VÀI
GẠCH ĐẦU DÒNG VỀ CUỘC CHIẾN TRANH Ở UKRAINE – NGÀY 8/4/2024
1. Tin chiến sự.
Đúng
như chúng ta hình dung với nhau, bọn Ng@ này chủ yếu tấn công ở khu vực như hôm
trước tôi trình bày, lấy chỗ lõm của chiến tuyến làm trung tâm. Từ bắc xuống
nam, tình thế “nóng” trải dài từ Bakhmut xuống Zaporizhia, và có bổ sung thêm
chỗ bàn đạp qua sông Dnipro của người Ukraine.
Bản tin của Bộ tổng tham mưu Ukraine viết:
-
Kẻ thù không tiến hành các hành động tấn công (tấn công) theo hướng Kupyansk.
-
Trên hướng Lyman, các chiến sĩ của ta đã đẩy lùi 2 đợt tấn công của địch tại
khu vực định cư Terna của vùng Donetsk.
-
Trên hướng Bakhmut, bộ đội ta đẩy lùi 31 đợt tấn công vào các khu định cư
Bilogorivka, vùng Luhansk; Chasiv Yar, Spirne, Vyimka, Fedorivka, Rozdolivka,
Vesele, Bohdanivka, Ivanovske, Klishchiivka, Andriivka của vùng Donetsk.
-
Theo hướng Avdiivka, quân phòng thủ của chúng ta đã đẩy lùi 8 cuộc tấn công vào
các khu định cư Pervomaiske, Nevelske, Netaylovye của vùng Donetsk.
-
Theo hướng Novopavlivka, Lực lượng Phòng vệ tiếp tục cầm chân kẻ thù tại các
khu định cư Krasnohorivka, Pobyeda và Novomykhailivka, nơi kẻ thù, với sự hỗ trợ
của hàng không, đã 22 lần cố gắng xuyên thủng hàng phòng ngự của quân ta.
-
Trên hướng Orihiv, địch 5 lần tấn công vào các vị trí của quân phòng thủ ta ở
các quận Staromayorske vùng Donetsk; Robotyne, vùng Zaporizhia.
-
Trên hướng Kherson, địch không từ bỏ ý định đánh bật các đơn vị ta khỏi các đầu
cầu tả ngạn sông Dnepr. Như vậy, trong ngày qua địch đã tiến hành 8 đợt tấn
công không thành công vào các vị trí của quân ta.
#Bình_loạn_của_Phúc_Lai: về nhận xét tổng thể
cũng như đưa ra những dự báo, tôi sẽ dành cho mục sau cùng. Đoạn này chỉ xin
phép đưa ra ý kiến thế này: trong các bài trước tôi #đoán_mò
rằng chúng sẽ nỗ lực ở Bakhmut nhằm sau đó đánh chiếm Kramatorsk, thì càng ngày
điều này càng thể hiện rõ. Tất nhiên nhìn và số đợt tấn công cũng như số lượng
kiện hàng 200, thì tình hình chiến sự Ng@ đang thể hiện nỗ lực tấn công – nhưng
còn cách khá xa những ngày đạt đỉnh, đồng thời thể hiện một mục đích khá rõ
ràng mà tôi sẽ quay lại với vấn đề này sau.
Các
con số cụ thể là: 890 kiện hàng 200, xe tăng 13, xe bọc thép 24, hệ thống pháo
binh 40,
MLRS
3, xe tải 39.
2. Mấy bài toán vật lý của chương trình
lớp 10.
2.1.
Quả bom lượn làm thế nào bay xa như vậy?
Một
quả bom được thả từ một chiếc máy bay đang chuyển động. Chúng ta biết rằng quả
bom sẽ có vận tốc theo hướng chuyển động của máy bay. Và vận tốc của nó dọc
theo vector y sẽ bằng không. Bằng cách sử dụng các phương trình chuyển động,
chúng ta có thể giải được thời gian bay. Do đó, chúng ta có thời gian và tốc độ
đã cho, sử dụng điều này chúng ta có thể giải được khoảng cách.
Công
thức được sử dụng:
H
= Vy+(0,5) nhân với “g” nhân với “t” bình phương
Chúng
ta có một chiếc máy bay chuyển động theo phương ngang theo vector x với vận tốc
900km/h. Một quả bom được thả từ máy bay khi nó ở ngay phía trên mục tiêu. Độ
cao từ máy bay đến mặt đất được cho là 10.000m.
Ta
biết rằng khi thả quả bom từ một máy bay đang chuyển động thì quả bom sẽ có vận
tốc theo phương ngang. Do đó quả bom sẽ không trúng mục tiêu; nó sẽ rơi ở khoảng
cách ‘x’ so với mục tiêu. Đồng thời, ở đây bài toán vật lý được đặt ra với bom
lượn, nên chúng ta cần xác định ngay từ đầu rằng vận tốc ban đầu của quả bom
theo phương thẳng đứng sẽ bằng không.
Vy
(ban đầu) = 0.
Để
thay và phương trình, ta có các đại lượng:
H=10.000
Vy=0
G=
9,8 m/s2
Vx=900km/h
= 900.000m/3600s = 250m/s
“t”
là thời gian rơi phải tính
10.000
= (0,5) nhân với 9,8 nhân với “t” bình phương
“t”
bình phương = 10.000 chia 0,5 chia 9,8 = 2.040,81632
“t”
bằng √2.040,81632 (căn bậc hai của 2.040,81632) = 45,175395 giây, làm tròn 45
giây.
