Nguyên
nhân VNCH sụp đổ ngày 30-4-1975 (Kỳ 1)
Trương Nhân Tuấn
02/04/2024
https://baotiengdan.com/2024/04/02/nguyen-nhan-vnch-sup-do-ngay-30-4-1975-ky-1/
Kỳ
1: Yếu tố Phật giáo Trí Quang
Nhóm
Phật giáo do Thích Trí Quang cầm đầu là tác nhân chính đưa đến cuộc đảo chánh
ngày 1-11-1963 và hai anh em ông Diệm bị giết. Biến cố lịch sử này gây xáo trộn
chính trị và xã hội miền Nam trong nhiều năm. Người Mỹ đổ bộ vô miền Nam trong
lúc các tướng lãnh còn đang tranh giành quyền lực ở Sài gòn.
Người
Mỹ đổ quân vào VNCH, không thông qua bất kỳ một hiệp ước nào. Cũng không có một
sự đồng thuận của quốc dân (thông qua một cuộc trưng cầu dân ý). Việc “tự tiện”
này của Mỹ giúp cho CSVN có được tính “chính danh” trong cuộc “chống Mỹ cứu nước”
và “giải phóng miền Nam”. Từ đó đưa đến sự cáo chung của chế độ VNCH ngày
30-4-1975.
***
Phe
Phật giáo của nhóm Hòa thượng Trí Quang cho rằng, chế độ ông Diệm đáng bị lật đổ
vì đó là “chế độ độc tài gia đình trị”. Điều này cần phải nói lại, vì đây là một
vấn đề chính trị.
Ông
Diệm có độc tài hay không?
Về
độc tài, nếu so sánh ông Diệm với ông Hồ, hay những lãnh đạo châu Á cùng thời
như Marcos, Tưởng Giới Thạch, Sukarno, Mao Trạch Đông… thì rõ ràng là so sánh
ly nước với biển cả.
Ông
Diệm, vào thời điểm chủ nghĩa Mao Ít bành trướng mạnh mẽ ở châu Á, ông có thể
hành động như lãnh tụ Sukarno của Indonesia. Năm 1965, Sukarno đàn áp rồi tiêu
diệt gần 1 triệu đảng viên cộng sản Indonesia. Ông Diệm đã không làm như vậy.
Ông
Diệm cũng không thể so sánh với ông Mao và ông Hồ. Hai ông này được “Sách đen cộng
sản” nhắc tới. Ông Mao với “bước tiến nhảy vọt” làm chết từ 30 tới 40 triệu người.
Ông Hồ thì (sơ sơ) 4 triệu.
Ngay
cả với Tưởng Giới Thạch cũng làm hại đâu khoảng 28 ngàn người Đài Loan nhân vụ
28 tháng 2.
Biến
cố “Phật giáo” năm 1963 do Hòa thượng Trí Quang lãnh đạo, có xảy ra vụ “thảm
sát đài phát thanh 8 tháng 5”, làm chết 7 trẻ em. Vụ này có nhiều gút mắc, sẽ
nói lại bên dưới.
Ngay
cả bây giờ, nếu so sánh ông Diệm với ông Trọng, hay ông Mahathir [Mohamad] của
Mã Lai hay đám quân phiệt Thái Lan và Miến Điện… thì ông Diệm vẫn “ít độc tài”
hơn. Đất nước thời đó trong tình trạng chiến tranh (chiến tranh tự vệ ý thức hệ)
mà trí thức, chính trị gia, tôn giáo… được hưởng các đủ quyền tự do cá nhân,
còn hơn cả Mã Lai hay Indonesia bây giờ.
Việt
Nam ngày nay người dân có được hưởng những quyền tự do như dưới thời ông Diệm
hay không? Không có gì cả!
Đó
là chưa nói tới phẩm chất về giáo dục, về đạo đức, thuần phong mỹ tục được bảo
vệ… của nền cộng hòa ở miền Nam. Con người sinh ra ở đây là con người có “tâm”,
có đạo đức. Người có học thì là có “thực học”. Học đường thầy ra thầy, trò ra
trò. Xã hội tôn ti trật tự, luật pháp được tôn trọng.
Trật
tự của xã hội này đã bị phá vỡ từ năm 1975. Các giá trị về con người, về nền
pháp trị (trọng luật)… ở đây không bao lâu cũng bị tẩy xóa, rồi nhồi nhét vào
những giá trị mới. Những giá trị này có bản sắc thế nào hẳn nhiên mọi người điều
biết, không cần giải thích thêm.
Về
vấn đề “gia đình trị”
Thực
tế cho thấy ông Diệm phong cho bào đệ Ngô Đình Nhu chức cố vấn. Nếu bây giờ ta
so sánh gia đình tổng thống Diệm với gia đình tổng thống John F. Kennedy hay
gia đình tổng thống Donald Trump… các tổng thống này đều phong cho người nhà của
mình chức vụ “cố vấn”.
