Wednesday, April 10, 2024

ĐỐI PHÓ HÀNG TRUNG QUỐC, PHÁP NÊU Ý TƯỞNG "ƯU TIÊN CHÂU ÂU" (Minh Anh | RFI)

 



Đối phó với hàng Trung Quốc, Pháp nêu ý tưởng « ưu tiên châu Âu »

Minh Anh  -  RFI

Đăng ngày: 09/04/2024 - 13:48

 https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20240409-%C4%91%E1%BB%91i-ph%C3%B3-v%E1%BB%9Bi-h%C3%A0ng-trung-qu%E1%BB%91c-ph%C3%A1p-n%C3%AAu-%C3%BD-t%C6%B0%E1%BB%9Fng-%C6%B0u-ti%C3%AAn-ch%C3%A2u-%C3%A2u

 

Ngày 08/04/2024, bộ trưởng Kinh tế ba nước Pháp, Đức và Ý có cuộc họp tại Meudon, ngoại ô Paris. Mục tiêu là nhằm xác định một chính sách công nghiệp chung trong nhiều lĩnh vực chiến lược như trí tuệ nhân tạo hay chuyển đổi năng lượng.

 

https://s.rfi.fr/media/display/4382abc8-994b-11ee-ad18-005056a90284/w:980/p:16x9/AP23290397123300.webp

Một thương hiệu ô tô điện do Trung Quốc sản xuất được trưng bày tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm Quốc gia ở Thượng Hải, Trung Quốc,ngày 18/04/2023. AP - Ng Han Guan

 

Cuộc họp diễn ra trong bối cảnh châu Âu bị chậm trễ so với Mỹ trên nhiều lĩnh vực kinh tế cũng như trong một số công nghệ như pin năng lượng mặt trời, xe ô tô điện và bình điện. Cả ba nước Pháp, Đức và Ý cùng ý thức được rằng Liên Hiệp Châu Âu khó thể mà chống chọi được với chính sách bảo hộ của Mỹ và nhất là trong việc đối phó với Trung Quốc, bị cáo buộc là có chính sách tài trợ cho các ngành công nghiệp trong nước.

 

Theo AFP, trong cuộc họp báo chung sau cuộc họp, bộ trưởng Kinh Tế Pháp Bruno Le Maire, cho biết, thâm hụt thương mại giữa Liên Âu và Trung Quốc đã « tăng gấp ba lần trong vòng 10 năm, từ 100 lên 300 tỷ euro ».

 

Trong tình hình đó, ông Le Maire đề xuất có nên chăng dành các dự án được tài trợ bởi ngân sách châu Âu cho các sản phẩm « Made in Europe » hoặc cho những sản phẩm mà tỉ trọng châu Âu chiếm từ 40 đến 60% hoặc cho những sản phẩm tuân thủ nghiêm ngặt các chuẩn mực về chất lượng, môi trường của châu Âu.

 

Tuy nhiên, phía Pháp cũng thừa nhận là vấn đề « ưu tiên châu Âu » còn gây bất đồng. Đức ngần ngại vì lo ngại bị trả đũa đối với các sản phẩm của mình.

 

Cuối cùng, cả ba bộ trưởng bày tỏ mong muốn có sự « phối hợp hài hòa mua chung nguyên liệu » như nickel, cũng như là « quy chế về chất thải, tuyệt đối thiết yếu cho việc tái chế và để tăng cường khả năng tự chủ ».

 

---------------------------

Các nội dung liên quan

 

HOA KỲ - TRUNG QUỐC - TRỢ GIÁ

Washington không để Trung Quốc đe dọa việc làm và ngành công nghiệp Hoa Kỳ

 

CHIẾN TRANH TÂM LÝ - TRUNG QUỐC

Không đánh mà đối phương thua: Giải mã ‘‘chiến tranh tâm lý’’ của Trung Quốc chống phương Tây

 

TRUNG QUỐC - NGA

Ngoại trưởng Nga công du Trung Quốc để bàn về Ukraina






No comments: