VÀI
GẠCH ĐẦU DÒNG VỀ CUỘC CHIẾN TRANH Ở UKRAINE – NGÀY 10/4/2024
Lục
bản mộc nhị lạng đinh cho Putox
Hôm
nay tôi không có ý định viết review về chiến sự, mà phải giải quyết mấy việc.
Hôm trước có một anh bạn Facebook đặt hai vấn đề như thế này.
1. Vấn đề chiến tranh tiêu hao trong cuộc
chiến tranh của Ng@ ở Ukraine.
Trải
qua hơn 2 năm chiến tranh, bây giờ chúng ta đã có thể khẳng định được cuộc chiến
tranh của Ng@ ở Ukraine là chiến tranh tiêu hao thấy rõ – cho cả hai bên. Đặc
biệt gần đây chúng ta gặp rất nhiều thông tin về việc Ukraine bị thiếu đạn
pháo. Với logic này, rõ ràng chúng ta nhận thấy có một điều khá rõ, và cũng được
nhiều nguồn bình luận quốc tế khẳng định: Ng@ dùng chiến thuật những làn sóng
người để bào mòn năng lực chiến tranh của Ukraine, và có vẻ đến nay nó đã có kết
quả.
Vậy
tại sao bọn nguyên soái Ván ép lại có thể có được kết quả này? Theo nhận xét của
một vài nhà quan sát phương Tây, là do mong muốn phản công thắng lợi trong chiến
dịch mùa hè năm ngoái, do vậy phía Ukraine tập trung xây dựng lực lượng – trong
khi để cho bọn Ng@ có thời gian xây dựng hệ thống phòng ngự chiều sâu hiệu quả.
Sau
khi chiến dịch phản công không có kết quả, người Ukraine phải đối mặt với một
trận chiến – điều này theo nhận xét của cá nhân tôi thì không hẳn là ác liệt và
mạnh mẽ, ý là sức tấn công từ phía Ng@, nó được thể hiện ở phạm vi của chiến sự:
tập trung ở thị trấn Avdiivka, một thị trấn nhỏ diện tích chỉ có hơn 30
ki-lô-mét vuông. Tuy thế, chiến thuật làn sóng người của Ng@ vẫn đủ để tiêu hao
của Ukraine một lượng lớn nguồn lực, chủ yếu là đạn pháo và các thứ vũ khí như
UAV hay drone.
Một
trong những đặc trưng của chiến tranh tiêu hao là sự kéo dài về thời gian, thi
gan xem bên nào có nhiều nguồn lực hơn. Với người Ukraine, sự trì hoãn hạ độ tuổi
phục vụ trong quân ngũ từ 27 xuống 25 mãi chưa thực hiện được, cho thấy riêng
khía cạnh quân số đã là một vấn đề chênh lệch rất lớn giữa hai bên rồi. Với bọn
nguyên soái Ván ép, đơn giản cứ đưa quân ra trận bất chấp chất lượng huấn luyện.
Chỉ có sang đến năm nay, các nguồn tin công khai đã thông báo một mong muốn mới
của giới lãnh đạo quân sự Ng@ là xây dựng một lực lượng mới được huấn luyện đảm
bảo hơn. Chúng ta không có căn cứ bác bỏ điều đó.
Về
phía người Ukraine, thi hành chiến lược chiến tranh tiêu hao đã được thực hiện
ngay từ những ngày đầu tiên sau 24/2/2022:
Tiêu
diệt xe tăng Ng@ một cách hiệu quả trong giai đoạn đầu, khi quân Ng@ áp dụng lý
thuyết tấn công thọc sâu bằng những mũi tấn công lớn bằng xe tăng, tốc độ cơ động
cao. Để thực hiện chiến thuật này, người Ukraine đã áp dụng nhiều phương pháp,
như tránh chỗ mạnh đánh chỗ yếu, sử dụng những thứ vũ khí chống tăng hiệu quả
như Javelin… đồng thời khéo léo tập kích vào lực lượng hậu cần của các đơn vị
xe tăng, làm cho chúng dần dần thiếu nhiên liệu và đạn dược. Đặc trưng của giai
đoạn này là việc quân Ng@ bỏ lại rất nhiều xe tăng tốt, nguyên vẹn trên chiến
trường.