Trong
một xã hội dân chủ pháp trị, người ta chỉ dị nghị, hay phản đối, chỉ khi tổng
thống làm những điều trái luật.
Việc
phong cho bào đệ làm cố vấn là không hề vi phạm luật dưới thời Đệ nhứt Cộng
hòa. Ngay cả việc bà Nhu, một phụ nữ Tây học vừa có nhan sắc vừa thông minh sắc
sảo, ưa làm các việc xã hội… do đó bà thường bị (hay được) truyền thông nước
ngoài nhắm tới. Điều này không khác với cuộc đời và sự sinh hoạt của các mệnh
phụ phu nhân Melania Trump, Jacqueline Kennedy, Brigitte Macron…
Với
bấy nhiêu “bằng chứng” không ai có thể kết luận, nói chế độ đó là một chế độ
“gia đình trị”.
Nếu
ta so sánh, 56 năm sau, giữa chế độ gọi là “gia đình trị” của ông Ngô Đình Diệm
với chế độ độc tài công an trị bây giờ. Bây giờ một người làm quan cả họ cũng
làm quan. Đồng chí cha kê ghế cho đồng chí con. Điều này xảy ra hầu hết nơi cán
bộ lãnh đạo CSVN hiện nay. Đồng chí chồng kê ghế cho đồng chí vợ. Đồng chí anh
bảo lãnh cho đồng chí em. Chuyện của “đồng chí” Triệu Tài Vinh bí thư tỉnh Hà
Giang cả họ 8 người đều làm quan trong một tỉnh là một thí dụ.
Vấn
đề vi phạm hiệp định Genève nhằm xây dựng quốc gia miền Nam độc tôn Thiên Chúa
giáo. Bây giờ tài liệu đã bạch hóa ra hết rồi mà vẫn còn nhiều “Phật tử” sử dụng
những tài liệu tuyên truyền của cộng sản từ thời chiến tranh lạnh.
Có
tác giả nhắc đến Hiệp định Genève 1954, cho rằng ông Diệm đã không tuân theo nội
dung hiệp ước này về khoản “thống nhứt đất nước”. Ông Diệm có mục đích tách miền
Nam ra khỏi đất nước Việt Nam, xây dựng vùng lãnh thổ này thành một nước riêng
biệt, một quốc gia độc tôn Thiên Chúa giáo… (Phong trào Phật giáo miền Trung – Huế, từ chấn hưng đến dân
thân – Chu Sơn, Viet-studies).
Vấn
đề Hiệp định Genève 1954
Không
hề có vụ vi phạm “hiệp định Genève 1954” đơn giản vì cả hai VNCH và Mỹ đều từ
khước ký vào hiệp định.
Và
ngay khi ông Diệm từ chối vụ tổng tuyển cử, ông Hồ vịn vào lý do này để đánh miền
Nam. Thì cuộc chiến tranh xảy ra sẽ phải là cuộc “nội chiến” mang tên “chiến
tranh thống nhứt đất nước”.
Sự
thật đã phơi bày từ hơn bốn thập niên qua mà sử gia Việt Nam vẫn không thay đổi
cái nhìn của họ. Thứ nhứt, về bản chất cuộc chiến. Thứ hai, về cá nhân các lãnh
đạo miền Nam.
Thời
ông Diệm, Mỹ chưa đổ vô Việt Nam, thì làm gì có “chiến tranh giải phóng” với
các chiêu bài “chống Mỹ cứu nước”, “đánh cho Mỹ cút ngụy nhào”? Mỹ có mặt ở Việt
Nam là “thay” Pháp, mỗi quân Pháp với một quân Mỹ, đúng theo nội dung Hiệp định
Genève là không đổ thêm quân. Trong khi Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam
thì đã lập từ tháng 7 năm 1960.
Cuộc
chiến như vậy không phải là “chiến tranh giải phóng” và chính quyền VNCH không
phải là “chính quyền tay sai”.
Lịch
sử đã bạch hóa: Anh em ông Diệm chết vì không cho Mỹ đổ quân vô Việt Nam.
Tài
liệu khác cho thấy, trận Ấp Bắc, ông Nhu có mục đích “gài” Mỹ để thua trận này,
hy vọng Mỹ (thấy khó khăn) sẽ không đổ quân. Ông Nhu cũng từng nói (trong tài
liệu bạch hóa đó) là quân CSVN dầu gì cũng là “người Việt”. Tức là ông Nhu có ý
định thương lượng với ông Hồ để tìm phương cách “thống nhứt đất nước”. Vấn đề
là, Mỹ không thể không can thiệp vào Việt Nam (vì lo ngại cả Châu Á sẽ theo cộng
sản, thuyết Domino sẽ nói ở dưới). Trận Ấp Bắc là cho chính quyền Mỹ thấy rằng
nếu không đổ thêm quân, Mỹ và quân VNCH không thể thắng Việt Cộng.
