Liệu
tân Tổng Bí thư có chỉ đạo khởi tố vợ chồng Nguyễn Xuân Phúc?
08/08/2024
Hệ
thống tài chính là mạch máu của nền kinh tế quốc gia. Nền kinh tế có hoạt động
hiệu quả và tăng trưởng bền vững cũng từ sự minh bạch của hệ thống tài chính.
Những hành vi tham nhũng lớn đều thông qua hệ thống tài chính.
Công
cuộc chống tham nhũng làm trong sạch đảng, trước hết là cứu vãn sự sụp đổ của đảng
sẽ không thể đạt được hiệu quả nếu không làm lành mạnh thị trường tài chính.
Cải
cách ruộng đất theo mô hình Trung Hoa Cộng sản cách đây hơn 60 năm theo chỉ đạo
của Stalin từ cái tết Canh Dần 1950 khi cụ Hồ và Trần Đăng Ninh bí mật đi
Moscow, đã gây ra sai lầm giết oan hàng vạn người là ân nhân cách mạng, phá nát
các giá trị đạo đức truyền thống khi con vu khống, đấu tố cha; vợ vu khống đấu
tố chồng, hủy hoại nền kinh tế quốc gia khi giao công cụ lao động vào tay lực
lượng bần cố nông không có trình độ quản lý và kinh nghiệm tổ chức sản xuất. Cuối
cùng, cũng chỉ một mình ông tổng bí thư Trường Chinh mất chức.
Ngày
nay, chính sách chống dịch cúm Tàu sai lầm đã gây nên cái chết oan ức, tức tưởi
của 43 ngàn đồng bào, hàng triệu lao động chạy loạn trong cơn cùng quẫn. Giai cấp
công nhân, lực lượng được cho là lãnh đạo cách mạng chưa bao giờ thảm thương đến
vậy. Nhưng cuối cùng, trùm cuối vẫn chưa phải chịu trách nhiệm.
Tân
Tổng bí thư Tô Lâm, người nối tiếp ngọn cờ chống tham nhũng của cố Tổng bí thư
Nguyễn Phú Trọng, nếu làm được hai việc đó, làm trong sạch hệ thống tài chính
quốc gia và xử lý trùm cuối trong đại dịch cúm Tàu, thì tôi xin nguyện ủng hộ
tuyệt đối và phục tùng tân Tổng bí thư, ủng hộ công cuộc xây dựng Xã hội Chủ
nghĩa để nước ta có thể đàng hoàng, ngạo nghễ sánh vai với Cuba, Bắc Hàn.
Gần
đây, lực lượng phản động chống phá đảng ta có tung tin đồn sắp khởi tố, bắt
giam vợ chồng cựu chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, trong đó, truy tố cô Thu, vợ
ông Phúc, về tội lũng đoạn thị trường chứng khoán.
Nhân
đây, xin chia sẻ bài viết cũ. Đây là một trong loạt bài tôi viết trước và vừa
ngay sau khi Trịnh Văn Quyết bán chui cổ phiếu lần thứ 3, để góp tiếng nói cùng
giới đầu tư gây áp lực với nhà chức trách xử lý những sai phạm lũng đoạn thị
trường. Bài viết vẫn tồn tại trên Facebook này đã 2 năm, nhưng kỳ lạ là chỉ mới
gần đây, Facebook đột ngột thông báo xóa bài biết mà không nói rõ lý do.
_____
THỊ
TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM ĐƯỢC QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT THẾ NÀO?
(Bài
đã đăng trên Facebook cá nhân Chu Hồng Quý ngày 18/11/2022, mới bị xóa ngày
24/7/2024, mà không nói rõ lý do).
Tháng
8 năm 2017, trong một phiên giao dịch sáng, lúc 10 giờ, Hệ thống cảnh báo tự động
của Sở Giao dịch chứng khoán Thượng Hải bất ngờ phát hiện một điểm bất thường
trên sàn giao dịch. Cổ phiếu SHA của công ty ZheJiang DiBay Electric, mới được
niêm yết trước đó 2 tháng, vào tháng 6/2017, đã bất ngờ tăng vọt, tỷ lệ tăng
tích lũy đã vượt quá 40% sau 2 tháng.
