BÀN VỀ CHUYỆN VIỆT
NAM CHƯA ĐƯỢC MỸ CÔNG NHẬN LÀ NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
(Viết
theo đề nghị của 1 số bạn về chủ đề này). Tôi chỉ viết dạng facebook chứ không
thể viết hàn lâm được.
*
1.
SỰ KIỆN
Ngày
2 tháng 8 năm 2024 vừa qua, Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã ban hành kết luận, theo đó
mặc dù có ghi nhận nhiều chuyển biến tích cực về nền kinh tế Việt Nam trong thời
gian qua theo hướng chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường (KTTT), nhưng Mỹ vẫn
tiếp tục chưa công nhận Việt Nam là quốc gia có nền kinh tế thị trường. Nghĩa
là Mỹ coi Việt Nam là một nền kinh tế phi thị trường.
Việc
này có ảnh hưởng mạnh đến quyền lợi của các doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia
xuất nhập khẩu với thị trường Mỹ. Doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam
vào thị trường Hoa Kỳ sẽ còn tiếp tục bị phân biệt đối xử trong các vụ điều tra
chống bán phá giá, chống trợ cấp của Hoa Kỳ. Khi có vụ kiện hay nghi ngờ phá
giá, các cơ quan thương mại Mỹ sẽ thẩm định giá bán hàng hóa theo đúng giá
thành sản xuất hay là bán dưới giá thành.
Đối
với các nước phi thị trường, chi phí sản xuất (giá thành) thực tế của doanh
nghiệp khi khai báo trong hồ sơ sẽ không được công nhận mà họ sẽ phải sử dụng
“giá thành hợp lý thay thế” của một nước thứ ba để tính toán giá thành hợp lý
và xác định biên độ bán phá giá. Từ đó họ có các biện pháp trừng phạt…
2.
GIẢI THÍCH THÊM
Từ
khi thế giới chia thành hai hệ thống kinh tế, thế giới luôn có hai hệ thống
kinh tế khác nhau căn bản, khác nhau về nguyên lý, có tính đối lập nhau: Đó là
kinh tế kế hoạch và kinh tế thị trường. Đáng tiếc là Việt Nam ta từ khi độc lập
(1954 và sau 1975 thống nhất đất nước lại đi theo hệ thống kế hoạch).
Khi
hệ thống kinh tế kế hoạch thất bại kèm theo sự sụp đổ của hệ thống XHCN, nhiều
quốc gia (trong đó có Việt Nam) đã chuyển đổi sang phát triển hệ thống kinh tế
thị trường, tham gia vào hệ thống thương mại toàn cầu và buôn bán, đầu tư với
các nước thị trường. Chỉ còn Bắc Triều Tiên và Cuba là không chuyển đổi.
Tuy
nhiên, các quốc gia chuyển đổi, hội nhập với các lý sự và mô hình khác nhau.
Trong
quá trình đó, để được công nhận là nền kinh tế thị trường (KTTT) thì phải tuân
theo luật chơi được đặt dưới sự chi phối của các nước phương Tây có nền KTTT
phát triển cao và quy mô lớn.
Một
quốc gia chuyển đổi chỉ thực sự được công nhận là nền kinh tế thị trường khi
đáp ứng đúng và đủ các tiêu chí riêng của các nước áp dụng. Sau khi được công
nhận là nền kinh tế thị trường, quốc gia đó sẽ có nhiểu thuận lợi cho hoạt động
sản xuất, kinh doanh.
Cụ
thể:
+
Về hạn mức tín dụng, được các tổ chức tài chính cấp hạn mức tín dụng cho mức
cao hơn, phí về rủi ro thấp hơn;
+
Việc vay mượn quốc tế của quốc gia và doanh nghiệp thuận lợi hơn;
+
Về chống bán phá giá của doanh nghiệp và hàng hóa, khi xem xét, họ dựa vào giá
bán trong nước hoặc giá thành sản xuất được thẩm định so với giá xuất khẩu –
như vậy công bằng hơn và ít bị kết luận bán phá giá và áp thuế nhập khẩu cao. Nếu
không được công nhận là nền kinh tế thị trường thì họ lấy giá của nước thứ 3 để
làm mốc so sánh, gây bất lợi cho xuất khẩu và dễ bị kết luận bán phá giá, bị áp
thuế nhập khẩu cao hơn hẳn.