Như
vậy quả bom sẽ mất 45 giây để rơi xuống đất từ độ cao 10.000 mét và được thả
rơi tự do không có sơ tốc rơi ban đầu (không có yếu tố bổ nhào). Nếu nhân 45
giây đó với vận tốc 250m/s ban đầu được cấp bởi máy bay thì nó sẽ rơi quá mục
tiêu 11.250 mét. Trong điều kiện bị sức cản không khí, khoảng cách này có thể
giảm xuống, chẳng hạn 9, 10 ki-lô-mét nhưng cũng đã là rất xa rồi.
Điều
trên đây cũng có nghĩa là trong trường hợp nó chỉ là bom lượn nhưng có điều khiển
bằng cách xoay các cánh đuôi, thì quả bom phải được thả từ máy bay từ khoảng
cách quy định đến mục tiêu, và từ một độ cao nhất định. Với điều kiện công nghệ
hiện nay, máy tính căn cứ vào tình hình thời tiết, khí hậu… để quyết định việc
này và trong quá trình rơi của quả bom, nó cũng sẽ tiếp tục được lái. Với quả
bom ngu hoàn toàn không có điều khiển, các cánh đuôi cố định của nó có tác dụng
làm cho bom ở giai đoạn rơi cuối sẽ cắm đầu xuống để ngòi nổ chạm đất hoặc chạm
mục tiêu.
Trong
trường hợp nó được lắp thêm bộ cánh lượn, biến bom thường thành quả bom lượn,
thì nó sẽ được nâng bởi không khí và hoàn toàn có thể bay được rất xa, như bom
FAB-1500 của Ng@ bay xa đến 40 ki-lô-mét. Câu chuyện là, nó có thể bay xa nhất
đến cỡ như thế nào, có phải cứ làm thật to cái cánh lượn lên là nó bay được xa
hay không? Chẳng hạn như câu chuyện của máy bay cánh cụp cánh xòe, tại sao nó lại
phải làm như thế - là vì khi xòe cánh rộng ra thì tăng lực nâng đồng thời cũng
làm tăng lực cản, trong khi khép cánh lại thì giảm lực nâng nhưng giảm lực cản,
giúp máy bay bay được nhanh hơn. Với quả bom lượn, diện tích cánh lượn càng lớn
thì lực nâng càng lớn, nhưng cũng đồng nghĩa với tăng lực cản, mà vật thể bay
trong không khí càng cồng kềnh thì lực cản của không khí càng lớn, vì vậy diện
tích cánh lượn cũng chỉ ở một mức độ vừa phải nào đó thôi, đủ để nó bay một khoảng
cách nhất định chứ cố tham cũng không được.
Bom
thường được treo bên ngoài bằng các mấu cứng, do vậy cánh lượn được thiết kế xếp
gọn để không gây lực cản cho máy bay, tốn năng lượng. Vậy khi nào thì cánh của
nó mở ra sau khi được thả? Theo lý thuyết của vận động viên nhảy dù lúc rơi tự
do, vận tốc rơi của anh ta sẽ tăng có gia tốc khoảng 10 giây đầu tiên theo đúng
định luật vật lý, gia tốc này là gia tốc trọng trường khoảng 9,8 mét/giây bình
phương; nhưng từ sau đó trở đi do sức cản không khí, vận tốc rơi của anh ta sẽ
không tăng nữa mà sẽ là rơi với vận tốc đều (tương đối). Như vậy quả bom lượn
có thể tận dụng được 10 giây đầu tiên để tăng tốc, nhưng sau đó nó nên được mở
cánh lượn sớm để lượn được xa.
Trả
lời câu hỏi của bác X.Th ở đây:
https://www.facebook.com/nguyen.xuanthanh.75491/posts/1905315993247655
Có
một điều cần nói thêm, là nếu rơi tự do thì vận tốc của hai vật có kích thước
tương đương sẽ là như nhau không phụ thuộc khối lượng. Với bom 1500 cân và 3000
cân kích thước không to hơn nhau nhiều, tiết diện cản không khí không chênh
nhau nhiều thì vận tốc rơi tự do khác biệt không đáng kể. Xin trả lời bác X.Th
như vậy.
2.2.
Tại sao pháo 155mm của phương Tây bắn xa hơn pháo 152mm của Liên Xô/Ng@?
Đặt
vấn đề. Gần đây có những thông tin về việc một loại pháo tự hành mới của Ng@ được
đưa ra chiến trường Ukraine. Đây là một đoạn điển hình: “Pháo tự hành 2S35
Koalitsiya-SV mới đã được đưa vào trang bị trong quân đội Ng@ vài tuần trước và
đã tham gia chiến trường ở Ukraine. Được trang bị khả năng cơ động cao, tốc độ
bắn cao và tầm bắn tăng đáng kể, nó không việc gì phải ghen tị với các hệ thống
tốt nhất của phương Tây mà lúc này đang cho phép người Ukraine bù đắp cho sự
cân bằng sức mạnh vốn đang rất chênh lệch về lĩnh vực pháo binh giữa hai quân đội.
