Tổng
Bí Thư TÔ LÂM “Gánh vàng đi đổ sông Ngô”!
Trần Nguyên Thao | Vận-Hội-Mới
Aug
19, 2024
HÌNH
: https://vanhoimoi.org/wp-content/uploads/2024/08/VN-To-Lam-trieu-cong-2024.jpg
Nguồn:
Đàn Chim Việt
Khoảng
20 tháng qua, Ba-Đình đã trầm mình trong một loạt biến cố được mô tả như những
cơn “địa chấn chính trị” chưa từng có từ 1986 – gần 40 năm đổi mới kinh tế. Cuộc
đấu đá từ đây tới đại hội đảng 14 sẽ chưa dừng lại . . . hậu quả là xói mòn niềm
tin trong giới doanh nghiệp và công chúng.
*
Ba
ngày trước chuyến thăm Bắc Kinh đầu tiên của Đại Tướng Tô Lâm với tư cách Tổng
bí thư, Chủ tịch nước, hôm 15/8, trong một dịp hiếm hoi có chọn lựa, Đại Tướng
Tô Lâm đã gặp mặt các cựu lãnh đạo đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam, gồm cựu
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, cựu Tổng bí thư Nông Đức Mạnh, cựu Chủ tịch Quốc hội
Nguyễn Thị Kim Ngân, nhưng không có sự hiện diện của cựu Chủ tịch nước Nguyễn
Xuân Phúc.
https://vanhoimoi.org/wp-content/uploads/2024/08/VN-7-UV-BCT-bay-chuc-du-ten-danh-sach.jpg
Bảy
ủy viên Bộ chính trị mất chức
Đây
là sự kiện đáng chú ý của người quyền lực nhất nước đang có những lo ngại về
chiến dịch “đốt lò” khiến đảng csVN rơi vào tình huống “bè phái” sâu sắc hơn;
quan chức, cán bộ thi hành công vu trong tâm lý “lãn công”, gây tê liệt bộ máy
nhà nước. Số liệu giải ngân vốn đầu tư công (ĐTC) năm 2024 của cả nước
được Bộ Tài Chánh tính đến hết tháng 7 chỉ được 244.903,1 tỷ đồng,
đạt 31,61% tổng kế hoạch, là bằng chứng liên tục mấy năm nay giải ngân ĐTC rất
thấp. Năm 2023 có đến 13 đơn vị có tỷ lệ giải ngân ĐTC là 0%. Tâm
trạng làm việc cầm chừng của hệ thống hành chánh Việt Nam khiến các nhà đầu tư
nước ngoài e ngại sẽ ảnh hưởng đến tiến trình làm ăn của họ.
Vì
thế, cùng dịp gặp gỡ các nhân vật từng quyền uy một thời, tân Tổng Bí Thư Tô
Lâm đưa ra chủ trương mới “phòng chống tham nhũng phải phục vụ phát
triển kinh tế – xã hội”. Hiện csVN chưa cho biết làm cách nào để thực thi
thành công chủ trương mới của TBT Tô Lâm.
Nghị
quyết nhiệm khóa 13 (2021-2025) sẽ kết thúc cuối năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng
GDP mỗi năm đòi hỏi từ 6,5 – 7%, GDP bình quân đầu người khoảng 4.700 – 5.000 Mỹ
kim. [1]
Trên
thực tế, GDP bình quân 3 năm 2021-2023 chỉ được 5,21%; GDP bình quân đầu người
năm 2023 theo giá hiện hành ước đạt 101,9 triệu đồng chia đều trên mỗi người
dân, tương đương 4.284,5 Mỹ kim. Năm 2024, Việt Nam đặt mục tiêu tăng trưởng
GDP là 6-6,5%.
Theo
tài liệu được báo quốc doanh dẫn nguồn từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cập nhật
vào tháng 4/2024, thì GDP bình quân đầu người của Việt Nam hiện đứng thứ 6
trong nhóm các nước ASEAN.
Đối
với những quốc gia, ngành công nghệ đứng vũng trên chính đôi chân của mình, thì
GDP bình quân đầu người tăng lên, mang ý nghĩa giúp cho dân chúng nước đó sống
tốt hơn, giầu có hơn. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, trong đó có Việt Nam,
GDP bình quân đầu người chỉ là số liệu để đảng csVN tìm kiếm tính chính danh nhằm
mỵ dân. Với Việt Nam số liệu đó chỉ là tăng trưởng của một nhóm người giầu có,
không phải toàn bộ dân số 100 triệu người đều được hưởng giống nhau. Bởi vì đến
65% dân chúng ở nông thôn, có nhiều người “đứt bữa”. Các dịp lễ, Tết có đến gần
1/3 số Tỉnh của Việt Nam phải xin gạo cứu đói! Thực tế này đào sâu thêm hố ngăn
cách giầu nghèo – căn nguyên đưa đến nhiễu loạn xã hội. (https://vanhoimoi.org/?p=22027)
Trong
trường hợp tăng trưởng GDP năm 2024 đạt tới mức 6,5% như csVN lạc quan dự báo
hôm 18 tháng 7, thì sang năm 2025 GDP Việt Nam phải đạt đến mức
chưa từng có trong lịch sử trên 10% mới tới được mức trung bình của mục
tiêu đảng csVN đề ra cho 5 năm (2021-2025).