Trên
thực tế việc có được công nhận là nền kinh tế thị trường hay không phụ thuộc
không chỉ vào các yếu tố kinh tế – kỹ thuật mà còn phụ thuộc cả vào các yếu tố
chính trị. Cụ thể, Việt Nam đã được 72 nước công nhận là nền kinh tế thị trường,
trong khi đó Mỹ và EU – hai đối tác chính và quan trọng đều chưa công nhận.
Theo
Đạo luật Thuế quan Hoa Kỳ 1930, sáu tiêu chí khi xem xét một quốc gia có nền
kinh tế thị trường bao gồm:
(i)
Mức độ chuyển đổi của đồng tiền: Nghĩa là, đồng tiền phải được tự do chuyển đổi
sang các đồng tiền khác, không bị ràng buộc gì.
(ii)
Thị trường lao động minh bạch: Nghĩa là, thị trường lao động phải công khai,
minh bạch, không phân biệt đối xử, không bị thao túng; hợp đồng, tiền lương, tiền
công phải được đàm phán trực tiếp và công bằng giữa người lao động và người sử
dụng lao động; người lao động được tự do tham gia các tổ chức nghiệp đoàn mà họ
tin cậy.
(iii)
Mức độ đầu tư nước ngoài vào các hoạt động kinh tế phải được tự do và bình đẳng;
(iv)
Tỷ trọng sở hữu nhà nước trong kinh doanh không quá lớn;
(v)
Mức độ kiểm soát và ra lệnh của Chính phủ với một số nguồn lực và giá cả.
(vi)
Các yếu tố khác mà Mỹ thấy cần thiết đưa thêm vào (ví dụ quyền con người hoặc
quyền biểu tình. Tự do báo chí…).
3.
DỮ KIỆN
Ngày
2 tháng 8 (Reuters) – Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã công bố vào thứ Sáu rằng họ sẽ tiếp
tục phân loại Việt Nam là một quốc gia có nền kinh tế phi thị trường, một quyết
định khiến Hà Nội thất vọng.
Việt
Nam từ lâu đã tìm cách nâng cấp tư cách và rất muốn Mỹ công nhận Việt Nam là nền
KTTT, điều này sẽ làm giảm thuế chống bán phá giá mang tính trừng phạt đối với
các nền kinh tế phi thị trường có ảnh hưởng lớn của nhà nước. Chỉ có 12 nền
kinh tế khác được Washington dán nhãn là phi thị trường, bao gồm Trung Quốc,
Nga, Triều Tiên và Azerbaijan…
– PHÍA
VIỆT NAM CÓ VẺ RẤT HẰN HỌC
Ngày
3/8, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng nêu rõ: Chúng tôi thất
vọng về việc Bộ Thương mại Hoa Kỳ tiếp tục xác định Việt Nam là nền kinh tế phi
thị trường. Mặc dù ghi nhận nhiều chuyển biến tích cực của nền kinh tế Việt Nam
trong thời gian qua, quyết định này không phản ánh đầy đủ những nỗ lực và thành
tựu to lớn của Việt Nam trong xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường đã
được cộng đồng quốc tế ghi
Trên
báo Dân Việt ngày 05/8/2024, tác giả Hoàng Hải Vân viết: Mỹ
dùng công cụ phi thị trường đối xử với kinh tế thị trường
Sau
khi Mỹ và Việt Nam thiết lập quan hệ đối tác chiến lược toàn diện, chúng ta
luôn hy vọng Mỹ có nhiều đối xử công bằng trong quan hệ kinh tế với nước ta.
Đáng buồn là sau nhiều cuộc trao đổi, ngày 2/8 vừa qua Bộ Thương mại Mỹ vẫn tiếp
tục không công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường.
Mỹ
không công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường, vậy Mỹ đúng hay 72 quốc gia
khác đúng?
