Thế trận an ninh mới ở
Á châu: Việt Nam có thể bình thản được bao lâu?
RFA
2024.04.15
Cuộc
gặp thượng đỉnh ba bên Mỹ - Nhật Philippines hôm 11/4/2024 được nhận định đã
truyền đi nhiều tín hiệu về một thế trận mới ở Châu Á nói chung và Biển Đông
nói riêng. Tổng
thống Philippines Marcos nói “nó sẽ thay đổi cục diện trong khu vực, ở xung
quanh Biển Đông, ở ASEAN, ở châu Á.” Bản tuyên bố chung ba bên nói Hoa Kỳ và Nhật
Bản đã và sẽ tăng cường phát triển hành lang kinh tế Luzon của Philippines, kết
nối các trung tâm kinh tế ở Vịnh Subic, Clark, Manila và Batangas của nước này.
Bên cạnh những kế hoạch phát triển công nghệ bán dẫn tại đây, những kế hoạch về
hợp tác an ninh cũng được nhắc đến. Ba nước tuyên bố bảo vệ các nguyên tắc của
Luật biển Quốc tế đối với Biển Đông, lên án các hành động hung hăng của Trung
Quốc đối với Philippines tại bãi Cỏ Mây hơn một năm qua.
Lãnh
đạo Hoa Kỳ, Nhật Bản và Philippines họp thượng đỉnh tại Washington DC hôm
11/3/2024 (Reuters)
Mỹ
- Nhật nâng cấp tổng hành dinh quân sự tại Tokyo
Theo Reuters, Đại sứ Hoa Kỳ tại
Nhật Bản cho biết Mỹ sẽ có một thế trận chỉ huy quân sự mới, thay đổi căn bản
trung tâm chỉ huy quân sự của mình tại Nhật Bản để tăng cường khả năng răn đe
trước áp lực của Trung Quốc.
Giải
thích thêm cho RFA về động thái nói trên, Tiến sỹ Nagao Satoru tại Viện Hudson
nói với RFA rằng Nhật Bản và Mỹ đang có kế hoạch cải thiện chuỗi chỉ huy của
mình. Hiện tại, Nhật Bản đang lên kế hoạch thành lập các trung tâm chỉ
huy liên hợp (integrated headquarters) tại Tokyo vào tháng 3 năm 2025.
Trung tâm chi huy này có khả năng công nghệ để kết hợp Lực lượng Phòng vệ trên
bộ, trên biển và trên không.
Cùng
với đó, trong chuyến thăm Mỹ lần này của Thủ tướng Nhật Kishida (từ ngày 8 đến
14 tháng tư), Mỹ đã quyết định phát triển trung tâm chỉ huy tại Tokyo để có thể
hợp tác thông suốt, liền mạch với phía Nhật Bản. Cấp bậc chỉ huy của tổng hành
dinh sẽ từ tướng ba sao lên tướng bốn sao. Vị tướng bốn sao ngang hàng với Tư lệnh
Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương hiện tại ở Hawaii, nhà nghiên cứu về an ninh quốc tế
tại Viện Hudson cho biết.
Tiến
sỹ Nagao Satoru chỉ ra rằng đối với Trung Quốc thì Biển Đông, Biển Hoa Đông,
Đài Loan là một tập hợp chung. Ví dụ, nếu Trung Quốc muốn xâm lược Đài Loan, họ
sẽ phải kiểm soát biển Hoa Đông và biển Đông để cô lập Đài Loan. Chính phủ Bắc
Kinh muốn phát triển năng lực kiểm soát tất cả các lĩnh vực này theo một “chiến
lược liên hợp” (integrated strategy).
So
với Trung Quốc, các nước khác gặp bất lợi vì Nhật Bản, Đài Loan, Philippines là
những chính phủ khác nhau. Còn Mỹ đang chỉ huy lực lượng của mình từ rất xa địa
bàn, Hawaii hay Washington DC.
Vì
vậy, để vô hiệu hóa lợi thế của Trung Quốc, Nhật Bản và Mỹ đang lên kế hoạch
chia sẻ vai trò an ninh nhiều hơn bằng cách tăng cường tổng hành dinh ở Tokyo.
