NỘI DUNG :
Viện
trợ 61 tỉ đô la cho Ukraina : Hạ Viện Mỹ bật đèn xanh sau 6 tháng bế tắc
Trọng Thành
- RFI
.
Hạ
Viện Mỹ thông qua khoản viện trợ 61 tỷ đô la : Ukraina ăn mừng, Nga lên án
Minh Phương
- RFI
Thùy Dương - RFI
=====================================================
Viện trợ 61 tỉ đô la cho Ukraina : Hạ Viện Mỹ bật đèn
xanh sau 6 tháng bế tắc
Trọng Thành - RFI
Đăng
ngày: 21/04/2024 - 11:54
Khoản
viện trợ hơn 61 tỉ đô la giúp Ukraina chống quân Nga xâm lược, theo kế hoạch của
chính phủ Mỹ, rút cục đã được Hạ Viện, do đảng Cộng Hòa kiểm soát, bật đèn xanh
vào hôm qua, 20/04/2024, sau 6 tháng bị các dân biểu trung thành với cựu tổng
thống Trump ngăn chặn.
Cờ
Mỹ và Ukraina tung bay khi người ủng hộ Ukraina biểu tình bên ngoài Điện
Capitol, sau khi Hạ Viện Mỹ bỏ phiếu thông qua 61 tỉ đô la viện trợ cho
Kiev, ngày 20/04/2024. REUTERS - Ken Cedeno
Thông
tín viên Loubna Anaki tường trình từ New York:
“Chúng
ta đứng về phía Ukraina trong thời điểm hiện tại. Chúng ta cũng sẽ ở bên họ
trong tương lai, và sẽ sát cánh với Ukraina cho đến ngày chiến thắng !’’.
Phát biểu nói trên của lãnh đạo nhóm dân biểu Dân Chủ Hakeem Jeffries ngay trước
cuộc bỏ phiếu cho thấy thành công là chắc chắn. Sau nhiều tháng bế tắc, lãnh đạo
nhóm dân biểu Dân Chủ biết rõ là có rất ít khả năng dự luật này bị bác bỏ.
Nhờ thủ
tục bỏ phiếu tách riêng các khoản viện trợ ra từng phần, như chủ tịch Hạ Viện đảng
Cộng Hòa Mike Johnson đề xuất, mà mỗi phần của kế hoạch trợ giúp đã được thông
qua không gặp trở ngại : 61 tỉ đô la cho Kiev, 13 tỉ cho Israel, 8 tỉ
đô la cho Đài Loan và khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương, 9 tỉ đô la trợ giúp nhân
đạo Gaza và các nơi khác trên thế giới.
Bị
nhiều dân biểu trung thành với Donald Trump lên án vì liên minh với đảng Dân Chủ
để thông qua luật này, chủ tịch Hạ Viện Mike Johnson khẳng định ông chỉ làm
đúng bổn phận của mình : ‘‘Thế giới đang bên bờ hỗn loạn trong giai đoạn hiện nay, xung đột có
nguy cơ bùng phát vượt tầm kiểm soát. Chúng ta đang sống trong một thời kỳ nguy
hiểm, nơi vai trò lãnh đạo của nước Mỹ cần phải được duy trì. Tôi đã nói điều
này, và tôi sẽ nhắc lại, chúng ta nên gửi viện trợ quân sự đến để hỗ trợ các đồng
minh, thay vì gửi con em và các lực lượng vũ trang của chúng ta.’’
Bốn
biện pháp hỗ trợ vừa được Hạ Viện thông qua sẽ phải được nhập thành một văn bản
dự luật chung để gửi đến Thượng Viện, trước khi luật được tổng thống Joe Biden
phê chuẩn, có thể là ngay trong tuần này’’.
Theo báo chí Hoa Kỳ, trong khoản viện trợ hơn 61 tỉ đô la nói
trên, 23 tỉ sẽ được dùng để khôi phục lại số vũ khí, đạn dược của Mỹ đã được viện
trợ cho Ukraina trước đó. Gần 14 tỉ đô la sẽ dùng để trực tiếp tài trợ cho các
nhu cầu của quân đội Ukraina, gồm vũ khí, trang thiết bị cũng như đào tạo. 10 tỉ
đô la dành cho các hỗ trợ kinh tế, cụ thể trong các lĩnh vực năng lượng và cơ sở
hạ tầng. Khoản viện trợ này sẽ được chuyển cho Ukraina dưới hình thức cho vay.
Đa
số dân biểu Cộng Hòa chống dự luật trợ giúp Ukraina
Gói
hỗ trợ Ukraina đã được Hạ Viện Mỹ thông qua với 311 phiếu thuận, 112 phiếu chống.