Đến
đây ta có thể phác họa sơ khai về vai trò của hòa thượng Trí Quang. Việc gây hỗn
loạn xã hội bằng cách sử dụng Phật giáo khiêu khích nhà cầm quyền, qua những việc
“thiêu” và “tự thiêu” các tu sĩ Phật giáo, cùng với sự phóng đại của báo chí.
Chính quyền ông Diệm bị dư luận quốc tế lên án vì đàn áp tôn giáo, nhứt là ở Mỹ
và Pháp. Việc này làm quần chúng Mỹ phẫn nộ và chính quyền Mỹ có cớ can thiệp,
lật đổ ông Diệm để đổ quân vào Việt Nam.
Người
ta đồn đãi Hòa thượng Trí Quang là nhân viên CIA của Mỹ, vì vậy là có căn cứ.
Việc
xây dựng quốc gia VNCH độc lập
Nếu
ta có tham khảo tập tài liệu “Why Vietnam”, còn gọi là tập bạch thư của Mỹ công
bố thập niên 1960, giải thích vì sao Mỹ can thiệp vô Việt Nam. Ta thấy rằng các
chính quyền của Mỹ có ý định ủng hộ một quốc gia VNCH độc lập với miền Bắc. Các
đời tổng thống Mỹ nhiều lần hứa hẹn giúp cho ông Diệm, cũng như với ông Thiệu
sau này, xây dựng một “quốc gia Việt Nam độc lập và phú cường”.
Việc
này thất bại, vì đa số giới tinh hoa chính trị Việt Nam thời đó đều là người gốc
Bắc di cư. Bằng chứng là sau này Hiệp định Paris 1973, Mỹ tái khẳng định Việt
Nam là một quốc gia duy nhứt, thống nhứt ba miền Bắc Trung Nam, theo đúng như nội
dung của Hiệp định Genève.
Ông
Diệm (hay ông Thiệu) có nhiều cơ hội để tuyên bố VNCH là một quốc gia độc lập.
Ngay cả Liên Xô, đế quốc cộng sản đỡ đầu cho miền Bắc, đã từng đề nghị hai miền
trở thành các quốc gia độc lập.
Và
từ việc không thuyết phục được các lãnh đạo VNCH tuyên bố độc lập, Mỹ đã thất bại
trong cuộc chiến Việt Nam.
Các
liên minh như “liên phòng Đông Nam Á – SEATO” cũng như các đạo quân của Nam
Hàn, Phi, Thái Lan… không thể ở lại Việt Nam để can thiệp vào cuộc chiến như dự
định của Mỹ. Nguyên tắc của LHQ về “quyền tự vệ chính đáng” và quyền “tự vệ đa
phương” chỉ áp dụng cho các quốc gia. VNCH chưa bao giờ là một quốc gia, vì vậy
các lực lượng quân sự này lần lượt rút về. Hiệp định Paris 1973 ký kết thì Mỹ
cũng không còn lý do ở lại Việt Nam. Vì vậy ông Nguyễn Tiến Hưng mới viết cuốn
“Khi đồng minh tháo chạy”.
Quốc
gia độc tôn Thiên Chúa giáo
Ý
kiến cho rằng, ông Diệm muốn tách miền Nam ra để lập một quốc gia là một ý kiến
chủ quan, rất sai. Cho rằng quốc gia đó là quốc gia “độc tôn thiên chúa giáo” lại
càng sai hơn.
Đến
nay vẫn còn có những bài viết của các tu sĩ đó, cho rằng người theo đạo Thiên
Chúa lấy tổ quốc là Vatican để phục vụ. Hoặc cho rằng đạo Thiên Chúa giáo là
“ngoại lai”, là “thông đồng với giặc” vì du nhập từ Tây phương.
Những
tu sĩ theo Hòa thượng Trí Quang rõ ràng đã kế thừa tinh thần của “bình tây sát
tả”, phong trào tiêu diệt người theo Thiên Chúa giáo, thời Pháp mới vào Việt
Nam. Những nhận định này vừa sai vừa nguy hiểm. Bởi vì ngoài đạo thờ ông bà, mọi
tôn giáo ở Việt Nam đều du nhập từ nước ngoài.
Theo
tôi, theo đạo nào, Thiên Chúa hay Phật, tất cả đều là “dân tộc” Việt Nam hết cả.
Tất
cả các quốc gia mà dân chúng đa số theo đạo Thiên Chúa giáo, chắc cũng khoảng
phân nửa dân số địa cầu, ta không thấy quốc gia nào phụ thuộc chính trị vào
Vatican. Đơn giản vì đó không phải là mục đích của Vatican và các quốc gia đó đều
tách “thần quyền” ra khỏi “thế quyền”. Người theo đạo Thiên chúa hay theo đạo Hồi,
đạo Phật ở các quốc gia này đều được đối xử bình đẳng về quyền và trách nhiệm.
Tôn giáo hoàn toàn đứng ngoài bộ máy quyền lực của nhà nước.