Đặc điểm của hệ thống này là gì, điểm mạnh cũng như điểm yếu và hạn chế của nó
là gì, và việc nó đến Ukraine có thể ảnh hưởng như thế nào đến diễn biến của cuộc
chiến?”
Pháo
tự hành 2S35 Koalitsiya-SV mới của Ng@ được quảng cáo là nó dựa trên pháo 2A88
152mm, cho phép bắn xa đến… 80 ki-lô-mét.
Trong
khi đó pháo phương Tây cỡ nòng 155mm bắn xa nhất cũng chỉ hơn 40 hoặc cỡ 50
ki-lô-mét gì đó với đạn tăng tầm, đó là pháo Caesar của Pháp. Ngoài ra hệ thống
Archer của Thụy Điển (cũng có trang bị cho Ukraine) cũng có khả năng bắn được
ngoài 30 ki-lô-mét đến 50 ki-lô-mét gì đó.
So
sánh với pháo của Ng@, ví dụ như hệ thống 2S19 Msta sử dụng khẩu pháo 2A64 có
thể bắn các loại đạn sau: HE (24,7 km), HEAT-FS, HE-BB (28,9 km), HERA (36 km)
– đây là những thông số trên Wikipedia, thực tế như thế nào tôi… không biết.
Nhưng có điều rõ ràng là trong cuộc chiến tranh của Ng@ ở Ukraine, thì rõ ràng
là từ khi Ukraine nhận được những loại pháo bắn đạn 155mm của NATO, thì cán cân
chất lượng – ở đây tôi đề cập đến tầm bắn xa, lại nghiêng về phía Ukraine.
Điều
này được đem lại, có phải do nó lớn hơn 3mm đường kính cỡ nòng và cỡ đạn
(calibre) không? Không phải, điều đó không đáng kể. Như trong bài viết trước
tôi đã viết, Ng@ kế thừa của Liên Xô học thuyết chiến tranh trong đó việc sử dụng
pháo binh là với số lượng lớn, lớn kinh khủng do vậy, rất nhiều vấn đề đối với
họ là không cần thiết. Cụ thể như thế nào, tôi sẽ xin quay lại sau.
Trên
thực tế, khi đọc các thông số của pháo binh hai bên, chúng ta sẽ thấy rất nhiều
những tầm bắn khác nhau, không phải pháo 155mm nào cũng bắn xa, ví dụ khẩu lựu
pháo M-198 có tầm bắn 18 ki-lô-mét chẳng hạn. Mấu chốt của vấn đề ở đây là chiều
dài nòng pháo, ví dụ như M-198 có chiều dài là 39 cỡ nòng (L/39) trong khi
Caesar là 52 cỡ nòng. Với chiều dài L/39, sơ tốc đầu nòng của đạn chỉ đạt 684
m/s, trong khi Archer (L/52) đạt 945 m/s.
Bây
giờ tôi xin phép đi vào bài toán vật lý – tại sao các loại đại bác này lại bắn
xa được đến như vậy, hay cách bắn của nó như thế nào? Lúc đầu, người ta phát hiện
ra trong những điều kiện tiêu chuẩn và khi thử nghiệm những loại pháo gián tiếp
cỡ nhỏ, góc bắn tối ưu so với phương thẳng đứng hoặc phương nằm ngang (lấy tiêu
chuẩn mặt nước biển) là 45 độ. Khi đó đạn pháo sẽ bay với khoảng cách xa nhất,
như trong hình minh họa – đó là lý thuyết khi đạn bay trong chân không nhưng
trong không khí, quỹ đạo của viên đạn sẽ là một đường cong kiểu khác, không còn
đều đặn như vậy mà tầm bắn của nó suy giảm nghiêm trọng.
Nhưng
trong chiến tranh thế giới lần thứ nhất, vào năm 1918 khi quân Đức không còn mấy
máy bay vì Anh, Pháp đang dần chiếm ưu thế trên không, họ bắt đầu phát triển MỘT
LOẠI pháo cỡ nòng lớn – 211mm và rất dài – 21 mét (L/100) tức 100 lần cỡ nòng.
Khẩu pháo này sau này được gọi là “khẩu Ca-nông Paris” vì nó chỉ được dùng bắn
vào thành phố Paris từ khoảng cách 120 ki-lô-mét – tầm bắn hiệu dụng của nó,
còn lý thuyết nó có thể bắn được 130 ki-lô-mét là xa nhất.
Khi
đó, quân Đức đã phát hiện ra bí quyết của việc bắn siêu xa như thế này:
-
Thứ nhất, nó được mang lại do một vận tốc đầu nòng (sơ tốc) rất lớn – với khẩu
“Pariser Kanone” sơ tốc đạn đạt 1.640m/s. Tất nhiên không thể loại trừ năng lực
của quả đạn, vốn dĩ đã được thiết kế rất tốt, tân kỳ về khí động học, cũng như
sức mạnh của nó. Để làm được cái nòng pháo dài cỡ này mà vẫn đảm bảo độ vững chắc,
người Đức đã phải lồng hai nòng pháo vào nhau, một nòng nhỏ trong một nòng cỡ lớn,
chính xác là hạ cỡ nòng của pháo 380mm SK L/45 “Max” có chiều dài nòng 17,13
mét, và nhét vào trong nó một nòng pháo khác nhỏ và dài hơn. Độ bền của nòng
pháo là 65 phát bắn. Tổng cộng đã có 7 cỗ “Pariser Kanone” được chế tạo.