Tận
dụng yêu cầu đánh nhanh thắng nhanh của Ng@, dùng những mũi tấn công thọc sâu bằng
những lực lượng tinh nhuệ như quân dù, thủy quân lục chiến… nhưng thường không
mang theo được nhiều vũ khí nặng, đạn dược cũng không nhiều… người Ukraine áp dụng
những phương pháp đa dạng, một mặt gây khó khăn cho lực lượng tấn công Ng@, mặt
khác tìm cách tấn công vào các hoạt động hậu cần và tiếp viện, làm cho các lực
lượng tấn công ban đầu dần mất sức chiến đấu và dẫn đến việc bị tiêu diệt số lượng
lớn, thậm chí xóa sổ phiên hiệu đơn vị.
Trong
suốt thời gian đó, kiên trì và cần mẫn sử dụng những hệ thống pháo ít ỏi nhưng
tân kỳ hơn so với của Ng@, để thực hiện nhiệm vụ tìm và diệt pháo Ng@, có sự kết
hợp với UAV – drone và radar phản pháo. Nhiệm vụ này được thực hiện không hẳn
là có những kết quả cao đột biến, mà được thực hiện đều tay một cách cần mẫn,
và trồng cây mãi cũng đến ngày hái quả. Từ khi nhận được HIMARS thì quá trình
này còn là bào mòn năng lực về đạn pháo của Ng@ nữa, ngoài việc tấn công vào
các sở chỉ huy và doanh trại.
Dần
dần đưa ưu thế trên không về trực thăng vũ trang của Ng@ về bằng không – bằng
nhiều biện pháp, chẳng hạn đầu tiên là sử dụng các vũ khí phòng không vác vai,
sau đó ứng dụng các hệ thống phòng không di động nhưng cỡ nhỏ nhận được từ
phương tây. Thời điểm diễn ra trận phản công mùa hè năm 2023, cũng là thời điểm
người Ukraine đưa số lượng pháo của Ng@ xuống con số thấp về số lượng, dẫn đến
việc Ng@ phải sử dụng trực thăng vũ trang như những ụ pháo trên không để bù đắp.
Điều này cũng dẫn đến việc chúng bị hỏng nhiều do khai thác quá mức, đồng thời
bị bắn rơi cũng kha khá. Kết quả của quá trình này là bây giờ Ng@ sử dụng máy
bay cánh cố định là chính, và để ném bom lượn.
Bản
chất chiến tranh tiêu hao của người Ukraine trước quân đội Ng@ là gì, hay hỏi
cách khác người Ukraine tận dụng điều này như thế nào?
-
Điều đầu tiên chúng ta thấy rằng – để đảm bảo mục tiêu chiến tranh theo chủ
nghĩa tối đa, Ng@ phải duy trì một chiến tuyến rất dài, khu vực chiếm đóng lớn.
-
Thứ hai, vì là bên đi tấn công, nên Ng@ phải duy trì một lực lượng đông đảo cả
về nhân lực và khí tài.
-
Thứ ba. Do buộc phải quay lại với học thuyết chiến tranh kiểu Xô-viết, Ng@ phải
duy trì một lực lượng đông đảo cả về nhân lực và khí tài (trùng với kết quả
trên đây, nhưng là 2 yêu cầu khác nhau, không phải do tôi nhầm lẫn.)
Ba
(3) điều trên dẫn đến tình thế là mật độ quân Ng@ trên chiến trường cả về nhân
lực lẫn khí tài rất cao. Có người hỏi tôi rằng những con số báo cáo của Bộ tổng
tham mưu Ukraine về thiệt hại họ gây ra cho quân Ng@ hàng ngày, liệu có đáng
tin không? Tôi trả lời, cái gì cũng có sai số của nó, nhưng ở thời công nghệ
phát triển hiện nay, đến 1 ngày Ng@ bắn bao nhiêu quả đạn pháo người ta còn có
máy đếm được chính xác, thì số xe tăng bị bỏ xác trên chiến trường đâu có khó đếm!
Với mật độ quân Ng@ như vậy thì con số đó không nhiều đâu.
Đây là báo cáo 2 ngày qua:
10/4//2024
Xe
tăng — 7132 (+22)
Xe
chiến đấu bọc thép — 13667 (+47)
Hệ
thống pháo binh — 11404 (+18)
MLRS
- 1040 (+1)
Tác
chiến phòng không - 753
Máy
bay — 347
Máy
bay trực thăng - 325
Máy
bay không người lái — 9070 (+37)
Tên
lửa hành trình — 2067 (+2)
Tàu
(thuyền) - 26
Tàu
ngầm - 1
Ô
tô và xe bồn — 15248 (+67)
Thiết
bị đặc biệt — 1876 (+8)
Quân
nhân — tháng 4. 450080 người (+830)
09/04/2024
Xe
tăng — 7110 (+23)
Xe
chiến đấu bọc thép — 13620 (+45)
Hệ
thống pháo binh — 11386 (+30)
MLRS
— 1039
Tác
chiến phòng không — 753 (+2)
Máy
bay — 347
Máy
bay trực thăng - 325
Máy
bay không người lái — 9033 (+37)
Tên
lửa hành trình - 2065
Tàu
(thuyền) - 26
Tàu
ngầm - 1
Ô
tô và xe bồn — 15181 (+71)
Thiết
bị đặc biệt — 1868 (+1)
Quân
nhân — tháng 4. 449250 người (+850)
2. Bây giờ chúng ta đến câu hỏi thứ 2:
có thực là hai bên đối đầu với nhau kiểu quy ước 1-1 không?
