Nhà đầu tư Trung Quốc
ồ ạt vào Việt Nam, lý do Mỹ chưa công nhận Việt Nam có kinh tế thị trường?
Theo
số liệu báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong nửa đầu năm nay, cả nước có
hơn 1.290 dự án FDI được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, tăng gần 72% so với
cùng kỳ năm ngoái.
Đáng
chú ý, bức tranh về thu hút đầu tư nước ngoài nửa đầu năm nay cho thấy sự gia
tăng mạnh mẽ của nhà đầu tư đến từ Trung Quốc. Họ đã vượt qua các nhà đầu tư
Hàn Quốc, Nhật Bản hay Singapore… để dẫn đầu số dự án đầu tư vào Việt Nam.
https://diendantheky.net/wp-content/uploads/2024/08/unnamed-9.jpg
Nhiều
doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Trung Quốc vào Việt Nam.
Ảnh: Báo Kinh Tế Sài Gòn.
Nếu
nhà đầu tư Trung Quốc chủ yếu đưa thiết bị lạc hậu, công nhân, chuyên gia của họ
sang Việt Nam thì được cho là thách thức hơn là thuận lợi.
Bởi
lẽ trong bối cảnh cuộc thương chiến Mỹ – Trung hiện nay, Việt Nam sẽ có nguy cơ
bị biến thành “cứ điểm” để các doanh nghiệp Trung Quốc gian lận nguồn gốc xuất
xứ hàng hóa. Việc này cũng khiến hàng Việt Nam có nguy cơ bị áp thuế trừng phạt
với mức cao từ các quốc gia nhập khẩu trong đó có Mỹ và các nước châu Âu,…
Câu
chuyện một số sản phẩm đồ gỗ Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Mỹ tăng cao
trong những năm qua cũng từng bị nước này nghi ngờ ngành gỗ Việt Nam đang trở
thành điểm đến đầu tư “núp bóng” của một số nhà đầu tư ngoại và Trung Quốc để lẫn
tránh thuế, dẫn đến nhiều rủi ro thương mại. Điều này khiến doanh nghiệp nội địa
hoang mang vì tạo ra nhiều rủi ro cho xuất khẩu gỗ của Việt Nam.
Theo
đại diện các Hiệp hội gỗ các địa phương, có trường hợp một số nhà đầu tư rót vốn
vào ngành này của Việt Nam chỉ thực hiện những công đoạn giản đơn, không đầu tư
dây chuyền máy móc quy chuẩn để hoạt động lâu dài mà chủ yếu đưa sản phẩm từ
Trung Quốc đến lắp ráp rồi cho xuất khẩu. Và cũng có hiện tượng nhà đầu tư ngoại
thâu tóm doanh nghiệp gỗ trong nước để xuất khẩu vào thị trường Mỹ và các nước.
Tuy
nhiên, để đưa ra những bằng chứng cụ thể về lượng doanh nghiệp đầu tư chui hoặc
đầu tư núp bóng như thế nào thì cần phải có cuộc điều tra cụ thể từ nhiều đơn vị,
cơ quan quản lý và cả doanh nghiệp trong ngành.
Có
thể thấy xu hướng dịch chuyển các dòng vốn đầu tư ra khỏi Trung Quốc và nhiều
quốc gia phát triển để tận dụng các Hiệp định tự do thương mại (FTA) được ký
ngày càng nhiều. Việc tăng ưu đãi nguồn gốc xuất xứ cho các nước tham gia hiệp
định và siết chặt nhập khẩu, đánh thuế cao với các sản phẩm của các nước ngoài
các FTA khiến các doanh nghiệp, nhà đầu tư phải toan tính những bước đi mới đến
các nước được hưởng ưu đãi nguồn gốc xuất xứ, điển hình như Việt Nam.
Không
chỉ ngành gỗ mà thực tế thời gian qua, hàng hóa từ Việt Nam đã thâm nhập được
nhiều thị trường lớn, tạo ra áp lực cạnh tranh đối với các ngành sản xuất tại
nước nhập khẩu. Điều này khiến các ngành sản xuất của nước nhập khẩu yêu cầu
chính phủ họ sử dụng các biện pháp phòng vệ thương mại như chống bán phá giá,
chống trợ cấp, tự vệ để bảo vệ mình.
Do
đó, các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam ngày càng có khả năng trở thành đối
tượng bị điều tra, áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại…
Theo
các chuyên gia, việc cần làm trong việc thu hút đầu tư cần nghiên cứu bổ sung
những quy định pháp luật chưa chặt chẽ hoặc còn có khoảng trống để vừa thu hút
được vốn FDI lại vừa tránh được nhưng nguy cơ cho kinh tế và an ninh quốc
phòng.
Quan
trọng nhất là việc xây dựng luật pháp và các chế tài liên quan cần chặt chẽ,
khoa học và toàn diện, vừa thu hút đầu tư, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi,
vừa đảm bảo phát triển kinh tế xã hội.
Đã
đến lúc Việt Nam không cần phải thu hút vốn FDI bằng mọi giá, mà cần kiểm soát
công nghệ từ Trung Quốc chuyển vào Việt Nam, tuyệt đối ngăn chặn những dự án có
công nghệ lạc hậu, thâm dụng nhiều lao động và gây ô nhiễm môi trường đến Việt
Nam. Ngoài ra, Việt Nam cũng cần cảnh giác tránh trở thành xưởng gia công của
thế giới, tránh trường hợp các doanh nghiệp Trung Quốc “mượn” sản xuất Việt Nam
để xuất khẩu vào Mỹ.
No comments:
Post a Comment