-
Thứ hai, góc bắn. Do đạn có hình dạng tối ưu với sơ tốc lớn, khi được bắn với
góc 52 độ, viên đạn lên đến độ cao 40 ki-lô-mét, đi vào tầng bình lưu có mật độ
không khí loãng, nó đạt độ cao tối đa rồi rơi trở lại mặt đất và tăng tốc trong
cùng điều kiện mật độ không khí loãng đó. Tính ra một quả đạn bay từ đầu nòng
súng đến thủ đô nước Pháp chỉ mất 3 phút, trong đó có 2 phút bay trong tầng
bình lưu. Đây chính là bí quyết chính để người Đức có thể bắn “siêu xa” bằng khẩu
pháo này.
Đã
có từ 320 đến 367 quả đạn được bắn, với số lượng tối đa khoảng 20 quả mỗi ngày.
Những vụ bắn phá bằng “Pariser Kanone” đã giết chết 250 người và làm bị thương
620 người, đồng thời gây thiệt hại đáng kể về tài sản. Sự kiện tồi tệ nhất là
vào ngày 29 tháng 3 năm 1918, khi một quả đạn pháo rơi trúng mái nhà thờ
St-Gervais-et-St-Protais, làm sập mái nhà thờ sau đó đang diễn ra buổi lễ Thứ
Sáu Tuần Thánh. Tổng cộng có 91 người thiệt mạng và 68 người bị thương. Dân
Paris bắt đầu hoảng loạn, kéo nhau ra ga Hàng Cỏ, nhầm, ga Montparnasse hay gì
đó để về quê lũ lượt.
https://en.wikipedia.org/wiki/Paris_Gun
Quay
lại với pháo hiện đại. Khi phát triển pháo binh tiêu chuẩn, ví dụ như 155mm của
NATO, người ta tập trung phát triển nhiều loại đạn với công năng khác nhau,
nhưng trên một nguyên tắc thống nhất là tối ưu hóa hình dáng khí động học của đạn,
để đảm bảo chúng có đượckhả năng khí động học tốt nhất. Đó cũng là lý do tại
sao chúng ta đọc thấy có nhiều “tầm bắn tối đa” của pháo 155mm, vì nó có nhiều
loại đạn. Tôi không nhớ có một loại gì đó của Nam Phi phát triển bắn xa lắm,
hình thù khá cổ quái.
Với
pháo 155mm cỡ nòng dài của NATO, khi bắn với góc bắn trên 50 độ đến 55 độ gì đó
và sơ tốc khoảng 800m/s trở lên, đạn đạt độ cao 15.000 mét, nghĩa là đã đi vào
tầng bình lưu ở hầu hết các vĩ độ trên trái đất (vùng xích đạo giới hạn trên của
tầng đối lưu khoảng 8.000 mét, vùng cực thì khoảng 20.000 mét) – do vậy không
nhất thiết phải bắn đạn cao như “Pariser Kanone”, đạn 155mm đã tận dụng được một
thời gian bay trong không khí loãng rồi – người ta tính ra thời gian này khoảng
mấy chục giây đồng hồ, nhưng thế đã quá đủ để nó tăng tầm bắn tối đa lên cả chục
ki-lô-mét. (Một quả đạn 155mm M549 RAP bắn từ pháo M-198 đạt tầm xa 30.000 mét
mất 90 giây đến mục tiêu).
Khẩu
Paris Gun được chế tạo với nòng trơn, không có khương tuyến nên lực ma sát của
nòng súng lên đầu đạn là thấp, nhưng độ chính xác của nó thì khỏi nói: mục tiêu
của nó to bằng cả thành phố, nên những người chế tạo ra nó không quan tâm đến
chuyện này. Với pháo hiện đại thì người thiết kế không thể đánh đổi độ chính
xác lấy tầm xa như vậy được.
Vậy
có vấn đề gì với pháo Ng@? Về nguyên tắc, khi thiết kế thì phòng thiết kế nào
cũng đưa ra các thông số hoành tráng, ví dụ như đưa ra thông số của khẩu súng
2A88 với tầm bắn tối đa 80 ki-lô-mét – đó chính là người Ng@. Nhưng đố ai mà
tìm được những thông số cụ thể hơn một chút, dù chỉ là ở mức độ cơ bản của khẩu
súng này trên mạng internet. Thực tế là, ngành công nghiệp quốc phòng Ng@ đã thất
bại trong việc biến tính năng chính của 2S35 Koalitsiya-SV khi họ quảng cáo rùm
beng cho nó thành hiện thực. Điều này giải thích khá rõ tại sao nó lại không được
đưa vào sử dụng trong một thời gian dài như vậy. Nhà phát triển không thể đạt
được các thông số kỹ thuật yêu cầu trong tài liệu yêu cầu sản phẩm. Thay vào
đó, họ hạ thấp kỳ vọng để hoàn thành bài kiểm tra.