Thật
ra câu hỏi này không cần phải trả lời. Chỉ cần tính diện tích mặt trận phải quản
lý, của Ng@ cũng đã gấp đôi của Ukraine rồi – vì vậy quân số yêu cầu hai bên có
cũng sẽ chênh lệch tương tự. Những yếu tố còn lại là học thuyết quân sự, và Ng@
dù đổ bê-tông để phòng ngự ở hầu hết các chỗ, nhưng vẫn phải tấn công ở những
chỗ còn lại để duy trì động lực, lại làm tăng tỉ lệ quân số 2 bên.
3. Kết luận
Từ
việc giải quyết những câu hỏi trên cho phép chúng ta rút ra một số kết luận, chẳng
hạn có sự thay đổi rất lớn về đặc điểm của các sự kiện trên chiến trường, dẫn đến
sự khác nhau về kết quả. Trong giai đoạn đầu của chiến tranh, lực lượng của Ng@
là mỏng và mong manh – bị phân tán, không thể tập trung đông đảo khi chúng cố gắng
tiến nhanh dọc theo các tuyến đường khác nhau và gặp bất lợi về yêu cầu tập
trung hỏa lực mặc dù vẫn có ưu thế tổng thể về hỏa lực, cụ thể là pháo binh.
Người ta đánh giá lực lượng Ng@ tham gia giai đoạn đầu của “chiến dịch quân sự
đặc biệt” vào khoảng 150.000 quân cầm súng trực tiếp trên tổng thể 210.000 đến
230.000 nhân lực.
Trong
giai đoạn đầu này còn có một đặc điểm nữa, mà chút nữa có thể chúng ta phải nhắc
lại: trong số 150.000 quân trên đây có khoảng 1/3 là các đơn vị từ hai nước cộng
hòa bù nhìn Donetsk và Luhansk, ngoài ra có nhiều đơn vị Vệ binh quốc gia Ng@
(RosGvardia) cũng phải tham chiến. Số còn lại là các đơn vị chủ lực của Ng@.
Sau
thất bại trên, Ng@ buộc phải nhận ra rằng, chúng không có cách nào khác ngoài
thu hẹp phạm vi mục tiêu – quay ra giữ những chỗ đã chiếm được và tập trung nhiệm
vụ chiếm nốt những vùng còn lại của hai tỉnh Donbas. Đến đây có thể tính: Ng@
chiếm được khoảng 1 nửa đến 60% diện tích tỉnh Kharkiv, một diện tích tương
đương của hai tỉnh Zaporizhia và Kherson, trong đó có thành phố Kherson là tỉnh
lỵ. Nhờ thu hẹp mục tiêu, Ng@ có điều kiện tập trung hỏa lực vào một khu vực nhỏ,
ở đây là thành phố Sievierodonetsk. Ng@ lập được lợi thế về hỏa lực pháo binh,
tỉ lệ đạt 12:1. Chúng bắn trung bình 20.000 quả đạn mỗi ngày trong khoảng thời
gian bắt đầu đánh chiếm Sievierodonetsk kéo đến hết năm và có thể đạt trung
bình 15.000 quả trong suốt năm 2022.
Nhưng
cũng trong mùa thu 2022, do Ng@ chỉ có một đội quân mỏng với các đơn vị hỗn hợp
không gắn kết ở khu vực Kharkiv, phần lớn các đơn vị đó là tàn tích của Nhóm Lực
lượng phía Tây, ở một số nơi có sức mạnh 25%, với tinh thần thấp do đào ngũ rất
nhiều. Lực lượng Ukraine đã tiến hành đột phá ở đây, dẫn đến quân Ng@ phải rút
lui tạo điều kiện cho Ukraine giải phóng gần hết tỉnh Kharkiv. Đây cũng là giai
đoạn diễn ra quá trình tiêu hao, bào mòn sức mạnh quân đội Ng@ nhờ người
Ukraine dùng những hệ thống pháo binh mới nhận được từ phương Tây, nhất là
HIMARS. Nhờ quá trình này, khi diễn ra đỉnh điểm của trận đánh chiếm Bakhmut, từ
tháng Ba đến tháng Năm năm 2023, tỉ lệ số lượng pháo binh giữa hai bên trong
khu vực là 5:1, vẫn nghiêng về phía Ng@.
