Hệ Thống Luật Pháp một quốc gia được thiết lập nhằm bảo vệ
các quyền của người dân
Hệ
thống Luật pháp một quốc gia được thiết lập trước hết nhằm bảo vệ các quyền của
người dân, trong đó gồm có các quyền tự do cơ bản của cá nhân (đã được qui định
theo Tuyên ngôn quốc tế về Nhân quyền), sau đó nhằm giữ gìn trật tự công cộng,
an ninh xã hội. Mục tiêu của luật pháp là để răn đe, ngăn ngừa không để tội phạm
xảy ra, chứ không phải là một công cụ để đàn áp hay trừng trị, hay nhằm để bảo
vệ quyền (hay lợi) của nhóm người lãnh đạo.
Hệ
thống Luật pháp là một cơ chế nhà nước (Tư pháp), chỉ hoạt động hữu hiệu nếu
quyền hạn của cơ chế này được độc lập với các cơ chế khác cấu thành nhà nước
(hành pháp và lập pháp). Các định chế thuộc hệ thống pháp luật quốc gia (tư
pháp) là nơi nắm giữ cán cân « công lý ». Công lý chỉ có thể thực hiện trong xã
hội nếu quyền tư pháp thực sự độc lập và bất khả xâm phạm.
Nhưng
trong một xứ sở độc tài, các quyền lực cấu thành nhà nước bị tập trung về một mối.
Những
người cộng sản có quan niệm : « nhà nước là tập hợp những người có vũ khí ».
Công
lý vì vậy chỉ được « nở trên đầu họng súng ».
Nhà
nước CHXHCNVN hiện nay vẫn là một nhà nước độc tài, đảng trị. Đảng ở đây vẫn
còn nguyên vẹn màu sắc « đảng cách mạng » chứ không phải là « đảng cầm quyền »
theo hiến định.
«
Đảng cầm quyền » là một đảng chính trị hoạt động theo qui định của pháp luật. Tức
là đảng hoạt động « trong khuôn khổ » của luật pháp cho phép. Quyền hạn của đảng
được qui định theo luật, nằm « dưới » luật, chịu sự kiểm soát của Luật pháp.
«
Đảng cách mạng » là một đảng đứng trên luật, nếu không nói đảng cũng là luật.
Vì
vẫn còn hơi hướng của « đảng cách mạng », hệ thống luật pháp ở VN do đó là công
cụ để trừng trị những người chống đối nhằm bảo vệ đảng, bảo vệ chế độ. Những
người nắm quyền lực, cũng nắm luôn cán cân công lý.
Đảng
là công lý. Đảng có quyền lực tuyệt đối. Mà quyền lực tuyệt đối đưa đến hủ bại
tuyệt đối.
Nếu
chỉ xét về phương diện giáo dục, thì đây là một « ổ » hủ bại. Nạn bằng cấp giả
tràn lan, nạn bán điểm, bán đề thi trở nên phổ cập. Tốt nghiệp xong sinh viên
không biết phải làm gì, dở thầy dở thợ. Của cải quốc gia đầu tư cho giáo dục chỉ
đem đổ sông đổ biển. Một sự phí phạm vô cùng lớn. Phí phạm của cải và phí phạm
trí tuệ, nhân lực của con người. Muốn cải tổ, trước tiên là phải áp dụng pháp
luật : trừng phạt những người có bằng cấp giả, trừng phạt những người mua bán bằng
cấp… Kêu gọi ý thức đạo đức của mỗi người là điều vô vọng. Kêu gọi thành lập đại
học có tiêu chuẩn quốc tế là vô ích. Kinh nghiệm bốn thập niên nay đã cho thấy.
Từ đó môi trường giáo dục mới « sạch ». Sinh viên từ đó đào tạo bằng kiến thức
phổ cập, bằng những giáo sự tận tâm… mới hy vọng « thành người » hữu dụng. Nếu
tốt nghiệp không tìm được việc làm tại VN, những người này phải có khả năng làm
việc cho các xí nghiệp ngoại quốc. Vấn đề là việc « trọng pháp » chứ không phải
là « đạo đức ».
Những
mặt khác trong xã hội cũng vậy.
Để
thoát cảnh đói nghèo chậm tiến, không thể áp dụng « nhà nước pháp quyền » theo
lối « chừa đầu » như hiện nay. Bởi vì thuợng bất chính thì hạ tất loạn. Lãnh đạo
cấp trên tham nhũng thì cấp dưới cũng tham nhũng. Trên bảo dưới không nghe. Ở đời
người ta sợ kẻ cho ăn. Cuối cùng nhóm « có tiền » mới thực sự nắm quyền lãnh đạo.
Điều
tiên quyết để thoát nghèo đói và chậm tiến là đảng CSVN phải trở thành một « đảng
cầm quyền ». Tức là đảng phải tuân thủ pháp luật. Mọi sinh hoạt của đảng phải
do luật chi phối. Những người lãnh đạo nhà nước, từ cấp cao nhất cho đến cấp thấp
nhất, đều bình đẳng với người dân trước pháp luật.
Không
thể áp dụng khơi khơi các điều luật về « xuyên tạc, chống phá nhà nước » để bắt
phạt, tù tội những người cất lên tiếng nói chống đối. Vì nếu áp dụng nghiêm chỉnh,
thì chính những người lãnh đạo đảng CSVN hiện nay (và quá khứ) mới là những người
phạm pháp. Nếu chỉ nói về tội tham nhũng, bằng cấp giả… người nào cũng ở tù mọt
gông.
Pháp
luật đặt ra nhằm mục đích răn đe chứ không phải để « trừng trị ». Nhất là để trừng
trị những người có tiếng nói, có cách suy nghĩ, có những phương pháp khác để
phát triển quốc gia. Có cả ngàn cách yêu nước khác nhau. Có cả ngàn cách xây dựng
đất nước và kiến tạo xã hội khác nhau. Quan trọng là cách hữu hiệu nhất. Đừng
buộc ai cũng phải làm theo mình, kể cả theo gương ông Hồ, ông Phật hay ông
Chúa…
.
No comments:
Post a Comment