Nguồn
gốc của chiến tranh
Ông
Cao Huy Thuần, một “đệ tử ruột” của thầy Trí Quang có bài viết đăng trên
Viet-studies, BBC đăng lại, tựa đề “Thầy Trí Quang: Một trang lịch sử”. Trong đó ông có
ý kiến rằng “Thừa kế Diệm tức là tiếp tục chiến tranh và dựa trên chiến
tranh để nắm quyền“.
Ông
Thuần có thể xem là “đại diện” của phe theo thầy Trí Quang?
Quan
điểm xem ông Diệm như là “nguồn gốc của chiến tranh” là một quan điểm hồ đồ, đổi
trắng thành đen.
Thực
ra, theo tôi, thì ngay cả thay ông Diệm là Đức Phật thì chiến tranh cũng xảy
ra. Bởi vì đảng CSVN đã chuẩn bị chiến tranh từ tháng 7 năm 1960, qua việc
thành lập Mặt trận Dân tộc Giải Phóng Miền Nam. Tổ chức này đã được thành lập
theo nội dung nghị quyết Đại hội đảng lần thứ ba, trực thuộc Trung ương cục Miền
Nam của đảng.
Trong
cuộc chiến này, ông Diệm, và cả chế độ VNCH, là nạn nhân, đứng trong vai trò tự
vệ. Phe Cộng sản miền Bắc là chủ mưu, mở màn cho chiến tranh, bằng những cánh
tay nối dài, như các phong trào “hòa bình”, phong trào phản chiến, phong trào
Phật giáo và Mặt trận Giải phóng Miền Nam.
Quân
Mỹ đổ vô miền Nam không hề “cướp nước” và chính quyền VNCH không hề là chính
quyền tay sai. Nếu viết như các giáo hữu Phật giáo thì quân Mỹ ở Nhật, Nam Hàn,
Đài Loan, Tây Đức… trước kia không lẽ cũng là “quân cướp nước” và các chính quyền
ở đó đều là “chính quyền tay sai”?
Tác
giả khác, tên Chu Sơn, bài viết cũng đăng trên VietStudies, nhân dịp Hòa thượng
Trí Quang viên tịch. Tác giả viết: “Sau gần một trăm năm kháng chiến với
rất nhiều đau thương, mất mát, hy sinh, vào giai đoạn cuối, nhân dân Việt Nam với
sự lãnh đạo của chủ tịch Hồ Chí Minh và đảng Cộng Sản đã giành lại độc lập, chủ
quyền trên một nửa đất nước: miền Bắc. Một nửa còn lại: miền Nam, nằm trong
vòng kim cô của đế quốc Hoa Kỳ”.
Thiệt
tình, chiến sĩ văn hóa “nói xuôi cũng được, nói ngược cũng xong”. Nếu nói miền
Nam “nằm trong vòng kim cô của đế quốc Hoa Kỳ” thì Nhật, Nam Hàn, Đài Loan và
Tây Đức… đều nằm “trong vòng kim cô của đế quốc Hoa Kỳ”. Những quốc gia này đã
trở thành giàu mạnh thuộc hàng “đại cường” về kinh tế trên thế giới. Các quốc
gia này được như ngày hôm nay là “nhờ” ở cái “niền kim cô” của Mỹ.
Trong
khi miền Bắc, đến nay cái niền kim cô “chủ nghĩa cộng sản” còn chưa gỡ ra. Cuộc
chiến “đánh Mỹ cứu nước” thực tế là “đánh Mỹ cho Liên Xô, cho Trung Quốc”. Miền
Bắc vì vậy có tới ba cái niền kim cô có thực.
Còn
về nhận định “độc lập chủ quyền trên một nửa đất nước”, cũng nên xét lại.
Nhà
nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa của ông Hồ thời đó mọi thứ đều làm theo chỉ thị
của “quốc tế vô sản”, mà thực tế tùy theo lúc “quốc tế vô sản” là Liên Xô hay
là Trung Quốc. Trận Điện Biên Phủ từ cây súng cho tới viên đạn, tất cả đều đến
từ Trung Quốc. Việt Nam chỉ có máu xương và lòng thù hận. Nếu Mao Trạch Đông
không thắng được Tưởng Giới Thạch 1949 thì sẽ không bao giờ có “chiến thắng Điện
Biên Phủ”. Vì vậy nói chiến thắng này là “đỉnh cao tự hào của dân tộc” là quá lố.
Ngay
Hiến Pháp hiện thời, lời mở đầu cũng đã ghi nhận công ơn của “bạn bè thế giới”.
Bạn bè này là ai, nếu không phải là Liên Xô và Trung Quốc? Đến nay Việt Nam vẫn
chưa chế tạo được các thứ vũ khí đã dùng cho chiến trường Điện Biên Phủ. Dĩ
nhiên không có sự hy sinh nào cao quý hơn máu xương, nhưng nếu không có vũ khí
thì với “tầm vông vạt nhọn”, Việt Nam vẫn không làm được cái gì.