Theo
nhiều nguồn phân tích, riêng trong #The_Battle_of_Bakhmut,
tỉ lệ thương vong hai bên là Ng@ 4, Ukraine 1. Theo thông báo của cô Malyar,
lúc đó là thứ trưởng quốc phòng Ukraine thì tỉ lệ này là Ukraine 1, Ng@ 6,7.
Nhưng, về phía Ng@ thì vẫn cho rằng mình thắng lợi trong cuộc chiến tiêu hao
này, vì Prigozhin sử dụng lính là tù nhân kết án tử hình và chung thân, trong
khi phía Ukraine là những người lính tốt nhất, tinh nhuệ nhất.
Năm
2023 là năm bản lề, đánh dấu sự đi xuống của chiến tranh tiêu hao phía Ukraine,
nhưng không phải là do HIMARS bị gây nhiễu hay không còn tác dụng, mà là do kho
dự trữ đạn dược của Ng@ giảm đi rất nhiều, làm cho chúng không còn duy trì được
ưu thế về pháo binh nữa. Trong khi đó, công nghiệp quốc phòng của Ng@ không thể
phục hồi kịp để sản xuất theo yêu cầu của tiền tuyến. Năm này là năm ghi nhận sự
phát triển mạnh mẽ của lực lượng máy bay không người lái của hai bên. Đến cuối
năm 2023 và đầu năm 2024 còn có một yếu tố nữa, là sự phục hồi mạnh mẽ của… lực
lượng bom lượn Ng@ với sự trở lại chói sáng của những chiếc Sung-khui và cũng bị
bắn cháy đều tay, làm cho lực lượng phòng không Ukraine cũng chói sáng không
kém.
Gần
đây có những chỉ dấu cho thấy sự thay đổi về mặt chiến lược của Ng@: huy động
thêm quân đưa đến giữ chiến tuyến, và tấn công được chỗ nào thì tấn công nhằm
duy trì động lực chiến tranh. Chiến lược này sẽ dẫn đến một quá trình tiêu hao
mới, nếu người Ukraine bị cuốn theo thì các nguồn lực lại tiếp tục suy giảm. Ở
đây khi nói đến “nguồn lực” tôi muốn chỉ sức người và khí tài.
Để
đối phó, cách tốt nhất với người Ukraine là tăng cường hệ thống phòng thủ tĩnh,
tức là phải đầu tư một phần nguồn lực trong sức mạnh tổng hợp của đất nước vào
các boong-ke, công sự kiên cố hóa, hàng rào cự mã chống tăng và các bãi mìn. Hệ
thống này của Ng@ - hay phòng tuyến Surovikin năm ngoái đã làm hao tổn lớn nguồn
lực của Ukraine mà kết quả không được bao lăm, là một ví dụ điển hình và sinh động.
Vì vậy, quá trình xây dựng phòng tuyến của Ukraine bắt đầu năm ngoái và năm nay
vẫn diễn ra, là một yêu cầu cấp bách.
Nhưng
năm ngoái, khi bọn quân Ng@ ngồi sau các bãi mình và cự mã chống tăng, chúng
không tấn công được bao nhiêu, thì bây giờ kế hoạch này cũng sẽ gây khó cho người
Ukraine. Điều này chỉ phù hợp với cách đặt vấn đề là Ukraine vẫn là bên yếu hơn
nhiều trong cuộc chiến. Đi theo kế hoạch này để đảm bảo KHÔNG THUA, nhưng muốn
chiến thắng thì những hỗ trợ từ quốc tế sẽ phải khác.
Cuối
năm nay, số lính Ng@ thiệt mạng có thể sẽ đạt con số trên 50 vạn, và khả năng rất
cao nước này sẽ đẩy vào chiến tranh khoảng 10% GDP (tối thiểu là 8%). Đây cũng
sẽ là một tiêu hao rất lớn và không biết Putox có chịu nổi đến thời điểm đó hay
không.
4. Các tin tức bổ sung thêm.
4.1.
