CHUYỆN
ANH EM NHÀ CHẦY, CỐI. HOÀN THIỆN THỂ CHẾ LÀ HOÀN THIỆN CÁI GÌ?
Dạo
này các lãnh đạo Việt Nam hay nói đến các cụm từ “hoàn thiện thể chế” hay “Phải
có đột phá về thể chế” thằng Cối đọc mà như vào trận đồ bát quái, nào là nhận
thức mới về chủ nghĩa xã hội, con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam trở
thành một cơ sở quan trọng căn bản cho việc ban hành Hiến pháp năm 2013, nào là
yêu cầu phải đẩy mạnh đổi mới tư duy phát triển, đưa công cuộc đổi mới toàn diện,
đồng bộ lên một tầm cao mới, phát triển nhanh và bền vững, đồng bộ cả về kinh tế,
chính trị, văn hóa, xã hội và môi trường…
Không
biết như thế thì hoàn thiện chỗ nào, và đột phá chỗ nào?
Theo
nó hiểu hoàn thiện tức là phần công việc cuối cùng hoàn chỉnh một sản phẩm, dự
án… Sao mà mấy chục năm hoàn thiện mãi không xong?
Đột
phá có nghĩa là ưu tiên tập trung cho một đầu việc, một lĩnh vực… tạo ra sự
chuyển biến có sức lôi cuốn cả hệ thống đạt hiệu quả tối đa… Công việc gì, lĩnh
vực nào cũng thấy hô hào đột phá như thế chỉ gọi là phá nát, đột phá cái gì. Nếu
hiểu thế chế là một hệ thống thì đột phá hệ thống và thay đổi hệ thống có gì
khác nhau?
Nó
đem thứ “tơ vò” rắm rối ra hỏi ông nội.
Ông
nội thằng Chầy lắc đầu:
-
Ông mà nghe và đọc những thứ họ nói, họ viết ra thì cũng chẳng khác nào rơi vào
vực nước xoáy không lối thoát. Phải tự mình tìm hiểu đừng lao vào cái đống thuật
ngữ rối như canh hẹ toàn những thứ ngụy biện xảo trá loanh quanh bế tắc…
Thể
chế chỉ là một danh từ chung, cũng như hai chữ “Con người”, còn cụ thể có người
tốt, người xấu, người thông minh, người khờ, người dại…
Một
cái anh mà bản chất nó lưu manh, trộm cắp mà cứ cố gắng bảo phải “hoàn thiện
nó” thế là làm việc dở hơi, một xã hội có luật pháp đem nó ra mà xử, đáng tù
cho tù, đáng phạt cho phạt … sao phải hoàn thiện, như thế là đạo đức giả.
Cho
nên điều quan trọng nhất là phải xem cái thể chế ấy nó thuộc loại thể chế nào,
mới biết để phán xét.
Lịch
sử thế giới qua các giai đoạn được tổng kết và phân loại có các thể nhà nước
như sau:
•
Thể chế quân chủ
•
1.1 Thể chế Quân chủ tuyệt đối.
•
1.2 Thể chế Quân chủ lập hiến.
•
Thể chế Cộng hòa.
•
2.1 Thể chế Cộng hòa Tổng thống.
•
2.2 Thể chế Cộng hòa đại nghị
•
2.3 Thể chế Cộng hòa hỗn hợp.
Đến
đây ta đặt ra câu hỏi Việt Nam là hiện nay là thể chế nhà nước nào? Rõ ràng ta
không trong danh mục được phân loại như ở trên. Hiện nay theo Hiến pháp quy định
Việt Nam là Thể chế nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa.
Trên
thế giới có bốn nước có thể chế này là: Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa, Cộng hòa
Cuba, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào và Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Về
nguyên lý thì thể chế nhà nước nào sẽ có mô hình nhà nước đặc trưng riêng của
nó. Cấu trúc chính của mô hình dựa trên trụ cột đó là chế độ chính trị, và hình
hài của nó được xác lập bằng các thiết chế.
Thiết
chế chính là bộ máy nhà nước, bao gồm hệ thống tòa án, bộ máy hành chính, các bộ
quản lý như ngoại giao, quốc phòng, y tế, giáo dục… và các hạ tầng công ích văn
hóa, tôn giáo…
Để
vận hành các thiết chế cần phải có các Định chế đó là hệ thống văn bản quy phạm
pháp luật….
Qua
đó có thấy “Bản chất Chế độ” sẽ quyết định sự hình thành các thiết chế và các định
chế.
Bản
chất chế độ ở Việt Nam hiện nay là độc đảng cầm quyền cho nên mọi thiết chế, định
chế xã hội được hình thành đều phải hướng theo đường lối của đảng.
Mục
tiêu của đảng là xây dựng xã hội “xã hội chủ nghĩa” dân chủ, văn minh, dân
giàu, nước mạnh.
Nếu
những mục tiêu ấy không thành hiện thực, tất nhiên phải xem xét lại bản chất chế
độ, chứ không phải là thể chế.
Lấy
ví dụ về tệ nạn tham nhũng.
Ai,
kẻ nào tham nhũng? Tất nhiên chỉ những kẻ có chức quyền mới có cơ hội tham
nhũng, nhưng họ nắm quyền lực và kiểm soát quyền lực bằng chính các thiết chế,
định chế do họ đẻ ra …
Để
chống tham nhũng, họ nói phải nhốt quyền lực trong “chiếc lồng cơ chế”
Đến
đây lại xuất hiện một thuật ngữ nữa đó là “cơ chế”.
Vậy
cơ chế là gì?
Cơ
chế là các điều kiện để vận hành hệ thống, vận hành hệ thống là con người,
thông qua các định chế đã được thiết lập.
Nhốt
cơ chế trong chiếc lồng chính là phải kiểm soát được con người đang vận hành hệ
thống.
Nhưng
con người vận hành hệ thống cũng là con người lãnh đạo hệ thống, chẳng khác nào
vừa lái tàu, lại vừa bẻ ghi – Ai kiểm soát ai? Các con tàu sẽ lao vào nhau, đấy
là biểu hiện của sự vô chính phủ, lợi ích nhóm, trên bảo dưới không nghe…
Lúc
này họ bảo “phải xem lại cơ chế chính sách” – tức là chỉ điều chỉnh, hoàn thiện
các định chế (công cụ), làm cái ngọn mà không phải cái gốc.
Mọi
việc vẫn lộn tùng phèo trong mớ lý luận lúc thì hoàn thiện cơ chế chính sách,
lúc lại hoàn thiện thể chế … rối rắm không biết đâu mà lần, nếu không động chạm
nguyên nhân gốc đó là bản chất chế độ xem ra các vấn nạn quốc gia sẽ ngày càng
trầm trọng.
HÌNH
: https://www.facebook.com/photo/?fbid=2152018528517116&set=a.722559698129680
.
No comments:
Post a Comment