Chỉ
tự do mới chấn hưng được văn hóa
Đoàn Bảo Châu | Luật
Khoa tạp chí
August
25 20244:39 PM
https://www.luatkhoa.com/2024/08/chi-tu-do-moi-chan-hung-duoc-van-hoa/
Văn
hóa là văn hóa, không nên gán chính trị, giai cấp, tư tưởng vào văn hóa.
Ảnh:
Long (lTiga) Nguyen / Unsplash.
Cuối năm
2023, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đưa ra đề xuất chấn hưng văn hóa với số
tiền 350.000
tỷ đồng. [1]
Theo
Thứ trưởng Bộ VH-TT-DL Đoàn Văn Việt, chương trình này gồm 10 thành phần: “Chương
trình mục tiêu quốc gia có 10 nội dung thành phần. Đó là: Phát triển văn hóa,
con người Việt Nam; phát triển hệ thống hạ tầng, cảnh quan, thiết chế văn hóa đồng
bộ; nâng cao hiệu quả tuyên truyền, giáo dục; bảo tồn, phát huy giá trị di sản
văn hóa dân tộc; thúc đẩy văn học, nghệ thuật; phát triển công nghiệp văn hóa;
đẩy mạnh chuyển đổi số; phát triển nguồn nhân lực văn hóa; hội nhập quốc tế;
tăng cường giám sát, đánh giá thực hiện chương trình”.
Ông
cũng nói, “Việt Nam hiện nay hầu như vắng bóng tác phẩm tầm khu vực và thế giới.
Ngành Văn hóa mong muốn đầu tư sáng tác để có những tác phẩm đỉnh cao, tầm cỡ,
mang sức sống thời đại, nhất là trong văn học, nghệ thuật, hội họa”.
Trong
bài viết này, tôi muốn đưa ra những lý do cần thiết để văn hóa có thể phát triển.
Nếu không nhìn thấu đáo những đặc tính của văn hóa và hiểu được quy luật phát
triển của văn hóa, thì số tiền đổ vào sẽ chỉ là một sự lãng phí vô ích.
Tự
do tư tưởng
Tự
do trong tư tưởng là nền tảng cần thiết để cái “cây” văn hóa vươn cao, tỏa bóng
và nở hoa rực rỡ.
Văn
hóa là một khái niệm rất rộng, bao gồm hệ thống các giá trị, truyền thống, tập
quán, hành vi và sản phẩm sáng tạo của con người trong một cộng đồng, như ngôn
ngữ, nghệ thuật, tôn giáo, phong tục, lối sống, và các mối quan hệ xã hội.
Chính
vì vậy, văn hóa định hình cách con người nhìn nhận thế giới, xác định đúng sai
trong xã hội, nên nó có một mối quan hệ phức tạp và đa chiều đối với sự quản trị
xã hội.
Văn
hóa có thể được ví như một cái cây, một cơ thể sống với nhiều tỷ tế bào luôn vận
động không ngừng nghỉ. Các tế bào luôn có nhu cầu trao đổi, học tập, so sánh và
biến đổi để phát triển. Văn hóa phát triển mạnh mẽ hay không phụ thuộc chặt chẽ
vào môi trường chính trị nơi nó tồn tại.
Nói
cách khác, những nhà quản lý văn hóa phải là những người hiểu biết và trân trọng
văn hóa mới có thể giúp cái cây văn hóa phát triển rực rỡ.
Trong
một xã hội mà chính quyền muốn kiểm soát mọi khía cạnh của cuộc sống, văn hóa sẽ
phải đối mặt với những thách thức lớn.
Văn
hóa giống như một cái chuông hay dây đàn, cần một khoảng không để rung động và
phát ra âm thanh. Nếu ta chạm vào chuông, vào dây đàn, hay cho chúng một khoảng
không quá hẹp, âm thanh sẽ bị câm, tắc nghẹn hoặc không phải là tần số thực của
chúng.
Việt
Nam đã có những thay đổi tích cực về quản lý văn hóa nếu so sánh với 50, 60 năm
trước, nhưng nếu thực sự muốn có những bước tiến mới, rất cần thay đổi tư duy về
văn hóa.