Một
thông số quan trọng của súng này cần phải giảm là tầm bắn. Ban đầu, nòng súng
được dự tính có chiều dài tăng từ 47 lên 52 cỡ nòng nên có thể bắn ở cự ly 40
ki-lô-mét. Khi sử dụng loại đạn tăng tầm bằng động cơ tên lửa “độc nhất và vô
song” (theo quảng cáo của Ng@ và đã từng được trưng bày trước công chúng), tầm
bắn tối đa sẽ tăng lên tới 80 ki-lô-mét. Bây giờ nó được hạ xuống 70 ki-lô-mét
nhưng vẫn chưa có ai được chứng kiến chuyện này.
Để
so sánh, đạn M982 “Excalibur” không chỉ bắn xa như vậy, mà còn được xác nhận bắn
chính xác ở cự ly 70 ki-lô-mét, và để làm được điều đó, một khẩu M-109A7 với
nòng pháo dài 58 cỡ nòng mới đã được sử dụng. Theo quan sát của giới chuyên môn
thì những cỗ 2S35 Koalitsiya-SV đang diễu hành trên Quảng trường Đỏ, nếu có
nòng dài 52 cỡ nòng, thì nó chỉ có thể được dùng để… diễu hành, còn nếu để bắn
an toàn, thì nó nên sử dụng nòng 47 cỡ nòng, như vậy sẽ tốt hơn cho nó. Người
ta ngờ rằng, công nghệ của Ng@ có thể làm được nòng 52 cỡ nòng, nhưng độ bền
thì cũng rất… đáng ngờ.
Thế,
mấu chốt nằm ở chỗ nào? Là vì người Liên Xô gốc Ng@ người ta thấy, đạn 152mm có
từ thời chiến tranh thế giới thứ hai với họ là quá đủ, cần gì phải phát triển
cái gì thêm nữa. Chẳng hạn, pháo 152 mm ML-20. ML-20 là một loại lựu pháo xe
kéo của Liên Xô, được chỉ định chính thức là mẫu “pháo 152,4 mm năm 1937.” Loại
pháo này được sử dụng thành công trong Thế chiến thứ hai và vẫn được sử dụng
trong một thời gian dài sau khi chiến tranh kết thúc. Nó được sản xuất vào giai
đoạn từ năm 1937 đến 1947, tổng cộng có 6.884 cỗ đã được sản xuất. Ngoài ra còn
có 3.242 khẩu ML-20S với nòng ngắn hơn được sản xuất để lắp lên pháo tự hành
ISU-152, trên cơ sở xe tăng hạng nặng IS-2.
Tất
nhiên sau chiến tranh thì Liên Xô vẫn phát triển nhiều loại đạn, kể cả đạn
thông minh có dẫn đường gì đó, như Krasnopol thì phải, nhưng nhìn chung họ vẫn
dựa trên những gì sẵn có và đã được thử thách trong chiến tranh. Để giải thích
cho điều này, cần quay lại với học thuyết chiến tranh của Xô-viết trong sử dụng
pháo binh. Như tôi đã trình bày, việc sử dụng pháo binh của Xô-viết mà Ng@ hiện
nay kế thừa, là dựa trên một số lượng cực lớn về (1) số cỗ pháo và (2) cơ số đạn
yêu cầu mỗi cỗ phải bắn trong một đơn vị thời gian khi tham gia chiến dịch tấn
công. Để thực hiện điều này, họ đưa ra yêu cầu thực hiện những chiến dịch nghi
binh lớn, để sao cho tập trung được một số lượng pháo, xe tăng khổng lồ tại một
số khu vực mà vẫn giữ được bí mật hướng tấn công. Khi đó, thì riêng số lượng áp
đảo của pháo binh và đạn tha hồ bắn, thì tầm bắn của pháo hai bên cũng như khả
năng phản pháo, trở nên không quan trọng.
Đó
cũng là lý do tại sao mà Ng@ có radar phản pháo, như Zoopark-1M 1L260 (từ thời
Liên Xô) – cái này rất to, cả một giàn trên xe bọc thép, hay loại mới rất nhỏ
có thể mang vác được, như Aistyonok (Аистёнок) 1L271… nhưng vẫn có tướng Ng@
than vãn là lĩnh vực này không được quan tâm đúng mức cần thiết. Vừa qua người
Ukraine kết hợp giữa các loại radar phản pháo nhận được cũng như những loại tự
phát triển (cái này theo thông tin tôi biết được, trình độ của người Ukraine
cao hơn nhiều) với tầm xa hơn của pháo binh, đã giảm dần nhanh chóng số lượng
pháo của Ng@ với những con số rất đáng kể.
2.3.
Qua hai bài toán và cũng là hai câu chuyện trên đây, chúng ta thấy lịch sử đang
lặp lại.
Người
Đức trong hai cuộc đại chiến thế giới, đều phát triển những vũ khí hủy diệt tầm
xa nhưng việc sử dụng nó có tính chất trả thù, không mang lại chuyển biến trên
chiến trường, đặc biệt là về chiến lược thì càng không. Do công nghệ còn quá thấp
(Paris Gun) và thấp (bom bay V1, V2)… không hề có độ chính xác, việc ứng dụng
chúng vào chiến tranh không thể có tác dụng lên các mục tiêu quân sự quan trọng,
ví dụ như tiêu diệt bộ tham mưu của cả Tập đoàn quân hoặc Phương diện quân của
Liên Xô, hoặc bắn tiêu diệt bộ tham mưu của Patton phía Mỹ… là không bao giờ
có.
