghị quyết về lịch sử của
Đảng Cộng sản, nghị quyết thứ ba thuộc loại này trong 100 năm tồn tại của
ĐCSTQ. Một năm trước đó, ông đã đóng vai trò tương tự trong việc xây dựng Kế hoạch
5 năm lần thứ 14 của Trung Quốc.
Ông
Vương đã giành được sự tin tưởng của Tập Cận Bình vì ông tin vào việc tập trung
quyền lực, chống tham nhũng, ưu tiên tăng trưởng công nghệ cao và đã giúp biến
những vấn đề này thành trọng tâm trong chương trình nghị sự chính trị của Tập Cận
Bình.
Ông
Vương vẫn ẩn mình trong những năm đầu nhưng dần dần được ông Tập tưởng thưởng bằng
cách rút lui khỏi vai trò chỉ là nhà tư tưởng và trở thành chủ tịch Hội nghị Hiệp
thương Trung Quốc (CPPCC) đồng thời Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị. Những nhà
tư tưởng như ông khó có thể trở thành đứng đầu. Thêm vào tuổi hiện đã 69 là yếu
tố hạn chế để có vai trò đứng đầu trong tương lai.
b. Thái Kỳ: Thường trực BBT, Chánh văn phòng, là người điều phối.
Ông này được ông Tập tin cậy, sẽ là người điều phối các hoạt động và nhân sự cấp
cao của bộ máy Đảng. Tuy nhiên điểm yếu của ông này là tuổi 69: bằng ông Vương.
Ông Thái có thể còn được cất nhắc lên nhưng khó có thể là “người kế nhiệm”
trong kế hoạch của ông Tập.
c. Đinh Tiết Tường: Phó thủ tướng thứ nhất,
thành viên trẻ nhất trong Thường vụ Bộ Chính trị sinh năm 1962. Ông Đinh là người
duy nhất trong Thường vụ có thể tương đối đủ điều kiện cả về tuổi lẫn thứ bậc
trong Đảng kế vị ông Tập sau năm 2029! Đinh Tiết Tường là tổng tham mưu trưởng
trên thực tế của ông Tập, cũng là người phụ trách an ninh cá nhân của ông Tập,
có nghĩa Đinh Tiết Tường là một trong những người được ông Tập tin cậy nhất.
Rõ
là chỉ Đinh Tiết Tường có cơ hội đóng vai trò cho tương lai sau 2029 vào cuối
nhiệm kỳ ông Tập.
Nếu
như thế thì có thể hiểu vì sao cơ cấu của “Tứ trụ” này của ĐCS Trung Quốc lại
như vậy.
Tôi
dự rằng khả năng cao ông Đinh sẽ là người được chuẩn bị cho kế nhiệm. Nhất là
khi ông Tập gần đây thỉnh thoảng có những giai đoạn vắng mặt ngắn hạn khó hiểu.
Và
có thể dự báo sự thăng tiến nhanh chóng tiếp theo của Đinh Tiết Tường.
6. Đài
Loan trong công cuộc Tân Trường Chinh của ông Tập.
Ông
Tập Cận Bình không che giấu tham vọng đi vào lịch sử Trung Hoa với tư cách là
người thống nhất đất nước tiếp theo sau Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình. “Cuộc
Tân Trường Chinh mới” là từ ngữ yêu thích của ông Tập khi nói về thời kỳ hiện
nay của Trung Quốc.
Dự
báo rằng trong 10-12 năm tới nếu vấn đề Đài Loan không thể giải quyết được về mặt
chính trị thì dự là Trung Quốc có thể sẽ có những hành động quyết đoán hơn.
——
Nhân
đọc “30 năm sóng gió” của Ngô Hiểu Ba về 3 thập niên cải cách Trung Quốc
1978-2008 để cảm nhận số phận nghiệt ngã các doanh nhân Trung Quốc đi đầu. Những
bất công họ phải chịu đã góp phần thay đổi nhận thức lãnh đạo Trung Quốc về nguồn
gốc thịnh vượng và triết lý xây dựng mô hình quản trị xã hội. Mô hình ấy hiệu
quả ngoài dự đoán, nhưng sinh ra những mâu thuẫn hệ thống đối kháng kìm hãm
phát triển. Nhà nghiên cứu Ngô Kính Liên bình về Trung Quốc rất hay:
“Trung
Quốc đang ở thế là ‘mùa xuân của hy vọng’ nhưng đồng thời cũng là ‘mùa đông của
sự thất vọng’”.
(20/08/2024)
No comments:
Post a Comment