Zelenskyy kêu gọi hỗ trợ toàn cầu để bảo vệ các thành phố Ukraine trước sự xâm
lược của Ng@
Tổng
thống Zelenskyy nhấn mạnh ý định phá hoại của Ng@ ở Kharkiv và khu vực rộng lớn
hơn, nhấn mạnh sự cần thiết phải có những nỗ lực phi thường để bảo vệ cộng đồng
Ukraine. Ông ca ngợi khả năng phục hồi của Kharkiv và các thành phố khác trước
sự xâm lược của Ng@, kêu gọi các đối tác toàn cầu công nhận vai trò then chốt của
lòng tin, ý chí chính trị và phòng không trong việc bảo vệ sinh mạng và giành
chiến thắng trước nạn khủng bố Ng@. Lời kêu gọi của Zelenskyy nhấn mạnh thời điểm
quan trọng cho sự đoàn kết và hành động trước các mối đe dọa đang diễn ra đối với
chủ quyền của Ukraine.
4.2.
Thủ tướng Đức Scholz đang LỪA ĐẢO về QUY MÔ Viện trợ của Đức dành cho Ukraine.
Đức
đã cung cấp cho Ukraine ít vũ khí và kinh phí hơn những gì nước này tuyên bố:
ÍT HƠN HAI PHẦN BA so với tuyên bố của Thủ tướng Đức. Tờ Bild của Đức đã viết,
trong đó đề cập đến Phó chủ tịch Quốc hội Liên bang Đức (Bundestag) Ingo
Gädechens.
Chính
phủ Đức cho biết Đức đã cung cấp viện trợ quân sự trị giá 28 tỷ euro cho
Ukraine, nhưng dữ liệu cho thấy khoản tiền là nhỏ hơn nhiều. Gädechens nói rằng,
“Trên thực tế, cho đến nay chỉ có 10,2 tỷ euro được chuyển đến Kyiv.” Tổng con
số mà Thủ tướng Đức Scholz liên tục công bố và xin được nhận xét là “phóng đại”,
là 21,7 tỉ và thực chất, nó bao gồm cả số tiền đã hứa cấp cho Ukraine đến năm
2028.
4.3.
Máy bay không người lái Ukraine tấn công căn cứ quân sự Borisoglebsk
Căn
cứ Huấn luyện Phi công Hàng không Quân sự Borisoglebsk ở vùng Voronezh được coi
là trường “topgun của Ng@.” Cuộc tấn công táo bạo cho thấy đã đến lúc Ukraine
chiếu cố lực lượng hậu bị của không quân Ng@.
4.4.
Hôm qua, không quân Ng@ đã “vô tình” thả một quả bom nặng 1,5 tấn xuống thị trấn
Yenakijeve thuộc vùng Donetsk. Bộ Quốc phòng Ng@ giải thích đó là “trục trặc kỹ
thuật.”
Người
Ng@ đang cố gắng ném bom thành phố Chasiv Yar nhưng trượt và quẳng nó xuống một
thị trấn khác của vùng Donetsk – Yenakijeve (https://maps.app.goo.gl/3jHYKLuRGFwQNtKs5 ) vốn nằm dưới sự
kiểm soát của Ng@ từ năm 2014. Đây không phải lần đầu, mà nó đã diễn ra nhiều lần
ở vùng Belgorod (chỉ có hơn chục trường hợp như vậy xảy ra chỉ trong vài tuần gần
đây chứ mấy!) và thậm chí có vài lần bom rơi ở vùng Voronezh. Lần này, quả bom
được quẳng xuống cách mục tiêu đến 45 ki-lô-mét theo đường chim bay, cho thấy
tính hú họa cực kỳ cao của loại vũ khí được báo chí phía Đông nước Lào tung hô
này.
Vài
tuần qua, bọn phi công Ng@ thả hàng chục quả bom mỗi ngày xuống làng Chasiv Yar
và cả thị xã Kramatorsk do Ukraine kiểm soát. Nếu như bọn Nguyên soái Ván ép hi
vọng vào thứ “vũ khí tối thượng” này thì quả thực, đó cũng là một niềm hi vọng
thổ tả khác của bọn chúng.
4.5.
Trong một diễn biến khác, gói viện trợ của Hoa Kỳ cho Ukraine vẫn bị thằng Mike
Johnson giam cầm, thì Mỹ công bố bán phụ tùng hệ thống phòng không HAWK trị giá
138 triệu USD cho Ukraine. Mỹ vừa thông báo và cho rằng Ukraine rất cần hỗ trợ kỹ
thuật cho các hệ thống tên lửa này. “Ukraine cần khẩn trương tăng cường khả
năng tự vệ trước các cuộc tấn công tên lửa của Ng@ và tiềm lực không quân của lực
lượng Ng@. Việc bảo trì và hỗ trợ hệ thống vũ khí HAWK sẽ tăng cường khả năng tự
vệ của Ukraine”, Bộ Ngoại giao Ukraine nói.
.
No comments:
Post a Comment