Trong
khi đó, đã có 72 quốc gia công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường. Vậy Mỹ
đúng hay 72 quốc gia kia đúng? Chúng ta xây dựng thể chế kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN). Một số người cho rằng do cụm từ “định hướng
XHCN” nên Việt Nam chưa có kinh tế thị trường.
Hãy
nghe lời giải thích sau đây: (Trích Nguyễn Phú Trọng): “Xây dựng thể chế kinh tế
thị trường XHCN trước hết phải có kinh tế thị trường đầy đủ. Định hướng XHCN là
sử dụng nguồn lực của Nhà nước để bảo đảm cho nền kinh tế đủ sức đối phó với rủi
ro khủng hoảng, loại bỏ sự lũng đoạn của “lợi ích nhóm”, bảo đảm cơ hội bình đẳng
cho các chủ thể của nền kinh tế trong thụ hưởng các chính sách và tiếp cận các
nguồn lực của quốc gia, bảo đảm an sinh xã hội tốt nhất cho người dân theo hướng
ưu tiên cho các thành phần yếu thế. Định hướng XHCN chủ yếu thực hiện bằng công
cụ thị trường cùng chính sách an sinh xã hội, không phải là sự can thiệp phi thị
trường vào sự vận hành của nền kinh tế. Quan điểm này được Đảng ta xác định đầy
đủ trong thời kỳ đồng chí Nguyễn Phú Trọng làm Tổng Bí thư” (Báo Nhân dân,
23/7/2024).
Có
thể thấy “định hướng XHCN” với nội hàm nói trên hoàn toàn không ảnh hưởng đến
việc xây dựng thể chế của một nền kinh tế thị trường đầy đủ.
Trong
số 72 quốc gia công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường, ngoài Anh quốc
công nhận mới đây (2023), còn Singapore và các nước ASEAN công nhận từ 17 năm
trước (2007). Australia, New Zealand, Hàn Quốc công nhận từ 14-15 năm trước
(2008-2009), Nhật Bản từ 13 năm trước (2011), Thụy Sĩ, Na Uy, Iceland từ 12 năm
trước (2012), Canada, Israel từ 8 năm trước (2016)…
Những
nền kinh tế thị trường lớn này của thế giới công nhận nước ta có nền kinh tế thị
trường là xuất phát từ sự thật và xuất phát từ lợi ích chính đáng của doanh
nghiệp và người tiêu dùng nước họ trong quan hệ cùng có lợi với Việt Nam.
Hoa
Kỳ và các nước EU sở dĩ chưa công nhận nước ta có nền kinh tế thị trường không
phải do nước ta chưa có nền kinh tế thị trường mà họ chịu sức ép thiển cận của
một số nhóm lợi ích không muốn hàng hóa Việt Nam cạnh tranh bình đẳng với hàng
hóa của họ và muốn sử dụng công cụ phi thị trường để gây sức ép chính trị đối với
Việt Nam.
Bộ
Công Thương và các doanh nghiệp nước ta đã tốn rất nhiều công sức và chi phí để
đối phó với những vụ kiện chống bán phá giá của Mỹ nhưng rất ít có hiệu quả (Vì
nước ta bị họ coi là phi thị trường). Bởi vậy các nhà lãnh đạo nước ta phải
liên tục kêu gọi Mỹ và EU công nhận nước ta có nền kinh tế thị trường để giảm
nhẹ những vụ kiện cáo phi lý kia.
Cần
nhớ, khi gia nhập WTO vào năm 2001, có điều khoản quy định Trung Quốc mặc nhiên
sẽ được công nhận là nền kinh tế thị trường sau 15 năm. Nhưng sau 15 năm, Mỹ và
EU vẫn không công nhận nước này có nền kinh tế thị trường với lý do nhiều hàng
hóa Trung Quốc xuất khẩu vào các thị trường này giá thấp do “bán phá giá”.
Trung
Quốc đã tiến hành kiện ra WTO yêu cầu Mỹ và EU công nhận họ là quốc gia có nền
kinh tế thị trường, nhưng kiện trong một thời gian dài WTO vẫn không ra phán
quyết có lợi cho Trung Quốc, nên Trung Quốc đã dừng kiện vào năm 2019. Họ đã có
đủ sức mạnh để đáp trả, không cần kiện cáo nữa.