Các quốc
gia Việt Nam, Đại Hàn, Đức, và Trung Hoa đều là những “quốc gia bị phân chia”,
có hoàn cảnh lịch sử khá tương đồng và sự hiện diện của quân Mỹ ở các quốc gia
này đều có chung mục đích là chống cộng sản xâm lược.
Mỹ
có mặt ở Nam Hàn ban đầu là do Nghị quyết của Đại hội đồng LHQ. Mỹ có mặt ở Nhật
là do Hiệp ước hỗ tương từ 1951. Mỹ có mặt ở Đức do thỏa thuận “phân chia vùng ảnh
hưởng” của các đại cường chiến thắng Thế chiến thứ II.
Thuyết
Domino của Mỹ ra đời sau bốn biến cố liên tục ở châu Á, có liên quan đến cộng sản,
đặc biệt là Trung Quốc và Liên Xô.
Năm
1949, Quốc Dân đảng thua, Tưởng Giới Thạch phải di tản ra Đài Loan. Năm 1950, Bắc
Hàn xâm lược Nam Hàn, với sự trợ giúp của “chí nguyện quân” Trung Quốc. Năm
1954 nhờ sự giúp đỡ của Mao Trạch Đông, khí giới lẫn cán bộ cố vấn. Nhờ đó ông
Hồ thắng Pháp qua trận Điện Biên Phủ.
Song
song với việc giúp đỡ Việt Nam, Mao Trạch Đông cũng đã cho tổ chức các lực lượng
vũ trang cách mạng ở các quốc gia như Phi, Thái Lan, Indonesia v.v…Vì lo ngại
thừa dịp chiến thắng Điện Biên Phủ, đồng thời lo sợ Trung Quốc lợi dụng địa bàn
Việt Nam để trả thù cho chiến tranh Triều Tiên. Trung Quốc sẽ tiếp tục yễm trợ
cho VNDCCH của ông Hồ để nhuộm đỏ miền Nam. Việc này xảy ra thì toàn khu vực
Châu Á sẽ nhuộm đỏ. Vì vậy, Mỹ viện trợ cho Pháp để chống Việt Minh. Rốt cục
Pháp thua và Mỹ muốn vào Việt Nam thế chỗ của Pháp.
Chướng
ngại vật để Mỹ đổ quân vô Việt Nam, thứ nhứt là nội dung Hiệp định Genève, theo
đó các bên không được đổ thêm quân. Thứ hai là ông Ngô Đình Diệm.
Về
Hiệp định Genève, Mỹ là bên không ký. Chỉ còn lại Ngô Đình Diệm.
Ông
Trí Quang đã đắc lực giúp cho người Mỹ dẹp bỏ ông Diệm.
Mỹ
đổ quân vào Việt Nam như nhà không chủ, trong lúc các tướng lãnh còn đang tranh
giành quyền lực ở Sài Gòn.
Vì
vậy người ta có lý khi cho rằng thầy Trí Quang là gián điệp CIA của Mỹ. Điều
này khó có thể kiểm chứng vì cơ quan CIA (Trung ương Tình báo cục) của Mỹ không
có thói quen tiết lộ lai lịch của người cộng tác.
Vấn
đề là, khi Mỹ đổ quân vào rồi, Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam mới có cớ dựng
cờ “đánh Mỹ cứu nước” và hoạt động công khai. Quân miền Bắc cũng đồng thời bước
qua vĩ tuyến 17 tiến vào miền Nam.
Nhiều
người khác cũng cho rằng thầy Trí Quang là đảng viên, là “cán bộ xách động và
tuyên truyền” của đảng CSVN gài vào miền Nam để quấy rối. Ý kiến này cũng thuyết
phục.
Ta
cũng không dễ lấy bằng chứng từ đảng CSVN. Nhưng từ những trang tự truyện của
thầy, ta đã thấy có sự quan hệ giữa thầy và đảng CS. Lúc thầy Trí Quang đọc “Bản tường trình sự cần thiết thành lập Mặt trận Việt Minh”
của Trường Chinh, nội dung nói rõ quan điểm “giải phóng dân tộc”, ta thấy giống
y cái cảnh Nguyễn Tất Thành đọc bản “luận cương về các vấn đề dân tộc” của Lê
nin. Nguyễn Tất Thành trở thành “đồng chí” Linov với nhiệm vụ “xách động và
tuyên truyền – Agiprop”. Thì ta có thể suy luận tương tự Hòa thượng Trí Quang
được đưa vào Nam để làm nhiệm vụ tương tự.
Và
đây cũng là lý do giải thích vì sao thầy Trí Quang im lặng sau năm 1975.
“Mission accompli”, nhiệm vụ đã hoàn tất thì vọng động nữa làm chi?
Ông
Nguyễn Hữu Liêm có đề nghị (trên facebook) nhà nước CSVN phong thầy Trí Quang
là “anh hùng dân tộc”. Rõ ràng cái nào cũng có cái lý của cái đó.