Đây là cách nâng cao “chất lượng” của sức mạnh răn đe.
Việt
Nam tiếp cận vấn đề Trung Quốc khác với Philippines?
Các
chuyên gia có những câu trả lời khác nhau đối với câu hỏi của RFA về phản ứng
mà Việt Nam nên thực hiện trước những chuyển động mới trong khu vực.
TS.
Nagao Satoru cho rằng mặc dù Việt Nam cũng có tên lửa Klub cho tàu ngầm lớp
Kilo nhưng số lượng có hạn. Việt Nam đã đàm phán mua tên lửa Brahmos của Ấn Độ
giốn như Philippines.
Theo
ông Nagao, Việt Nam nên thúc đẩy sự hiện diện của hải quân các nước khác, thông
qua các cuộc tập trận chung và trao đổi hữu nghị.
Trao
đổi với RFA, nhà nghiên cứu Hoàng Việt ở Tp. HCM nhắc lại một bài viết của nhà
nghiên cứu Khang Vũ trên tờ Diplomat trả lời câu hỏi tại sao Việt Nam không thể
làm như Philippines được. Theo ông Hoàng Việt, mỗi quốc gia có một cách tiếp cận
khác nhau. Hiện nay mặc dù Philippines đang là tâm điểm chú ý và được nhiều học
giả phương Tây ủng hộ, nhưng rõ ràng nước này đã không có những bước đi chặt chẽ
trước đây do đó hiện nay gặp nhiều bất lợi. Ông nói:
“Tôi
chưa dám nói Philippines thất bại hay thành công, nhưng rõ ràng trong thời gian
dài có nhiều chính sách chưa phù hợp.
Cố
học giả Philippines Jose Santiago “Chito” Sta. Romana, đồng thời là cựu Đại sứ
Philippines tại Trung Quốc, từng nói với tôi trong một hội thảo là một điều mà
phía Việt Nam đã làm được trong năm 2014 khi Trung Quốc hạ đặt giàn khoan
HD-981 là giữ được tất cả những gì của mình và khiến cho Trung Quốc phải rời khỏi
khu vực. Trong khi đó, phía Philippines đã đánh mất Scaborough vào tay Trung Quốc.
Tạm
thời chúng ta có thể nhìn nhận như vậy thôi còn tương lai thế nào thì chưa biết.
Đương nhiên mỗi quốc gia có một chiến lược khác nhau. Philippines và Mỹ có hiệp
ước phòng thủ, nhưng Trung Quốc đang tìm cách làm xói mòn hiệp định này bằng
chiến thuật vùng xám, gây sức ép nhưng bằng biện pháp phi quân sự.
Chưa
rõ tương lai hiệp định này thế này, cách giải thích hiệp định sẽ ra sao. Trung
Quốc vẫn còn dùng các biện pháp vùng xám, còn Philippines vẫn còn lúng túng,
chưa tìm ra cách nào hiệu quả để chống lại đe dọa của Trung Quốc. Đó là vấn đề
chúng ta cần theo dõi thêm.”
Theo
nhà nghiên cứu Hoàng Việt, chính sách Việt Nam khác Philippines vì thể chế
chính trị khác nhau. Philippines rất mạnh mẽ nhưng cũng hay thay đổi.
Philippines là một quốc gia đa đảng nên họ hay thay đổi chính sách. Khi một đời
tổng thống mới lên là sẽ thay đổi chính sách trước đó. Điều này thì rất rõ
ràng, từ thời ông Aquino đến ông Duterte đến ông Marcos hiện nay thì đều thay đổi
chính sách đối ngoại. Ngoài ra, theo ông Hoàng Việt, chính sách của Philippines
có thể chịu tác động của các vấn đề kinh tế. Ông nói:
“Đặc
biệt là ở Philippines, kinh tế nằm trong tay các tài phiệt rất nhiều, đặc biệt
là các tài phiệt gốc Hoa. Một mỏ dầu khí rất lớn của Philippines hiện nằm trong
tay một đại gia gốc Hoa ở Philippines nên gặp rất nhiều vấn đề.