Nếu
bị áp đặt một cách cứng nhắc, mọi thứ đều phải phục vụ hệ tư tưởng cộng sản
thông qua bộ máy truyền thông rập khuôn, giáo dục giáo điều và kiểm duyệt rập
khuôn thì văn hóa và nghệ thuật sẽ rất khó phát triển.
Văn
hóa là phương tiện qua đó cá nhân và cộng đồng thể hiện bản sắc, giá trị và trải
nghiệm của mình.
Văn
hóa vốn dĩ năng động, phát triển theo thời gian khi các xã hội tiếp xúc với những
ý tưởng, công nghệ và thách thức mới.
Sự
thịnh vượng của văn hóa phụ thuộc vào tự do khám phá, sáng tạo và chia sẻ các
quan điểm một cách đa dạng.
Nhà
văn, các nghệ sĩ luôn cần tự do để thể hiện ý tưởng, cảm xúc và quan điểm mà
không sợ bị kiểm duyệt hoặc trừng phạt. Tự do có thể nói như ánh nắng, như oxy
để cái cây văn hóa phát triển mạnh mẽ, phong phú như những nhánh cành ra nhiều
hướng.
Tư
duy cứng nhắc trong giáo dục ở Việt Nam đã tạo ra những bài văn mẫu. Văn học là
nghệ thuật, là một mảng quan trọng của văn hóa không thể bị định hình cứng nhắc
và khô khan như công thức toán học, điều này đã và sẽ giết chết tư duy sáng tạo
và cái riêng của học sinh. Với cách dạy văn như vậy, Việt Nam không thể có được
những nhà văn lớn.
HÌNH
: https://www.luatkhoa.com/content/images/2024/08/43242355342-1.jpg
"Thời của thánh thần" của Hoàng Minh
Tường, cuốn tiểu thuyết hiếm hoi đụng chạm đến những vấn đề nhạy cảm như Cải
cách Ruộng đất, Nhân văn - Giai phẩm, thuyền nhân vượt biên. Ảnh: Văn Việt.
Sự
dũng cảm khi quản lý văn hóa
Chính
bởi văn hóa là một cơ thể sống, luôn có xu hướng vươn về mọi hướng, nên những
nhà quản lý rất cần sự dũng cảm khi chăm sóc cái “cây" văn hóa. Sự quản lý
cứng nhắc của chính quyền đã bỏ lỡ những tác phẩm văn học tầm cỡ.
Việt
Nam không có một tác phẩm lớn nào về Cải cách Ruộng đất. Cải cách Ruộng đất, được
gọi là một phong trào long trời lở đất với vô số bi kịch nhưng mới chỉ có được
vài tác phẩm.
Cuộc
chiến (1955-1975) nếu được nhìn với một con mắt đa chiều, nêu ra những thiệt hại
to lớn, sự đau khổ, mất mát, hy sinh, thiệt thòi và hy vọng của dân tộc ở cả
hai phía thì sẽ có được nhiều tác phẩm lớn hơn. Công cuộc cải tạo công thương
nghiệp tư bản tư doanh, tiêu diệt tư sản mại bản, lấy tài sản của họ một cách
vô lý là những đề tài hầu như chưa được khai thác.
Cuộc
sống trong các trại
cải tạo sau năm 1975 là một mảng văn học nếu được nhìn với con mắt
công bằng và khoa học của lịch sử thì sẽ có khả năng cho ra đời những tác phẩm
rất lớn. [2]
Tiếc
thay, những tác phẩm này không được “bên thắng cuộc” tiếp nhận. Phong
trào Nhân văn - Giai phẩm còn là một mỏ vàng mới chỉ được khai
thác trên bề mặt. [3]
Trong
tương lai, những tác phẩm về phong trào dân chủ và nhân quyền sẽ đóng một vai
trò quan trọng trong dòng chảy văn học của Việt Nam nhưng cũng sẽ rất khó để
chính quyền hiện nay có được một góc nhìn cởi mở và công tâm về mảng này.
