Tòa
án Pháp bác đơn kiện của nạn nhân chất độc màu da cam
RFA
2024.08.22
Một
toà án ở Paris, Pháp hôm 22/8 đã bác đơn kiện của bà Trần Tố Nga đối với công
ty Monsanto và các công ty hoá chất nông nghiệp khác trong việc sản xuất chất độc
màu da cam được quân đội Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam.
Bà
Trần Tố Nhga (phải) tại một họp báo ở Paris, Pháp vào ngày 11/5/2021 sau phiên
toà đầu tiên kiện công ty Monsanto và các công ty hoá chất khác (Thomas SAMSON / AFP)
Cựu
nhà báo người Pháp gốc Việt - Trần Tố Nga - cáo buộc Monsanto và 13 công ty hoá
chất nông nghiệp khác đã bán chất độc da cam cho quân đội Mỹ sử dụng, gây hại
nghiêm trọng cho sức khoẻ của bà và những người khác.
Bà
Nga trước đó đã thua vụ kiện lúc đầu vào năm 2021 khi một toà án ở Pháp xác định
các công ty hoá chất được hưởng quyền miễn trừ pháp lý, không bị truy tố vì họ
làm việc cho một quốc gia có chủ quyền.
Toà
phúc thẩm ở Parsi cũng giữ nguyên phán quyết của toà án trước.
Hãng
tin AFP dẫn thông báo của toà cho biết các đề nghị của bà Nga đưa ra là chống lại
tình trạng miễn trừ của các công ty.
Luật
sư của bà Nga cho biết, bà sẽ tiếp tục đưa vụ kiện lên toà án cấp cao nhất cho
phán quyết cuối cùng.
Bà
Nga, năm nay 82 tuổi, đã từng là nhà báo đưa tin chiến trường trong giai đoạn
1955 - 1975 và đã sống ở Pháp suốt 30 năm qua. Bà cáo buộc các công ty hoá chất
đã phá hoại môi trường.
Các
nhóm vận động ước tính khoảng bốn triệu người Việt, Lào và Campuchia đã bị phơi
nhiễm với khoảng 76 triệu lít chất độc da cam do quân đội Mỹ sử dụng để phát
quang rừng rậm chống lại quân đội Bắc Việt trong giai đoạn từ 1962 - 1971.
Chính
phủ Việt Nam cho rằng khoảng 150.000 trẻ em sinh ra bị dị tất vì ảnh hưởng của
chất độc màu da cam.
Cho
đến lúc này, chỉ có các cựu chiến binh Mỹ, Hàn Quốc và Úc nhận được bồi thường
về thiệt hại do ảnh hưởng của chất độc da cam.
Bản
thân bà Nga bị tiểu đường loại 2 và bị dị ứng nặng với insulin mà theo bà là do
tác động của chất độc da cam. Bà cũng cho biết bà bị lao đến hai lần và bị ung
thư, một con gái của bà qua đời vì dị dạng tim.
Người
phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng trong cuộc hộp báo vào ngày 22/8
cho biết: "Việt Nam lấy làm tiếc về phán quyết của Tòa phúc thẩm Paris về
vụ việc và chúng tôi đã nhiều lần nêu quan điểm về việc này. Mặc dù chiến tranh
đã qua đi nhưng những hậu quả nặng nề vẫn còn tác động sâu sắc đến đất nước và
người dân Việt Nam, trong đó có những hậu quả lâu dài, nghiêm trọng của chất độc
da cam/dioxin".
-----------------------------------
Tin,
bài liên quan
Tin
Việt Nam
Mỹ
tài trợ dự án 65 triệu đô la giúp người khuyết tật Việt Nam
Hiệp
hội nạn nhân dioxin Việt Nam gửi thư đến tòa án Mỹ yêu cầu công lý cho các nạn
nhân
Việt
Nam kêu gọi Monsanto bồi thường cho nạn nhân chất diệt cỏ
Việt
Nam và Hoa Kỳ ký thỏa thuận xử lý chất dioxin tại Sân bay Biên Hòa
Hoàn
tất giai đoạn một tẩy chất độc da cam ở Đà Nẵng
No comments:
Post a Comment