Thứ
vũ khí có ứng dụng tốt nhất và gây lo lắng cho Đồng Minh nhiều nhất, là máy bay
phản lực (Me-262) nhưng nó tham chiến quá muộn và số lượng thì không đủ để làm
nghiêng cán cân làm chủ bầu trời của hai bên. Điều quan trọng là sức mạnh tổng
hợp quốc gia của Đức đến thời điểm 1944 đã bị thu hẹp quá nhiều, các nguồn cung
nguyên liệu, nhiên liệu bị cắt đứt trên rất nhiều tuyến vận chuyển nên thất bại
là không thể tránh khỏi.
Tình
thế của Ng@ Putox trong việc sử dụng bom lượn hiện nay cũng vậy. Giống y Paris
Gun và bom bay của Hitler, thậm chí còn tệ hơn – bom lượn được sử dụng để đem lại
sự thay đổi bước ngoặt trên chiến trường. Vậy mà, thành tích đáng kể nhất là
chiếm được thị trấn Avdiivka diện tích 32 ki-lô-mét vuông, với việc ném 600 quả
chủ yếu là loại 1500 cân trong 4 tuần cuối tháng Giêng năm 2024 và chỉ vài ngày
trong tháng Hai, đã ném khoảng 200 quả nữa cho đến trước thời điểm người
Ukraine rút quân – ngày 17/2. Cá biệt có ngày Ng@ ném 50 quả bom cỡ lớn vào thị
trấn – ngày 5/2, ngoài ra bom 500 cũng đóng góp phần của mình và ngày hôm đó được
ghi nhận tất cả là 80 quả ném xuống đây. Đương nhiên thị trấn này bị san bằng
thành đống đổ nát.
Để
đánh giá tình hình cụ thể hơn, tôi xin phép để đến phần sau.
3. Nhận xét và kết luận
Trong
khoảng hơn 1 tuần qua, người ta nhận thấy tần suất sử dụng bom lượn cỡ nhỏ (500
ki-lô-gram) tăng lên do Ng@ sử dụng các loại máy bay ném bom cũ hơn (Su-24, 25
gì đó) và ném liên tục vào Chasiv Yar và nhiều mục tiêu khác. Điều này làm cho
giới chuyên môn đánh giá rằng chúng vẫn đang tích tụ số lượng bom lượn cỡ lớn
và cũng để dành sức lực của lực lượng máy bay ném bom cỡ lớn cho các chiến dịch
quan trọng hơn.
Nhưng
điều quan trọng là, phía Ukraine đang ở tình thế rất khó khăn do vừa trải qua một
trận tập kích đường không rất lớn của Ng@ bằng tên lửa và UAV tự sát – điều này
dẫn đến yêu cầu rút các hệ thống phòng không khỏi tiền tuyến để bảo vệ các mục
tiêu quan trọng ở hậu phương. Nhờ vậy, các máy bay Su-25 của Ng@ được dịp lộng
hành. Trước diễn biến này, có bác nhận xét: Ng@ làm chủ bầu trời – đúng thì
cũng đúng, nhưng chính xác là làm chủ bầu trời trên làng Chasiv Yar.
Anh
đại úy, nhà phân tích quân sự người Đan Mạch, Anders Puck Nielsen vừa qua có một
số nhận xét trùng ý kiến với tôi, do vậy trong phần này tôi xin nhường lời cho
anh bạn này.
-
Thứ nhất, bất chấp các loại thông tin bất lợi, đầu tiên phải nói rằng từ nguồn
Ng@ cho đến những tờ báo phương Tây, anh ta đưa ra hai bản đồ phân tích chiến
trường, hóa ra ngày 5/4 so với ngày 1/1 – hơn 3 tháng chỉ có Avdiivka là đáng kể
nhất, còn lại chẳng thay đổi gì mấy. Như tôi nhận xét: Ng@ tiến lên tính bằng
mét, trong khi Liên Xô tính bằng mấy chục ki-lô-mét một ngày.
-
Thứ hai. Mặc dù vẫn tiếp tục có những ý kiến các nguồn về vấn đề “người Ukraine
thiếu đạn pháo,” rộng hơn là suy giảm nguồn lực, dẫn đến những ý kiến cho rằng
Ukraine thất thủ đến nơi – nhưng anh này không nhận thấy điều đó. Điều này tôi
cũng đã phân tích rồi, nếu như vậy thì Ng@ phải đánh đến tận Kyiv rồi, không
thì bét ra cũng chiếm… Kharkiv – một bên mạnh, một bên yếu như vậy cơ mà! Ấy thế
mà dậm chân tại chỗ! Thằng dư luận viên pro-Putox lạc quan đến mấy, cũng chỉ có
cái luận điệu ngoài mồm “thế ai đang mất đất?” chứ thật ra, đánh mãi không thắng
mà cứ dừng ở đó, thì chẳng thằng nào phấn chấn được cả, tôi thật! Chúng nó đọc
điều này có thể chửi, nhưng chắc chắn sẽ phải nhìn thẳng vào sự thật khi đối diện
với bản thân.
