Nhà
báo đào tẩu Triều Tiên lên tiếng thay cho những người không thể trốn thoát
20/08/2024
Chỉ
hai năm trước, ông Zane Han không thể tưởng tượng được cuộc sống của mình ngày
nay: sống ở Seoul và viết bất cứ điều gì ông muốn về chính phủ Triều Tiên, nơi
từng cố gắng kiểm soát mọi hành động của ông.
https://gdb.voanews.com/01000000-0aff-0242-da7e-08dcc071f86e_w1023_r1_s.jpg \
NK
Insider, một trang web tiếng Anh nhằm mục đích nâng cao tiếng nói của người Triều
Tiên. (hình chụp ngày 12/8/2024)
Ông
Han, một người đàn ông vai rộng, năng động đang bước vào tuổi trung niên, đã sống
một cuộc sống vật vã. Khi còn là thiếu niên, ông đã sống sót qua nạn đói những
năm 1990; sau đó, ông theo học tại một trường đại học danh giá ở Bình Nhưỡng,
nơi thường phải hối lộ để đạt điểm đỗ. Cuối cùng, ông làm việc cho một công ty
xây dựng Triều Tiên ở Nga, nơi những điều kiện khắc nghiệt khiến ông phải tìm
kiếm tự do.
Bây
giờ, ngồi trong một văn phòng ở trung tâm Seoul, nơi ông làm việc với tư cách
là một nhà báo, ông Han nỗ lực mô tả cảm giác khi chuyển từ sự lạc hậu cứng nhắc
của Triều Tiên sang sự hiện đại sôi động hiện đang bao quanh ông.
“Giống
như trải nghiệm một cỗ máy thời gian”, ông nói với VOA trong một cuộc phỏng vấn.
Ông
Han là một trong số ít người Triều Tiên trốn thoát trong những năm gần đây.
Trong đại dịch COVID-19, Triều Tiên đã thắt chặt kiểm soát biên giới, tăng cường
đàn áp bắt đầu khi nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un lên nắm quyền vào năm
2011.
Lao
động cưỡng bức
Cuộc
trốn thoát của ông Han bắt đầu tại thành phố St. Petersburg ở cực tây nước Nga,
nơi ông làm việc quần quật 15 giờ mỗi ngày với tư cách là một công nhân nhập cư
— đổ bê tông, lắp cốt thép và đặt gạch tại một loạt các công trường xây dựng.
Ông
Han nói ông và các đồng nghiệp người Triều Tiên chỉ được nghỉ hai ngày mỗi năm.
Bị giam trong nhà công-tơ-nơ tạm thời trên các công trường xây dựng, họ hiếm
khi được phép rời đi — thường là khoảng một lần mỗi năm.
Lúc
đầu, ông Han không thấy mình là nô lệ. Phải đến khi ông tình cờ nghe thấy các đồng
nghiệp người Nga gọi ông là đầy tớ của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un, con
cờ của trùm mafia, thì ông mới bắt đầu thấm thía thực tế hoàn cảnh của mình. Đó
là khoảnh khắc tự nhận thức và những gì ông Han mô tả là cú sốc đầu tiên khiến
ông bước vào con đường bỏ trốn.
“Tất
nhiên, tôi [biết] chúng tôi không có tự do bên trong Triều Tiên,” ông nói,
“Nhưng tôi không ngờ hình ảnh của Triều Tiên [trong thế giới bên ngoài] lại tệ
đến vậy.”
Tuy
nhiên, ông vẫn tiếp tục, cố gắng tận dụng tối đa những gì ông được đảm bảo là
cơ hội hiếm có để rời khỏi Triều Tiên và gửi tiền về cho gia đình ở Bình Nhưỡng.
Cuộc
trốn thoát đầy kịch tính
Đỉnh
điểm câu chuyện xảy ra trong đại dịch COVID-19 khi chính quyền Triều Tiên yêu cầu
cắt giảm thu nhập của người lao động ở nước ngoài nhiều hơn nữa. Ông Han đột
nhiên thấy mình chỉ còn 100 đến 150 đô la một tháng, bằng một nửa số tiền ông
kiếm được trước đây.