HÌNH
: https://vanhoimoi.org/wp-content/uploads/2021/09/VN-ngan-sach-5.jpg
Mặt
khác GDP của Việt Nam tăng trưởng nhờ vào đồng Đô la vạn năng đem về từ hàng
hóa xuất cảng. Công bố của Việt Nam vào giữa tháng 7 năm 2024 nhìn nhận: Khu vực
Foreign Direct Investment (FDI) nộp ngân sách nhà nước 18,3 tỷ Mỹ kim, khoảng
25,4% tổng thu ngân sách và xuất cảng khoảng 259,1 tỷ Mỹ kim, tương đương 73,1%
kim ngạch xuất cảng cả nước trong năm 2023. Trước đó, năm 2021 cho biết: Khối
doanh nghiệp FDI đóng góp 68,38% kim ngạch hàng hoá xuất nhập cảng, 72% hàng
hoá xuất cảng, nhưng chỉ đóng góp có 20% GDP quốc gia thôi (công bố của Bộ
KHĐT). [1]
Sau
khi thi hành mọi đòi hỏi theo luật đầu tư của Việt Nam, khoản Mỹ kim thặng dư của
các doanh nghiệp FDI có thể chuyển về nước mẹ hoặc giữ lại doanh nghiệp. Như thế,
số liệu GDP của Việt Nam không thể phản ánh chính xc được bức tranh của nền
kinh tế phụ thuộc quá nhiều vào khối doanh nghiệp FDI.
Từ
năm 2019, csVN đã thay đổi phương pháp tính GDP. Theo đó, GDP hiện nay, đã được
cộng thêm từ 25-28% nữa so với phương pháp cũ. Cách tính GDP kiểu mới làm cho nợ
công và thâm hụt ngân sách dù có tăng, nhưng nhìn vào số liệu tỷ lệ bách phân lại
thấy nhỏ hơn trước. Đây là mánh khóe vay thêm nợ, tăng chi tiêu làm cho tăng
thâm hụt ngân sách, nhưng tỷ số thấy vẫn thấp.
Nếu
nhìn vào các số liệu thượng dẫn và tình trạng hệ thống công quyền làm việc theo
cách “lãn công” bao gồm: “không tham mưu, không đưa sáng kiến, không quyết định”
. . . thì những tâng bốc huênh hoang về thành tích kinh tế nhiệm kỳ 5 năm khóa
13 (2021-2025) của truyền thông quốc doanh thì đúng là kiểu bơm thổi lố bịch, bịt
mắt tự hào.
Trong
chuyến chầu Bắc Kinh đầu tiên với tư cách TBT kiêm Chủ Tịch Nước từ 18-20 tháng
8, Đại Tướng Tô Lâm đem theo thành tích dùng thế “đà đao” hạ hàng loạt đối thủ
chính trị trong nội bộ ở Ba-Đình, trong khi hồ sơ lãnh đạo ở tầm vóc quốc
gia lại “tương đối mỏng”, còn “hồ sơ đen” trong mắt quốc tế lại có nhiều chỗ
“high line” như vụ bắt cóc ông Trịnh xuân Thanh ở Đức tháng 7/2017 đưa đến rạn
nứt ngoại giao Việt-Đức trong nhiều năm; hay hình ảnh được loan truyền khắp thế
giới khi Tô Đai Tướng được đầu bếp chính của nhà hàng Salt Bae mớm miếng steak
bọc vàng trị giá 45 triêu đồng hồi đầu tháng 11/2021 tại Luân Đôn.
https://vanhoimoi.org/wp-content/uploads/2024/08/VN-To-lam-va-bo-dat-vang-3.jpg
Tô
Lâm
Tô
Đại Tướng hiện lãnh đạo Bộ Chính Trị là cơ chế quyền lực cao nhất của csVN,
tính đến 16 tháng 8 gồm 15 Ủy Viên, không còn vị nào có chuyên ngành kinh tế,
tài chánh.
Chuyến
thăm Bắc Kinh đầu tiên trong tư cách người quyền lực nhất csVN của TBT, Chủ Tịch
Nước Tô Lâm, theo tuyền thông quốc tế là để tiếp tục chiến lược cân bằng ngoại
giao với Trung cộng, Mỹ, Nga và các quốc gia khác. Đồng thời “tăng
cường nỗ lực chung của hai nước để tiến lên con đường xã hội chủ nghĩa, cùng
xây dựng cộng đồng chia sẻ tương lai và bảo vệ sự công bằng và công lý quốc tế”. [2]
Hiện
nay csVN ở vào tình thế bị Bắc Kinh ép mua nhiều hàng hóa đến mức mới 6 tháng đầu
năm 2024, Việt Nam đã nhập siêu từ phương Bắc lên đến 40 tỷ Mỹ. Nay, TBT Tô Lâm
xin Bắc Kinh cho mươn nợ để lập quy hoạch tuyến đường sắt khổ tiêu chuẩn từ Lào
Cai – Hà Nội – Hải Phòng thì càng dễ dàng cho hàng hóa Trung cộng tràn sang Việt
Nam nhanh hơn, đồng nghĩa với tình cảnh Việt Nam phải cam chịu tiếp tục “bơm
thêm Đôla” cho người Tầu.
Đại
Tướng TBT Tô Lâm kiêm Chủ Tịch Nước “Gánh vàng đi đổ sông Ngô”(*) để đổi lấy điều
gì ?
Trần
nguyên Thao
Aug 19, 2024
[1]
https://baochinhphu.vn/phan-dau-nam-2025-gdp-binh-quan-dau-nguoi-dat-khoang-4700-den-5000-usd-102298169.htm
[2]
Doanh nghiệp FDI đóng góp như thế nào trong nền kinh tế Việt Nam?
(vietnambusinessinsider.vn)
[3]
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/china-leader-welcomes-to-lam-08192024082351.html
(*)
Tự điển chữ Nôm trong Ca Dao Việt Nam: Hành động dại dột: có của quý trong tay
lại đem đổ tháo đi cho người ngoài.
No comments:
Post a Comment