Toàn bộ 112 phiếu chống là của phe Cộng Hòa. Việc chủ tịch Hạ Viện Mike Johnson
phối hợp với phe Dân Chủ đưa luật viện trợ cho Ukraina ra bỏ phiếu gây phản ứng
dữ dội trong nội bộ phe Cộng Hòa. Ngay sau khi dự luật được thông qua, trên mạng
X, nữ dân biểu Marjorie Taylor Greene, trung thành với Donald Trump, đã gọi chủ
tịch Hạ Viện là ‘‘kẻ không chỉ phản bội đảng Cộng Hòa, mà còn phản bội đất nước’’.
Dân biểu này cũng khẳng định chủ tịch Hạ Viện ‘‘'đã thông qua luật với sự trợ
giúp của đảng Dân Chủ, trong lúc đa số dân biểu Cộng Hòa chống lại’’.
-----------------------------
Các
nội dung liên quan
MỸ
- VIỆN TRỢ
Hạ
Viện Mỹ tách biệt các viện trợ cho Israel và cho Ukraina để biểu quyết
HOA
KỲ - VIỆN TRỢ
HOA
KỲ - HẠ VIỆN
Hạ
Viện Mỹ vẫn trong tình trạng « rắn mất đầu » do chia rẽ trong đảng Cộng
Hòa
=====================================================
.
Hạ
Viện Mỹ thông qua khoản viện trợ 61 tỷ đô la : Ukraina ăn mừng, Nga lên án
Minh Phương
- RFI
Đăng
ngày: 21/04/2024 - 13:22
Kế
hoạch viện trợ 61 tỷ đô la cho Ukraina bị đình trệ từ lâu do sự phản đối
của các dân biểu đảng Cộng Hòa trung thành với cựu tổng thống Donald Trump
cuối cùng đã được Hạ Viện Mỹ thông qua vào hôm qua 20/04/2024. Trong khi Kiev
và các đồng minh phương Tây hoan nghênh quyết định của Hạ Viện Mỹ, Matxcơva
lên tiếng cảnh báo rằng số tiền này sẽ chỉ « làm giàu thêm cho Mỹ »,
khiến cuộc chiến kéo dài và gây tổn thất cho Ukraina.
(Ảnh
minh họa) - Tổng thống Ukraina Zelensky thị sát tình hình chiến tuyến
ở vùng Kharkiv ngày 09/04/2024. AP
Tổng
thư ký NATO, Jens Stoltenberg, cho biết ông hoan nghênh việc Hạ Viện Hoa Kỳ
thông qua gói viện trợ mới cho Ukraina và điều này sẽ « giúp củng cố an
ninh của tất cả chúng ta ở châu Âu và Bắc Mỹ ». Ngược lại,
phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Nga, bà Maria Zakharova, gọi kế hoạch viện trợ
này là sự « hỗ trợ trực tiếp cho các hoạt động khủng bố » và
khiến tình hình khu vực trở nên tồi tệ hơn bao giờ hết.
Về
phần mình, tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky tuyên bố, chỉ ít phút sau cuộc
bỏ phiếu của Hạ Viện Mỹ, rằng « khoản viện trợ này sẽ cứu được hàng
nghìn, hàng nghìn sinh mạng ».
Từ
Kiev, thông tín viên RFI Emmanuelle Chaze cho biết thêm :
« Ukraina
đã chờ đợi quyết định này trong suốt 6 tháng, cũng
là 6 tháng cầm cự chống lại quân Nga xâm lược mà không có trang thiết
bị và hỗ trợ tài chính của Mỹ. Chính tổng thống Volodymyr Zelensky vài ngày trước
đã phải thừa nhận rằng nếu khoản viện trợ 61 tỷ đô la này không được thông
qua, Ukraina sẽ thua trong cuộc chiến với Nga.
Trên
thực tế, những tháng bất ổn vừa qua đã khiến khả năng phòng thủ của
Ukraina suy giảm và tình hình dọc chiến tuyến ngày càng xấu đi. Tại đó,
Ukraina phải chiến đấu với quân Nga với tỉ lệ 1 chọi 10. Điều này
càng được thấy rõ trong những tuần gần đây, với các cuộc tấn công dữ dội
và liên tục bằng tên lửa và drone nhắm vào các cơ sở hạ tầng năng lượng
và thường dân Ukraina. Khoản viện trợ của Mỹ sẽ cho phép Ukraina có
thêm nguồn lực để bảo vệ vùng trời của mình và đối đầu với quân đội Nga ở tiền
tuyến trong điều kiện tốt hơn.