Ông
đã chán ngấy rồi. Lần tiếp theo ông Han được phép rời khỏi công trường xây dựng,
ông đã gọi đến văn phòng cơ quan tị nạn của Liên hiệp quốc tại Moscow, sử dụng
điện thoại di động mà ông đã mua từ một đồng nghiệp người Uzbekistan với giá
khoảng 30 đô la.
Văn
phòng Liên hiệp quốc đã giúp ông trốn thoát, đầu tiên là đến Moscow sau đó là
thông qua một quốc gia thứ ba. Trong vòng 20 giờ sau khi trốn khỏi công trường
xây dựng, ông đã hạ cánh tại Hàn Quốc, một trong số 67 người Triều Tiên đến được
miền Nam vào năm 2022.
Xu
hướng mới
Theo
bà Lee Shin-wha, người cho đến đầu tháng này vẫn là đại sứ Hàn Quốc về nhân quyền
Triều Tiên, cuộc trốn thoát của ông Han phản ánh một xu hướng quan trọng.
Giống
như ông Han, hầu hết những người trốn thoát gần đây đều đã ở bên ngoài Triều
Tiên — chủ yếu sống ở Trung Quốc và Nga với tư cách là nhà ngoại giao, doanh
nhân hoặc lao động nhập cư, bà Lee cho biết. Một số người đã sống ở nước ngoài
trong 10 hoặc 20 năm trước khi trốn khỏi sự kiểm soát của Bình Nhưỡng, bà nói.
Theo
một phúc trình của Liên hiệp quốc trong năm nay, khoảng 100.000 công nhân Triều
Tiên còn ở nước ngoài, kiếm tiền cho chính phủ Triều Tiên mặc dù Hội đồng Bảo
an Liên hiệp quốc đã ban hành các nghị quyết cấm các hoạt động như vậy.
Các
nhà hoạt động từ lâu đã cố gắng tiếp cận những công nhân Triều Tiên ở nước
ngoài, những người mặc dù sống trong môi trường được kiểm soát chặt chẽ nhưng vẫn
có thể tiếp cận được một số thông tin bên ngoài.
Nhưng
bà Lee cũng nhấn mạnh đến hoàn cảnh khốn khổ của những người bị mắc kẹt bên
trong Triều Tiên, đặc biệt là kể từ khi xảy ra đại dịch, khi Triều Tiên trấn áp
những người vượt biên trái phép.
“Tôi
nghĩ rằng cơ hội [trốn thoát] của người Triều Tiên bình thường gần như bằng
không”, bà nói. “Đó là mối quan tâm lớn của tôi”.
Lên
tiếng
Ông
Han, người có cả gia đình vẫn còn ở Triều Tiên, cũng được thúc đẩy bởi những
người không thể rời đi.
Sau
ba tháng ở Hanawon, một cơ sở do chính phủ điều hành giúp những người đào tẩu
thích nghi với cuộc sống ở Hàn Quốc, ông Han đã định cư tại Seoul và hiện đang
viết cho NK Insider, một trang web tiếng Anh nhằm mục đích nâng cao tiếng nói của
người Triều Tiên. Dự án này được Sáng hội Nhân quyền có trụ sở tại Hoa Kỳ tài
trợ và đã ra mắt vào đầu năm nay.
Sử
dụng các mối quan hệ của mình ở quê nhà, ông Han đã viết những câu chuyện giúp
vạch trần các hành vi vi phạm nhân quyền, chẳng hạn như bạo lực tình dục tại
các trại tù của Triều Tiên, cũng như một hệ thống mới để khuyến khích người Triều
Tiên do thám hàng xóm của họ.
Mặc
dù ông Han cảm thấy thôi thúc phải lên tiếng nhưng ông cũng thận trọng, sử dụng
một bí danh một phần để bảo vệ gia đình mình, những người mà ông chưa từng liên
lạc hai năm qua, sau khi đào tẩu.
Bất
chấp những thách thức, ông Han coi công việc của mình là rất quan trọng để tiết
lộ những điều kiện thực sự bên trong Triều Tiên.
“Không
ai có thể tưởng tượng được tình hình [ở Triều Tiên] như thế nào,” ông nói.
“[Nhưng] tôi đã ở đó — tôi biết.”
No comments:
Post a Comment