Anh
đại úy này khi dự báo, loại bỏ ý tưởng Ng@ sẽ có chiến dịch tấn công lớn ở (1)
Mặt trận phía nam, tức là theo hướng thành phố Zaporizhzhia, hoặc Mykolaiv, thậm
chí Odesa và (2) Kharkiv – như trong 2 bản đồ kèm theo bài này. Điều này tôi
cũng đã dự báo với quý vị từ trước rồi. Theo hướng (1), gánh nặng hậu cần là
quá lớn, và chắc chắn là người Ukraine không để yên khi cố sử dụng cái đường
tàu từ Taganrog sang Mariupol, vả lại chưa chắc đã kịp trước tháng Sáu năm nay.
Theo hướng (2), phải dùng lực lượng mới chứ không thể sử dụng lực lượng hiện có
đang đánh nhau ở mặt trận tây – tây nam và nam như hiện nay, mà điều này là
không thể (sẽ nói kỹ hơn vào gạch đầu dòng dưới đây). Như vậy thì chỉ còn các
hướng theo bản đồ (3) là khả thi nhất – chính là Kramatorsk và chỗ vòng cung
lõm nhất của chiến tuyến, như bài trước tôi đã đề cập.
Tại
sao cái hướng (2) đó, lại là không thể, hoặc ít ra là rất khó? Vì đơn giản là vừa
qua Ng@ công bố lệnh gọi nhập ngũ nghĩa vụ mùa xuân – 150.000 quân. Chúng ta
nên ghi nhận đây là “nghĩa vụ quân sự”, chứ không phải là ký hợp đồng chiến đấu
nhé. Những người bị gọi đi làm nghĩa vụ quân sự theo Hiến pháp Ng@, không được
phép cầm súng chiến đấu trực tiếp mà chỉ tham gia quân đội để MỘT, được huấn
luyện làm lực lượng dự bị trong trường hợp có tổng động viên khi ban bố tình trạng
chiến tranh và HAI, để phục vụ trong các đơn vị gián tiếp như hậu cần kỹ thuật,
vận tải, công binh… Đồng thời nó là điều kiện bắt buộc để được đi học đại học với
các nam công dân Ng@. Trên thực tế thì từ đầu chiến tranh, rất nhiều người Ng@
đã than phiền rằng họ khi đi làm nghĩa vụ quân sự, bị cố tình bắt nạt trong đơn
vị để dẫn đến tình huống họ bị kỷ luật, sau đó bị đưa đến đơn vị trừng giới và
ra mặt trận làm bia đỡ đạn. Như vậy, cần khẳng định là con số 150.000 bị lôi
vào quân đội là chắc chắn, nhưng bao nhiêu trong số đó bị lôi ra mặt trận đánh
nhau, không ai dám chắc. Vì vậy, ngoài chuyện này thì Bộ quốc phòng Ng@ còn
công bố thêm rằng đã có 100.000 hợp đồng chiến đấu được ký, thậm chí còn nhiều
hơn nhất là bộ máy tuyên truyền láo toét của Ng@ đang tung tin sau cú khủng bố,
thanh niên Ng@ nô nức ký hợp đồng chiến đấu. Lý giải trên đây tôi xin trả lời
cho một số quý vị độc giả đang nhầm lẫn cho rằng 150.000 lính nghĩa vụ mùa xuân
này sẽ được huấn luyện nhếu nháo rồi tung ra mặt trận. Không phải, bọn ra mặt
trận phải là lính ký hợp đồng kia.
Anh
đại úy Anders Puck Nielsen đưa ra 3 lý do để chứng minh, Ng@ đang không đủ khả
năng tổ chức tấn công theo giả định (2):
-
Các cơ quan tuyển quân đang bận với đợt gọi nghĩa vụ quân sự, mà hệ thống này
không đủ sức làm hai việc 1 lúc. Chúng chỉ có thể nhân tiện tuyển dụng thêm
binh lính ký hợp đồng chiến đấu thôi.
-
Không có nguồn lực cho thi hành chiến dịch tấn công cơ động. Số lượng xe bọc
thép của Ng@ bị tiêu diệt gần đây rất lớn, là vì hiện tại Ng@ vẫn dựa trên số
xe bọc thép trong kho tồn từ thời Liên Xô được phục hồi, chứ loại hiện đại được
sản xuất mới không đáng kể. Điều đó làm cho chiến thuật cơ động của Ng@ là
không đạt được – chính xác là trong cuộc chiến này cả hai bên không bên nào đạt
được điều đó, vì những xe bọc thép Ukraine nhận được cũng là những loại cũ.
-
Cuối cùng. Những thông tin trong thời gian qua cho thấy người Ukraine đã chuẩn
bị tốt cho chiến dịch tấn công giả định sắp tới của Ng@. Cá nhân tôi thì không
phải bây giờ, mà từ trước đã ngờ rằng người Ukraine đang rất chủ động chờ đợi,
thậm chí… khuyến khích một chiến dịch tấn công lớn của Ng@ và hiện nay đang chủ
động đưa chiến tranh vào “pha lặng”, mặc kệ cho dư luận quốc tế muốn nói gì thì
nói, âm thầm chuẩn bị cho những biến cố sẽ diễn ra trong tương lai.