Người
dân Ukraina thở phào nhẹ nhõm trước quyết định này. Nhưng đồng thời, nhiều người
cũng cay đắng tự hỏi rằng nếu cuộc bỏ phiếu diễn ra sớm hơn thì có bao nhiêu
dân thường và binh sĩ đã không phải bỏ mạng ».
----------------------------
Các
nội dung liên quan
HOA
KỲ - VIỆN TRỢ
HOA
KỲ - UKRAINA - CIA
CIA:
Ukraina có thể ‘‘thua’’ Nga trong năm 2024, nếu không được Mỹ hỗ trợ quân sự
MỸ
- VIỆN TRỢ - UKRAINA - CHIẾN TRANH
Viện
trợ 61 tỉ đô la cho Ukraina : Hạ Viện Mỹ bật đèn xanh sau 6 tháng bế tắc
===============================================
.
.
Mỹ : Áp lực đè nặng lên chủ tịch Hạ Viện trước cuộc
bỏ phiếu thông qua khoản viện trợ lớn cho Ukraina và Israel
Thùy Dương - RFI
Đăng
ngày: 20/04/2024 - 13:47
Hôm
nay 20/04/2024, Hạ Viện Mỹ bỏ phiếu thông qua kế hoạch viện trợ lớn với tổng trị
giá 95 tỷ đô la, phần lớn là cho Ukraina, Israel, và Đài Loan. Chủ tịch Hạ Viện
Mike Johnson đang đứng trước những áp lực nặng nề từ phe cánh hữu cứng rắn
trong chính đảng Cộng Hòa của ông.
Chủ
tịch Hạ viện Mike Johnson trả lời báo chí trước Điện Capitol, Washington về khoản
viện trợ trị giá 95 tỷ đô la. Ảnh ngày 19/04/2024. AP - J. Scott
Applewhite
Một
số dân biểu còn dọa đề xuất một cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm để hạ bệ ông, như
đã làm với người tiền nhiệm của ông là chủ tịch Hạ Viện Kevin McCarthy.
Cuộc
bỏ phiếu tại Hạ Viện bắt đầu vào 13 giờ địa phương (17 giờ quốc tế), 8 tháng
sau đề xuất của tổng thống Joe Biden với rất nhiều thương lượng cùng sự phản đối,
trì hoãn từ phía đảng Cộng Hòa, nhất là về khoản viện trợ quân sự cho Ukraina
chống quân Nga xâm lược, trong khi Ukraina đang thiếu thốn đạn dược, vũ khí và
gặp nhiều khó khăn trên chiến trường.
Từ
Miami, thông tín viên David Thomson hôm nay 20/04 gửi về bài tường trình :
«
Hồi tháng 10 năm ngoái, tổng thống Mỹ Joe Biden đã yêu cầu Quốc Hội giải tỏa khẩn
cấp khoản viện trợ quân sự này. Nhưng sau 8 tháng trì hoãn của đảng Cộng Hòa, dự
luật này cuối cùng mới được đệ trình lên Hạ Viện để các dân biểu bỏ phiếu vào
hôm nay.
Sau những
cuộc đàm phán căng thẳng, chủ tịch Hạ Viện đã đề xuất một khoản viện trợ trị
giá 95 tỷ đô la, trong đó có 61 tỷ đô la cho Ukraina, về cơ bản là nhằm tài trợ
đạn dược, 13 tỷ đô la để giúp Israel trang bị hệ thống phòng không Vòm Sắt
(Iron Dome), 8 tỷ khác là để viện trợ tàu ngầm cho Đài Loan để kiềm chế mối đe
dọa từ Trung Quốc.
Cuộc
bỏ phiếu này đặt Mike Johnson trước áp lực mạnh mẽ từ phe cánh hữu trong đảng của
ông, vốn phản đối gay gắt việc Mỹ tiếp tục viện trợ cho Ukraina, thậm chí một số
dân biểu như Marjorie Taylor Green còn đe dọa bỏ phiếu bất tín nhiệm chủ tịch Hạ
Viện Mike Johnson, giống như vụ bỏ phiếu bất tín nhiệm đã khiến Kevin McCarthy
mất chức hồi tháng 10 năm ngoái.
Để
bù đắp cho những lá phiếu phản đối từ phe cánh hữu cứng rắn trong Quốc Hội,
Mike Johnson có thể trông cậy vào lá phiếu của các dân biểu đảng Dân Chủ, vốn
không che giấu gì việc họ đang nóng lòng chờ đợi khoản viện trợ quân sự quan trọng
cho Ukraina được giải tỏa.
Từ
Nhà Trắng, tổng thống Mỹ Joe Biden nói rõ là dĩ nhiên ông « rất ủng hộ » cuộc bỏ
phiếu này và rằng « cả thế giới đang theo dõi những gì Nghị Viện đang làm ».
No comments:
Post a Comment