Philippines
có cả bối cảnh riêng trong truyền thống chính trị của họ. Ông Duterte tiền nhiệm
thì gần như giao toàn bộ các dự án thăm dò khai thác dầu khí của Philippines
cho các công ty Trung Quốc. Việt Nam chưa bao giờ chấp nhận hợp tác với Trung
Quốc. Trong khi đó, Philippines lại từng có lúc hợp tác với Trung Quốc như vậy.
Và không chỉ từ thời Duterte mà trước đó Philippines từng hợp tác thăm dò với
Trung Quốc. Lúc đó, ban đầu Việt Nam phản đối nhưng rồi sau đó buộc phải cùng
tham gia dự án thăm dò đó với họ.”
Thế
giới đang cố gắng “sẵn sàng” đối phó với hải quân “nước xanh” của Trung Quốc
Hiện
chưa rõ Việt Nam sẽ có động thái gì mới, còn hầu hết các học giả đều cho rằng
khu vực xung quanh Biển Đông sẽ tất yếu chứng kiến nhiều sự tăng cường hợp tác
trong tương lai. Ông Greg Poling, Giám đốc Chương trình Minh bạch Hàng hải Châu
Á ở Trung tâm CSIS, nói với RFA về chiến lược dài hạn của Trung Quốc, đồng thời
giải thích vì sao các quan hệ an ninh ngày càng tăng lên trong khu vực:
“Họ
có chiến lược biển gần. Đó là biển Hoàng Hải và Biển Đông. Trong chiến lược của
Trung Quốc, họ xác định phải kiểm soát những vùng biển đó, bất chấp luật pháp
quốc tế có quy định thế nào. Đó là mối đe dọa cho toàn bộ trật tự toàn cầu.
Kế
tiếp, Trung Quốc có một chiến lược riêng cho các vùng biển xa, ở Ấn Độ Dương, nằm
ngoài cái gọi là "chuỗi đảo thứ nhất". Trung Quốc muốn có "Hải
quân nước xanh", tức lực lượng hải quân hoạt động ở vùng biển xa, để có thể
hoạt động trên phạm vi toàn cầu.
Ngày
đó chắc chắn sẽ đến. Chúng ta không thể làm gì để ngăn cản Trung Quốc sở hữu lực
lượng hải quân "nước xanh."
Chúng
ta nên chuẩn bị cho ngày đó. Chúng ta nên theo dõi hành trình đó của Trung Quốc,
tăng cường quan hệ đối tác và an ninh. Chúng ta phải đảm bảo rằng chúng ta có
thể sẵn sàng đối phó một khi Hải quân "nước xanh" của Trung Quốc đi
vào vận hành đầy đủ, trở thành một mối đe dọa quân sự.”
Theo
TS. Nagao Satoru, tất cả những hợp tác mới về an ninh này là do sự hiện đại hóa
quân sự nhanh chóng và khiêu khích của Trung Quốc. Ông Nagao cho biết cùng với
quá trình hiện đại hóa quân sự nhanh chóng, Trung Quốc chỉ riêng trong mười năm
qua đã đóng mới 148 tàu hải quân, gần bằng tổng số tàu hải quân mà Nhật Bản hiện
sở hữu.
Để
ngăn chặn sự xâm lược của Trung Quốc, TS. Nagao khẳng định, Nhật Bản và Mỹ
không thể chạy đua về số lượng vì ngân sách hạn chế. Vì vậy, Nhật Bản và Mỹ phải
nâng cao chất lượng. Chuỗi chỉ huy liên hợp và kết nối với nhau liền mạch của
hai nước có thể nâng cao hiệu quả quân sự.
------------------------------
Tin,
bài liên quan
THỜI
SỰ
Việt
Nam quốc tế hóa Biển Đông: hợp tác với các cường quốc mà không chọn Trung
Quốc
Mỹ
và các đồng minh sẽ tiến hành tuần tra chung chống lại Trung Quốc
Việt
Nam có đang ỷ lại quá mức vào "ngoại giao cây tre"?
Biển
Đông sẽ còn nóng hơn trong năm 2024: Việt Nam cần một chiến lược dài hạn
Mục
đích các tàu khảo sát của Trung Quốc: vẽ chữ “Trung” trên vùng biển Việt Nam
No comments:
Post a Comment