#Bình_loạn_của_Phúc_Lai: tôi xin nhắc lại, từ
mấy bài trước tôi vẫn nghiêng về Kramatorsk – sẽ là hướng chính của Ng@, và những
diễn biến xung quanh Chasiv Yar trong tuần qua, càng củng cố niềm tin của tôi về
điều đó. Hiện nay nhiều yếu tố đang dẫn đến tình trạng không thể tấn công với ý
nghĩa là một chiến dịch lớn và mạnh, nhưng Ng@ vẫn tranh thủ lợi thế (bom lượn)
để tấn công trên các hướng:
-
Hướng chính từ Bakhmut đi Chasiv Yar, với mục tiêu sâu xa là Kramatorsk.
-
Hướng ít chính hơn, là chỗ lõm của chiến tuyến, cụ thể là hướng Novopavlivka với
mục tiêu đảm bảo hậu cần cho mặt trận miền nam và bán đảo Crimea.
-
Hướng bổ trợ: Staromayorske / Robotyne / Krynky.
Được
lời của đại úy Anders Puck Nielsen như cởi tấm lòng, tôi thấy ý kiến của mình
được củng cố và cho rằng: Ng@ sẽ tấn công, nhưng nếu lớn thì chưa chắc, và nếu
có là lớn, thì thậm chí tháng Sáu cũng không kịp. Tuy vậy, chúng ta không tô hồng
tình hình mà cần cho rằng, chúng sẽ cố ném bom nát Chasiv Yar trước để quân
Ukraine rút khỏi đó, nếu không làm vậy thì chốt chặn của người Ukraine trên đường
quân Ng@ tiến chiếm Kramatorsk vẫn còn. Chúng buộc phải nỗ lực nhổ cái gai này
trước, sau đó mới tiến hành chiến dịch tấn công lớn vào Kramatorsk sau. Đó là
đánh giá theo cách tiếp cận có lợi cho Ng@.
Vậy
đánh giá khách quan hơn thì sao? Có ngay đây. Chasiv Yar – một làng trước chiến
tranh có 12.000 dân sinh sống, nay các tòa nhà 4, 5, 6 tầng gì đó của làng vẫn
còn đứng, nhưng chắc chắn khó có thể sinh sống trong đó được. Vì vậy từ nay còn
người dân nào đều phải sơ tán hết, vì chắc chắn Ng@ cũng sẽ lại đập nát nó như
Avdiivka chứ không để yên. Nhưng vấn đề của Chasiv Yar cũng không khác mấy so với
Avdiivka, tức là phần đô thị chỉ là một phần của câu chuyện thôi, nó còn là phần
ngoại vi với những hệ thống phòng thủ của người Ukraine nữa. Chính nhờ hệ thống
phòng thủ này, mà người Ukraine đang ngăn chặn quân Ng@ đi về Slovyansk theo đường
M-03. Bản thân Chasiv Yar đang ngăn chặn bọn chúng theo đường H-20 đi về
Kramatorsk.
Thông
tin mới nhất hôm nay, báo chí xứ phía đông nước Lào đăng tin tổng tư lệnh lực
lượng vũ trang Ukraine điều động thêm quân từ Zaporizhia về hướng Chasiv Yar –
với thông tin này chúng ta hiểu rằng nếu người Ukraine có làm như vậy thật, thì
cũng không phải là kéo nhau vào trong làng, mà để ngăn chặn quân Ng@ trong những
phòng tuyến ngoài làng.
Những
tin tức cho biết trong mấy ngày qua, vùng ngoại vi Kramatorsk đã bị ném bom rất
dữ dội, cho thấy ý đồ của bọn nguyên soái Ván ép đã rất rõ rồi. Xin nhắc lại, từ
Chasiv Yar đến Kramatorsk 20 ki-lô-mét đường chim bay, nghĩa là cũng sẽ tốn kha
khá bom lượn vào những phòng tuyến này.
Đó
là những nhận xét để chúng ta đi đến kết luận được rằng, dù chiến trường có diễn
biến như thế nào chăng nữa, thì chúng ta cũng chủ động chuẩn bị tinh thần cho
điều xấu nhất – cùng lắm là Kramatosk và Slovyansk, không thể hơn được, mà kể cả
trong trường hợp như vậy thì vẫn tốt vì chắc chắn quân đội của thằng nguyên
soái Ván ép sẽ lại dính một trận thiệt hại nặng nữa, cứ đều tay như vậy cùng với
những suy giảm nghiêm trọng về kinh tế bên trong nước, sẽ đến lúc chúng không
gượng lại được.
Vì
vậy hôm nay ngày 8/4, chúng ta cần ghi nhận một số con số như thế này, để sau
này xem lại còn đánh giá:
-
Xe tăng: 7087
-
Xe chiến đấu bọc thép: 13575
-
Hệ thống pháo binh: 11356
-
MLRS: 1039
-
Tác chiến phòng không: 751
-
Máy bay: 347
-
Máy bay trực thăng: 325
- Tàu (thuyền): 26
-
Ô tô và xe bồn: 15110
-
Thiết bị đặc biệt: 1867
-
Kiện hàng 200: 448.400
.
No comments:
Post a Comment