***
Hòa
thượng Trí Quang.
Khi ông Dương Văn Minh lên làm tổng thống thì giới chính trị miền Nam lúc đó
nói chơi với nhau là ông Trí Quang mới làm tổng thống. Ông Trí Quang có thực lực
là quần chúng Phật giáo trong khi ông Minh không có gì cả. Vì tin tưởng Hòa thượng
Trí Quang, nghĩ rằng ông này có “giải pháp” cho Miền Nam. Đến ngày cuối, người
ta đồn ông Minh than rằng “thầy làm chết tôi rồi”! Ông Minh hy vọng với việc
“bàn giao quyền lực” trên cương vị tổng thống thì chắc sẽ có một vai trò trong
nhà nước mới. Vấn đề là Sài gòn sụp đổ, ông Minh không có “quyền lực” nào nữa,
dầu là tượng trưng để mà giao.
Bài
viết ông Thuần cũng có nhiều chi tiết cần xét lại. Chỉ đưa ra hai thí dụ. Thứ
nhứt, về “ngọn lửa Quảng Đức là ngọn lửa từ bi” và nguyên nhân cái chết của bảy
em bé trong “biến cố” đài phát thanh 8-5-1963.
Điểm
1, tài liệu, hình ảnh bây giờ đã được “giải mật”, đã công bố, Thượng tọa Thích
Quảng Đức không hề “tự” thiêu, tức tự châm lửa đốt mình. Người ta cầm can xăng
đổ lên người ông rồi đốt. Gọi đó là “lửa từ bi” hay “lửa sát nhân” đều đúng, chỉ
khác góc nhìn.
Thứ
hai, vụ bảy em bé, ông Thuần nói là bị lính ông Diệm “bắn chết”. Thầy Trí Quang
viết “đống xương thịt máu huyết bị hất vào một góc tường, xương thịt máu huyết
của những kẻ thân yêu mới cười nói với mình trước đó không quá 10 phút“.
Đạn
nào mà bắn “dữ” vậy?
Chuyện
này phải nhắc lại Biến cố “đài phát thanh 8-5-1963”, nguyên nhân đưa tới “phong
trào Phật giáo miền Trung”.
Nguyên
nhân là đài phát thanh Huế không đồng ý cho phát bài thuyết pháp của thầy Trí
Quang, vì lý do chưa kiểm duyệt. Nghi vấn là tại sao lại có “quần chúng” với
đông đảo con nít tụ họp trước đài phát thanh để đón nghe bài thuyết pháp này?
Con nít tới đó nghe làm chi?
Khi
đài không phát (vì chưa kiểm duyệt) thì “quần chúng” nổi dậy “làm cách mạng”. Vụ
này làm cho bảy trẻ em bị chết. Phe “cách mạng” nói là do quân ông Diệm quăng lựu
đạn. Ông Thuần thì nói bị đạn bắn. Nhưng theo nhiều tài liệu ghi lại, bảy nạn
nhân không thể tử thương do “lựu đạn”, hay do bất kỳ một thứ vũ khí nào của
VNCH có thời đó. Theo giảo nghiệm của bác sĩ người Đức thì thân xác bảy nạn
nhân không thấy có miểng lựu đạn, hay đầu đạn. Kết luận của bác sĩ là các em chết
vì một “sức ép cực mạnh khiến thân xác không vẹn toàn”. Vũ khí nào “sát thương”
như vậy nếu không phải là C4, thường được điệp viên Mỹ sử dụng trong các điệp vụ?
Nói
thầy Trí Quang là CIA vì vậy rất thuyết phục.
Kết
luận:
Dưới
mắt nhiều người dân Việt Nam thì từ năm 1963 đến nay là “một trang sử” đầy máu
và nước mắt lẫn nhục nhằn. Trang sử viết dở dang, không ai biết sự thống khổ
còn kéo dài bao giờ mới chấm dứt.
Một
trang sử hàng chục triệu người dân chết bị bỏ quên. Có người chết trước cổng
chùa. có người chết trên đường di tản. Có người chết trong bụng cá, chết ngộp
giữa đại dương. Có người chết nhục nhã vì hải tặc. Và đến bây giờ vẫn có người
còn tiếp tục chết. Chết vật vã đau thương trong thùng đông lạnh. Chết trên đường
băng qua biên giới các xứ Đông Âu đầy tuyết giá…
Vì
đâu chết?
Người
“làm nên lịch sử” đến chết cũng không nói được nửa lời. Nói là tranh đấu cho
“công lý”, cho “đạo pháp và dân tộc”. Nhưng rốt cục lại góp tay lật đổ ông Diệm,
mở đường cho Mỹ vào. Đồng thời mở đường cho Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền
Nam chính thức tuyên bố hoạt động ở miền Nam. Từ đó đưa tới VNCH sụp đổ.
Nguồn
:
Nguyên
nhân VNCH sụp đổ 30-4-1975.
Bài
1 : Yếu tố Phật giáo Trí Quang.