Nếu
những nhà văn được phép khai thác về thời kỳ được coi là “nhạy cảm” này, họ sẽ
có được những chất liệu đặc biệt và có thể tạo ra những tác phẩm sâu sắc, giàu
tư liệu lịch sử, và như vậy mới mong muốn được “thi đấu” trên văn đàn quốc tế.
Chính
vì thiếu lòng dũng cảm, cách nhìn nhận những vấn đề lịch sử cũng không được
khoa học.
Lịch
sử là lịch sử, nói lên cái sai lầm của lịch sử một cách thẳng thắn không làm
chính thể hiện tại yếu đi, mà ngược lại, nó thể hiện bản lĩnh và cách nhìn
thoáng đãng và mạnh mẽ về lịch sử.
Trung
Quốc, vốn được nhiều người coi là bảo thủ và khắc nghiệt hơn Việt Nam về quản
lý văn hóa, nhưng so với Việt Nam, họ vẫn có một cái nhìn thoáng và khoa học
hơn. Họ dám cho ra đời các tác phẩm được coi là nhạy cảm như tiểu thuyết “Phải
Sống” của nhà văn Dư Hoa, sau được đạo diễn Trương Nghệ Mưu dựng thành phim.
Tác phẩm này mô tả cuộc sống của một gia đình Trung Quốc trong thời kỳ Cải cách
Ruộng đất, Đại Nhảy Vọt và Cách mạng Văn hóa.
Hay
như “Bá Vương Biệt Cơ”, được coi là tác phẩm điện ảnh để đời của đạo diễn Trần
Khải Ca, miêu tả sự khốc liệt của những số phận con người trong thời kỳ Cách mạng
Văn hóa.
Nói
như vậy để thấy rằng, chuyện một vài cán bộ ngồi một chỗ trong phòng lạnh rồi
phác thảo ra một kế hoạch để chấn hưng văn hóa là điều gần như không có nghĩa
lý gì.
Văn
hóa gắn liền với cuộc sống, mà cuộc sống thì mênh mông như biển cả, trải nghiệm
cá nhân của các thành viên trong xã hội cũng như hàng tỷ tỷ sinh vật sống trong
ấy, vô cùng rộng lớn và phong phú.
Văn
học, nghệ thuật hay văn hóa nói chung chỉ có giá trị khi nó đặc tả những trải
nghiệm riêng tư.
Trong
khi ấy, những người cầm quyền của chế độ xã hội chủ nghĩa lại luôn kêu gọi tính
đảng và rập khuôn theo kiểu xây dựng mẫu hình “con người mới xã hội chủ nghĩa”.
Cách
tư duy như vậy không khác nào muốn bắt tất cả những sinh vật trong đại dương
mênh mông vào một cái chậu nhỏ bé, chật hẹp, được dán nhãn là văn hóa, văn học
hay nghệ thuật xã hội chủ nghĩa.
https://www.luatkhoa.com/content/images/2024/08/437928479234-1.webp
Báo
Sài Gòn Giải Phóng ngày 26-10-1975. Chụp lại từ microfilm. Nguồn:
tranhoaithu42.com.
Tính
công bằng trong quản lý văn hóa
Chính
bởi văn hóa là một cơ thể sống với hàng tỷ tế bào, mỗi tế bào lại có một cuộc sống
với màu sắc riêng, nên những người quản lý văn hóa rất cần công bằng, không được
cực đoan.
Văn
hóa là văn hóa, không nên gán chính trị, giai cấp, tư tưởng vào văn hóa.
Sự việc
chính quyền đốt
sách của các tác giả miền Nam sau khi Việt Nam thống nhất là một
việc đáng tiếc vô cùng. [4] Biết bao tác phẩm, sản phẩm trí tuệ của những nhà
văn giỏi đã bị tiêu hủy.
