Quốc
Hội Việt Nam lại họp bất thường vào lúc tổng bí thư Tô Lâm đang củng cố thế lực
Thanh Phương - RFI
Đăng
ngày: 24/08/2024 - 11:13 - Sửa đổi ngày: 24/08/2024 - 14:32
Theo
tin từ báo chí trong nước hôm qua, 23/08/2024, vào thứ hai tuần tới, 26/08, Quốc
Hội Việt Nam sẽ lại được triệu tập cho một cuộc họp bất thường để “xem xét
công tác nhân sự”.
HÌNH
:
Thủ
tướng Việt Nam Phạm Minh Chính tặng hoa chúc mừng chủ tịch nước Tô Lâm khi ông
nhậm chức tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, ngày 03/08/2024, tại Hà Nội, Việt
Nam. (AP
- Duong Van Giang)
Đây
sẽ là kỳ họp bất thường lần thứ 8 của Quốc Hội đương nhiệm. Lần đầu tiên trong
lịch sử cơ quan lập pháp của Việt Nam, số cuộc họp bất thường nhiều đến như thế.
Cuộc họp ngày 26/08 diễn ra trong bối cảnh tân tổng bí thư đảng Cộng sản Việt
Nam Tô Lâm đang củng cố thế lực, đưa những người thân tín vào các chức vụ chủ
chốt trong đảng.
Trên
tờ nhật báo Hồng Kông South China Morning Post hôm nay, 24/08, giáo sư Zachary
Abuza, Học viện Chiến tranh Quốc gia ở Washington, Hoa Kỳ, chuyên gia về các vấn
đề chính trị và an ninh Đông Nam Á, có bài viết về những thay đổi trong guồng
máy lãnh đạo của Việt Nam hiện nay.
Giáo
sư Abuza nhắc lại, được bầu làm chủ tịch nước vào tháng 4, sau khi chủ tịch
Nguyễn Xuân Phúc và Võ Văn Thưởng lần lượt buộc phải từ chức, ông Tô Lâm đã cố
giữ cả hai chức chủ tịch nước và bộ trưởng Công An, nhưng đã gặp phải sự phản đối
từ cả Ban Chấp hành Trung ương và Quốc Hội. Trong khi những người đối lập với
ông Tô Lâm muốn bổ nhiệm ông Trần Quốc Tỏ, em trai của cố chủ tịch nước Trần Đại
Quang, làm tân bộ trưởng Công An, ông Tô Lâm đã cài được ông Lương Tam Quang, một
nhân vật thân tín của ông, vào chiếc ghế này.
Đến
ngày 16/08, ông Lương Tam Quang đã được bầu vào Bộ Chính trị nhờ được ông Tô
Lâm cất nhắc. Tân tổng bí thư còn đưa các đồng minh, chủ yếu là các cựu quan chức
bộ Công An, vào các vị trí chủ chốt khác, cụ thể là bổ nhiệm thứ trưởng Nguyễn
Duy Ngọc làm Chánh văn phòng của Văn phòng Trung ương Đảng. Trung ương Đảng sau
đó đã bổ nhiệm ông Ngọc vào Ban Bí thư trong một phiên họp giữa tháng 8. Cũng tại
phiên họp đó, Trung ương đã bổ nhiệm hai người khác vào Ban Bí thư: thượng tướng
Trịnh Văn Quyết, tổng cục trưởng Tổng cục Chínhtrị của quân đội và Lê Minh Trí,
viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao.
Bộ
Chính trị gần đây đã phê chuẩn việc bổ nhiệm thiếu tướng Công an Vũ Hồng Vân,
cũng đến từ Hưng Yên như ông Tô Lâm, làm Phó chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung
ương. Ông Vân được coi sẽ là tai mắt của ông Tô Lâm trong Ủy ban Kiểm tra Trung
ương để đảm bảo Ủy ban này không chống lại tổng bí thư hoặc các đồng minh của
ông.
Trong
khi đó, chiến dịch chống tham nhũng ở Việt Nam tiếp diễn, đặc biệt với việc Bộ
Chính trị cảnh cáo kỷ luật phó thủ tướng Lê Minh Khái do liên quan đến dự án Đại
Ninh ở tỉnh Lâm Đồng.
Theo
giáo sư Abuza, vẫn còn tin đồn cho rằng tướng về hưu Lương Cường sẽ đảm nhiệm
chức chủ tịch nước, quay trở lại thế cân bằng quyền lực truyền thống trong cấu
trúc lãnh đạo "Tứ trụ". Tuy nhiên, ông Tô Lâm có vẻ "khá
thoải mái" với cả hai chức vụ. Sau chuyến thăm Trung Quốc, theo dự
kiến, ông sẽ tới Hoa Kỳ vào tháng 9 để phát biểu tại Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc
với tư cách nguyên thủ quốc gia.
--------------------------
Các
nội dung liên quan
VIỆT
NAM - CHÍNH TRỊ
Việt
Nam: Bộ trưởng Công an được bầu vào Bộ Chính trị
VIỆT
NAM - CHÍNH TRỊ
Việt
Nam : Chủ tịch Tô Lâm được chỉ định làm lãnh đạo đảng Cộng Sản, trở thành
người quyền lực nhất
Tạp
chí Việt Nam
Chủ
tịch nước kiêm tổng bí thư, ông Tô Lâm nắm trọn quyền lực ở Việt Nam
No comments:
Post a Comment