Nhân
viên của Sở Giao dịch nhanh chóng điều tra và phát hiện ra hơn 400 tài khoản
giao dịch cổ phiếu cùng một lúc. Trong đó có rất nhiều tài khoản vừa mới được mở
gần đó. Các tài khoản đồng thời mua vào với số lượng lớn cổ phiếu, sau đó bán
theo đợt, ngấm ngầm hợp tác cùng thực hiện nhiều hành vi bất thường gây ra biến
động lớn về giá cổ phiếu.
Các
điều tra viên từ Đội Thanh tra CSRC phát hiện hơn 400 tài khoản này được vận
hành trên hàng chục máy tính, đôi khi 30 tài khoản được giao dịch trên cùng một
máy tính. Đây là hành vi mua bán ảo nhằm thổi giá.
Nhờ
đó mà Trung Quốc đã phát hiện ra một vụ thao túng chứng khoán làm rúng động thị
trường tài chính toàn cầu.
Còn
ở Việt Nam, nhiều cổ phiếu có thể tăng trần hay giảm sàn liên tục mức 1.000% (một
ngàn phần trăm) chỉ trong thời gian ngắn cũng chỉ là “do cung cầu thị trường”
hay “tâm lý” hoặc “thị hiếu của nhà đầu tư”. Nhưng tác nhân nào làm nhà đầu tư
lại có tâm lý tranh mua đua bán một cách bất thường như vậy thì chẳng ai quan
tâm.
Chỉ
thí dụ với cổ phiếu FLC từ ngày 26/2/2021 đến 31/3/2021, đã tăng từ mức thấp nhất
6.000 lên cao nhất là 13.300 VND/cổ phiếu, bằng 222% chỉ qua 23 phiên trong thời
gian một tháng. Đây là mức biến động còn nhẹ so với tốc độ Thánh Gióng của nhiều
cổ phiếu rác khác. Có nhiều cổ phiếu rác tăng/giảm tích lũy đến mức 1.000% (một
ngàn phần trăm) trong thời gian ngắn không phải là chuyện hiếm.
Giá
trị vốn hóa cổ phiếu ROS của Trịnh Văn Quyết tăng 66.000 lần chỉ trong 6 năm
cũng không ai quan tâm.
Bà
Trương Mỹ Lan rút ruột ngân hàng hơn 1.066.000 tỷ đồng, chiếm 11% GDP cả nước
năm 2022. Đây là vụ lừa đảo lớn nhất lịch sử Việt Nam và nằm trong top 3 vụ lừa
đảo tài chính lớn nhất lịch sử thế giới, trải qua một thời gian dài, vậy mà vẫn
qua mặt được toàn bộ hệ thống quản lý, giám sát.
Còn
trái phiếu, một công ty vô danh vừa được thành lập 2 năm và cả 2 năm liên tục đều
thua lỗ nhưng vẫn ngang nhiên phát hành trái phiếu không bảo đảm trái luật mà
cơ quan quản lý nhà nước không biết. “Nhà đầu tư dám làm dám chịu”, “đã đầu tư
thì phải chấp nhận rủi ro”, trắng tay ráng chịu. Vậy là hàng giả cứ ngang nhiên
lưu hành, chẳng có ai quản lý.
Ở
Việt Nam, một người có thể lập hơn nửa ngàn công ty ma cũng chỉ là “tự do kinh
doanh”, còn xây cái chuồng gà không phép cũng dễ đi tù như chơi.
Hệ
thống giao dịch trên sàn chứng khoán Việt Nam đã có thời kỳ thường xuyên có dấu
hiệu bóp lệnh, dễ dàng đặt lệnh mua nhưng rất khó để có thể đặt được lệnh bán,
hoặc ngược lại. Điều đó đã tác động đến tương quan cung cầu thực tế làm thay đổi
giá khớp lệnh. Nhưng theo họ cũng chỉ là “trục trặc kỹ thuật”. Trục trặc kiểu
gì mà chỉ hạn chế lệnh bán còn lệnh mua vẫn nhập vào hệ thống một cách bình thường,
lại vào đúng thời điểm nhà đầu tư cần bán xả hàng?