Sự
cực đoan còn lan sang cả lĩnh vực âm nhạc khi nhiều bài hát của những nhạc sĩ
miền Nam bị
cấm. [5] Rất may là trong lĩnh vực âm nhạc, có cấm thì tác phẩm vẫn tìm
được con đường để sống sót. Giờ đây, có bao nhiêu nhạc phẩm nhạc miền Nam xưa
được ưa chuộng trên khắp cả nước. Một ví dụ là dòng nhạc Bolero vốn được coi là
nhạc vàng, là uỷ mị, phản động giờ vẫn được ưa chuộng và ca hát rộng rãi.
Thực
tế cho thấy dòng nhạc ấy không làm tâm hồn của người Việt ủy mị đi, nhưng ngược
lại bản thân Bolero cũng không thể phát triển mạnh mẽ để lấn át các dòng nhạc
khác. Mỗi dòng nhạc đều có thị trường riêng, phù hợp với một dạng tần số cảm thụ
nghệ thuật của người nghe.
Tiếc
thay, mảng văn học không may mắn như vậy. Những cuốn sách đã bị đốt đồng nghĩa
với việc tác phẩm cũng bị mất khi tác giả của chúng không còn. Giá như những
người cầm quyền vào thời kỳ ấy đủ lớn, đủ tầm văn hóa để dung nạp và biết giữ
gìn giá trị văn hóa thì những tác phẩm văn học ấy sẽ góp phần làm cho nền văn học
của chúng ta thêm phong phú và vạm vỡ biết bao nhiêu.
Tính
công bằng trong quản lý văn hóa còn cần phải tách biệt giữa tác phẩm và tác giả.
Không nên cứ tác giả nào có quan điểm chính trị trái với chính quyền thì tác phẩm
của họ cũng bị tẩy chay.
Mỗi
tác phẩm văn học đôi khi chẳng cần gắn với một hệ tư tưởng chính trị nào mà vẫn
có thể là một tác phẩm lớn, một di sản quý báu của văn hóa nhân loại. Đâu phải
tất cả câu chuyện về tình yêu đều cần phải có tính đảng hay nhất định phải là
tình yêu có định hướng xã hội chủ nghĩa?
Chỉ khi
văn hóa có tự do, người quản lý văn hóa dũng cảm để văn hóa tự do phát triển và
công bằng khi ứng xử với các sản phẩm văn hóa thì đề án chấn hưng văn hóa mới
thực sự có hiệu quả.
======================================================
Lý tưởng Ngô Đình Diệm và tư
tưởng Hồ Chí Minh: Khác biệt ra sao?
https://www.youtube.com/watch?v=f4bOOtprk3w
Giáo dục miền Nam trước năm
1975 tự do hơn miền Bắc như thế nào?
May
16, 2024
https://www.youtube.com/watch?v=wGhjwGhgh5M
Triệt
tiêu văn hóa miền Nam sau năm 1975 : Đốt sách, cầm tù trí thức, độc chiếm xuất
bản
Những
thiệt hại không thể phục hồi, kéo lùi nền tri thức của đất nước.
April
28 2023 10:47 PM
Luật
Khoa tạp chí - Nguyễn Hạnh
VIDEO
:
Sau năm
1975: Miền Bắc đã đốt sách miền Nam như thế nào? - Book burning of the South
Vietnam
Apr
28, 2024
https://www.youtube.com/watch?v=_mjoRthhK_s&t=51s
Thảm
kịch trại cải tạo sau năm 1975
Luật
Khoa tạp chí - Nguyễn Hạnh
April 29 2024 3:13 PM
https://www.luatkhoa.com/2024/04/tham-kich-trai-cai-tao-sau-nam-1975/
Trại
cải tạo sau 30-4-1975: Lục lại một báo cáo của Ân xá Quốc tế năm 1981
Tháng
12/1979, tổ chức Ân xá Quốc tế (Amnesty International) đã có chuyến làm việc
chính thức 10 ngày tại Việt Nam về vấn đề giam. . .
June
23 2017 11:35 AM
Thảm
kịch thuyền nhân: 20 năm biển người giữa Biển Đông
Một trong những thảm
kịch tị nạn dai dẳng nhất trong lịch sử nhân loại.
April
26 20223:12 PM
No comments:
Post a Comment