Nước
ta hiện đang kêu gọi, nhưng vẫn không ăn thua. Đã đến lúc chúng ta phải tính đến
sức mạnh nội lực của nền kinh tế”.
4.
LỜI BÌNH
–
Nếu các báo mà cứ đăng các bài như của ông Hoàng Hải Vân viết ở trên thì muôn đời
Việt Nam ta cũng không được Mỹ và EU công nhận là nền KTTT. Những bài viết như
vậy, các báo cần tỉnh táo không đăng. Cơ quan kiểm duyệt Nhà nước cũng cần nhắc
nhờ các báo không đăng các bài cánh tả như vậy. Nó rất có hại cho đất nước Việt
Nam.
–
Tuyệt đối không nên trích lời của ‘bác Nguyễn Phú Trọng kính mến’ để thuyết
minh với Mỹ và EU về việc Việt Nam làm vậy là đúng theo nền KTTT (đôi khi còn
chua thêm là nền KTTT đầy đủ, đích thực, văn minh, hiện đại, định hướng XHCN)…
Càng trích, càng cãi lý theo hướng viện dẫn bác Nguyễn Phú Trọng thì Việt Nam
càng lâu được công nhận là nền KTTT để làm ăn thuận lợi hơn.
– Nếu bàn
về quyết định của Mỹ ngày 2-8-24 có đúng hay không thì tôi thấy họ quả đúng:
+
Tiêu chí 1: Tại sao Nhà nước độc quyền vàng? Rồi để SJC tự dưng không thu mua lại
vàng một chữ do chính SJC phát hành? Tại sao để chuyển ngân hàng tỷ đô la vào,
ra rửa tiền mà không kiểm soát?
+
Tiêu chí 2: Thị trường xin việc làm vào Bộ Công an, vào cơ quan nhà nước đã
minh bạch và công bằng chưa? Ngay công chức khi lên chức có công bằng chưa? Có
tiêu cực trong phong chức vụ không? Cò buôn việc làm có hoạt động không khi xin
việc vào các công ty lương cao hoặc đi xuất khẩu lao động? Công nhân có được
thành lập công đoàn không?
+
Tiêu chí 3: Đầu tư nước ngoài nói chung là OK, nhưng ở nhiều lĩnh vực hạn chế
kinh doanh đã công bằng chưa? Ví dụ tại sao cho thí điểm Ciputra và Phú Mỹ Hưng
đầu tư vào bất động sản mà không cho các công ty khác?
+
Tiêu chí 4: Tỷ trọng sở hữu DNNN ở nhiều ngành quan trọng còn quá cao.
+
Tiêu chí 5: Mức độ can thiệp của Nhà nước trực tiếp vào điều động nguồn lực và
giá cả là điều cần hạn chế thì ông hoàng Hải vân lại dẫn đồng chí Nguyễn Phú Trọng
coi đó là tính định hướng XHCN?
+
Mỹ chưa cần dùng đến tiêu chí 6. Chắc là khi nào như ông Hoàng Hải Vân nói dọa
rằng Việt Nam sẽ học Trung Quốc dùng “sức mạnh” – để ép Mỹ chắc? Khi đó Mỹ sẽ
dùng tiêu chí 6.
+
Mỹ là nước lớn, cư xử rất tử tế, đàng hoàng. Việt Nam là nước đang có quan hệ rất
tốt đẹp với Mỹ, đã nâng cấp quan hệ lên đối tác chiến lược toàn diện. Nhưng việc
nào ra việc đó. Chuyện công nhận nền KTTT có nguyên tắc riêng của nó như đã
trình bày trên. Việt Nam nên từng bước học theo các nước đã phát triển để
đạt từng tiêu chí, tiến tới được công nhận là nền KTTT.
HÌNH
:
https://www.facebook.com/photo/?fbid=7306490246120727&set=pcb.7306490306120721
https://www.facebook.com/photo?fbid=7306490229454062&set=pcb.7306490306120721
https://www.facebook.com/photo.php?fbid=7934677103234008&set=p.7934677103234008&type=3
.
No comments:
Post a Comment