Nguyên
nhân VNCH sụp đổ ngày 30-4-1975 (Kỳ 2)
Trương Nhân Tuấn
02/04/2024
https://baotiengdan.com/2024/04/02/nguyen-nhan-vnch-sup-do-ngay-30-4-1975-ky-2/
Kỳ
2: Yếu tố tinh thần đấu tranh
Trong
một cuộc chiến tranh, ở đâu cũng vậy, nếu một bên không nỗ lực hy sinh để bảo vệ
đất nước, dân và quân không ý thức được ở đâu là quyền và lợi ích của họ trong
công cuộc bảo vệ đất nước, chắc chắn bên đó sẽ thua trong cuộc chiến.
Một
chuyên gia quân sự Tây phương, lúc bàn luận chiến sự Ukraine trên TV vài tuần
trước, có nói câu đại khái như sau: “Người ta không sợ một đoàn quân sư tử
do con cừu chỉ huy mà người ta chỉ sợ một đàn cừu do con sư tử lãnh đạo”.
Ta
có thể hiểu rằng, chuyên gia ám chỉ đạo quân hỗn hợp dân-quân Ukraine là một
“đàn cừu” được con sư tử Zelensky chỉ huy.
Trên
chiến trường thực tế cho thấy dân và quân Ukraine cực kỳ lợi hại. Đúng trên
quan điểm “cừu, sử tử” của chuyên gia quân sự. Nhìn lại hai đạo quân thân Mỹ ở
Kabul và Sài Gòn. Các chiến binh của hai đạo quân này có nỗ lực chiến đấu hết
mình để bảo vệ đất nước của họ hay không? Hai đạo quân này do cừu hay do sư tử
chỉ huy?
Theo
tôi yếu tố dũng mãnh của cấp chỉ huy chưa đủ để thắng trận.
***
Sự
sụp đổ nhanh chóng của quân đội Afghanistan thân Mỹ ở Kabul, 30 tháng 8 năm
2021, nhiều người đã so sánh với trường hợp sụp đổ VNCH 30 tháng 4 năm 1975. Mỹ
rút quân ra khỏi Việt Nam, cũng như ở Afghanistan, bằng một “hiệp ước hòa
bình”. Sự so sánh đầy ác ý nhưng không phải là không có lý do.
Tại
Afghanistan, ngày mà Mỹ chính thức rút quân cũng là ngày quân đội Afghanistan
tan hàng và chính phủ thân Mỹ ở Kabul sụp đổ.
Tháng
2 năm 2020, chính phủ Donald Trump thỏa thuận với Taliban về
thời khóa biểu và các điều kiện để quân Mỹ rút lui. Người kế nhiệm Joe Biden ra
quyết định “Chiến dịch di tản 17 ngày”, thời hạn chót là ngày 31 tháng 8 năm
2021.
Người
lính Mỹ cuối cùng vào đến phi trường Kabul thì quân Taliban cũng đã đuổi theo tới
cửa cổng phi trường.
Người
ta đặt vấn đề, với biết bao nhiêu vũ khí cùng quân trang, quân dụng của Mỹ để lại,
quân đội Afghanistan hầu như không giao chiến với quân Taliban một trận nào. Thấy
lính Mỹ rút lui, họ bỏ súng chạy theo. Rốt cục Mỹ phải thương lượng với phe
Taliban để cuộc thoái binh diễn ra không tiếng súng.
***
Chiến
tranh Việt Nam, với Hiệp định Paris ngày 27 tháng 1 năm 1973, Mỹ thỏa thuận với
CSVN để được “kết thúc chiến tranh” và đem lại “hòa bình trong danh dự” cho nước
Mỹ. Trong vòng 60 ngày, quân Mỹ phải rút khỏi Việt Nam.
Người
lính Mỹ cuối cùng rời khỏi Việt Nam ngày 29 tháng 3 năm 1973. Từ đó chiến tranh
Việt Nam trở thành cuộc “nội chiến”.
Tương
tự quân Afghanistan, Mỹ cũng để lại cho VNCH nhiều vũ khí tối tân cùng quân
trang quân dụng.
Trong
thời gian hơn hai năm nội chiến, quân đội VNCH một mình phải đối phó trước một
đạo quân thiện chiến (gồm Việt Cộng, tức quân Mặt trận Giải phóng Miền Nam và bộ
đội miền Bắc) mà đại cường Mỹ đứng đầu thế giới (cùng với đồng minh) đánh không
lại. Nên biết, người Mỹ đổ 50 vạn quân, trang bị vũ khí tối tân, được hỏa lực
không quân, thiết giáp, pháo binh yểm trợ… Với chiến phí lên đến cả ngàn tỉ đô
la. Trong suốt 8 năm ở Việt Nam, quân Mỹ đã không đánh bại đạo quân CSVN và Mặt
trận Giải phóng Miền Nam.