Ở
Việt Nam, tin giả có thể ngang nhiên lan tràn. An ninh mạng đang bận report tài
khoản phản động. Thậm chí là chính các quan chức cấp cao của chính phủ cố tình
tung tin giả một cách công khai mà chẳng sợ trách nhiệm. Vì “chúng ta sai thì
chúng ta rút kinh nghiệm, người dân sai thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật”.
Cứ mỗi lần bộ trưởng đăng đàn đính chính thông tin “phủ nhận tin đồn thất thiệt,
không có chuyện sẽ tăng giá xăng dầu”, là dân lại ào ào chen nhau đi đổ xăng
trước giờ tăng giá.
Ở
Việt Nam, tài khoản của những đối tượng phải công bố giao dịch theo quy định của
luật pháp như Trịnh Văn Quít vẫn được tự do giao dịch chui để đến khi dư luận
phát hiện mới phạt mấy chục triệu lấy lệ.
Nhưng
sau khi anh Quít đi tù đã nửa năm thì cơ quan An ninh mới lò dò điều tra đến
hàng chục vạn nhà đầu tư nhỏ lẻ trên khắp hang cùng ngõ hẻm của dải đất hình chữ
S.hit.
Mình
thử mua 1 lô nhỏ nhất là 100 cổ phiếu ROS thuộc nhóm FLC để theo dõi vụ Trịnh
Văn Quít. Đến ngày hủy niêm yết 5/9/2022 thì 100 cổ phiếu ROS của mình theo thị
giá lúc đó là 241 ngàn đồng. Nên nhớ là 241.000 VND chớ không phải tiền ông Tơn
đâu nha. Vậy nhưng mấy anh an ninh kinh tế cũng lặn lội đến nhà để “điều tra”
Việc
quan trọng, cấp thiết thì không đoái nhưng chỉ dồn tài lực của dân, công lính
“ra quân rầm rộ” những chuyện ruồi bu.
Quản
lý nhà nước là để ngăn chặn trước lúc xảy ra các hành vi vi phạm luật pháp chứ
không phải nhằm mục đích cho thả cửa vi phạm để thỉnh thoảng theo sau tóm vài vụ
phạt lấy lệ hay để tận thu ngân sách.
Quản
lý nhà nước phải đảm bảo cho những chính sách đã xây dựng và ban hành đạt được
hiệu quả. Đó mới là biểu hiện của một chính phủ kiến tạo.
Không
chỉ những không thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước, những kẻ có trách nhiệm
lại còn tung tin thất thiệt gây thiệt hại cho nhà đầu tư hàng trăm ngàn tỷ đồng
mà chẳng ai xử lý. Chẳng đâu như xứ này, Bộ trưởng Tài chính thì làm nghề lùa
gà, tuyên bố “Nếu có tiền, tôi sẽ mua chứng khoán”. Chuyên gia Kinh tế trở
thành chân cò mồi khi phao tin “Tôi đã bắt đầu mua vào cổ phiếu…”.
Không
chỉ Bộ trưởng hay chuyên gia mới hành nghề lùa gà, cả phó thủ tướng cũng ra
quân làm cò mồi. “Cả hệ thống chính trị vào cuộc”. Ngay từ những ngày đầu tiên
xứ Giao Chỉ mới có thị trường chứng khoán, việc quan chức cấp cao đi lùa gà hoặc
làm cò mồi đã trở thành truyền thống cách mạng.
Sau
tuyên bố lùa gà của phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng ngày 19/3/2008, chỉ số
VNINDEX đã liên tục rơi trong 12 tháng liên tiếp, từ mức 573.45 đến xuống
234.66 điểm, chỉ còn 40%, mức giảm lớn nhất kể từ ngày thành lập thị trường chứng
khoán cho đến hôm nay (18/11/2022). Sau đó, cứ vật vờ đi ngang, hơn 5 năm sau mới
lấy lại được đà tăng.
Thông
tin mà nhà đầu tư cần là chính phủ sẽ thực thi chính sách gì để thúc đẩy thị
trường tăng trưởng, chứ không phải vài ba câu bịp bợm nói suông.
Nên
nhớ, chỉ có chính sách vĩ mô của chính phủ mới có thể tác động đến quyết định của
nhà đầu tư chứ không phải hành vi cò mồi của quan chức là cơ sở niềm tin để nhà
đầu tư xuống tiền giải ngân.
No comments:
Post a Comment