Quân
VNCH còn chống quân CSVN và MTGPMN trong hoàn cảnh thế giới gặp khó khăn và
phương tiện quốc nội eo hẹp. Năm 1973, Trung Đông đã có cuộc khủng hoảng lớn về
dầu hỏa. Giá dầu thế giới tăng vọt lên (đến 10 lần). Quân xa, phi cơ, tàu bè,
chiến xa… của Mỹ để lại đa số không sử dụng được. Do thiếu xăng dầu, hoặc do hư
hỏng mà thiếu phụ tùng thay thế. Hoạt động của không quân, hải quân gần như tê
liệt. Các đơn vị thiết giáp, pháo binh… cũng hạn chế chiến đấu vì thiếu đạn dược
và nhiên liệu.
Quân
Mỹ bỏ cuộc nhưng quân đội VNCH tiếp tục cuộc chiến tranh do chính người Mỹ đã
gây ra (và để lại). Nhiều đơn vị VNCH chiến đấu cho tới khi súng hết đạn. Nhiều
tướng lãnh VNCH tự sát. Quân VNCH tháo lui, và thất bại, vì những mệnh lệnh bất
cập (như di tản chiến thuật Tây Nguyên) đến từ Dinh Độc Lập. Cuối cùng, cũng từ
Dinh Độc Lập, Tổng thống Dương Văn Minh đọc lệnh yêu cầu quân lính “buông súng”
đầu hàng. Sài Gòn sụp đổ ngày 30 tháng 4 năm 1975.
***
Quân
đội Afghanistan thân Mỹ đông đảo, trên 300 ngàn quân được vũ trang tận răng.
Quân Taliban hay quân chính phủ Kabul thân Mỹ cũng đều là dân Afghanistan. Phải
có lý do tâm lý nào đó mà một bên sẵn sàng ôm bom để chết, trong khi bên kia lại
không muốn cầm súng bảo vệ quê hương của họ.
Tương
tự, quân VNCH cũng như bộ đội miền Bắc, tất cả “máu đỏ da vàng”, giống nhau “một
lá gan”. Không thể phê phán bên này can đảm, bên kia hèn nhát.
***
Cuộc
chiến Nga xâm lược Ukraine, bắt đầu từ ngày 24 tháng 2 năm 2022, đến nay vẫn
chưa có dấu hiệu ngừng lại. Tinh thần chiến đấu của dân và quân Ukraine, dưới sự
chỉ huy của tổng thống Zelensky, chứng minh được hiện tượng “châu đấu đá
nghiêng xe”. Quân đội Nga với một lực lượng áp đảo so với quân Ukraine, hỏa lực
cũng như nhân sự. Các nhà quan sát quốc tế đánh giá tương quan lực lượng hai
bên với tỉ số 10/1. Không ngoại lệ, tất cả đều tiên đoán Kiev sẽ sụp đổ trong
vài ngày.
Thực
tế trên chiến trường chứng minh tất cả đều đoán sai. Tinh thần chiến đấu của
dân và quân Ukraine thể hiện như là con gà mẹ dũng mãnh, liều chết, quyết chiến
đấu chống lại con diều hâu hung tợn để bảo vệ đàn con. Các nhà quan sát quốc tế
đồng thuận ở một điều là, yếu tố Zelensky đóng vai trò cốt lõi.
Dân
và quân Ukraine, nếu không có một Zelensky cực kỳ thông minh, biết vận dụng mọi
cơ hội để được sự ủng hộ của quốc tế, lúc sứ quán Mỹ đề nghị di tản Zelensky và
gia đình, ông này trả lời sứ quán Mỹ rằng: “Chúng tôi cần vũ khí chớ không cần
một chuyến taxi”.
Zelensky
đã thành công trong việc kích động tinh thần “quốc gia dân tộc” trong toàn thể
dân chúng Ukraine, cũng như xiển dương một “quốc gia Ukraine độc lập có chủ quyền”
trước trường quốc tế.
Ukraine
là một “quốc gia” mới được khai sinh, năm 1991, sau khi Liên Xô tan rã. Trong
khi dân Nga và dân Ukraine có cùng một nguồn gốc, cùng một “nation”.
Không
có Zelensky chắc gì dân và quân Ukraine đã có được tinh thần “quốc gia dân tộc”
mãnh liệt như hôm nay?
Không
có một Zelensky chưa chắc quốc tế đã ủng hộ và viện trợ vũ khí cần thiết để cho
Ukraine tự vệ như đã thấy.
Cuộc biểu
quyết ở LHQ tháng 3 năm 2022, ta thấy, đại đa số các quốc gia lên án Nga “xâm
lược” Ukraine. Dư luận quốc tế, ngay cả Tổng thống Biden, lên án Putin phạm tội
ác diệt chủng (crime génocide). Dư luận quốc tế, thông qua ý kiến một cựu thẩm
phán Tòa Hình sự Quốc tế, cũng lên án quân Nga phạm tội ác chiến tranh (crime
de guerre).
Trở
lại câu nói của chuyên gia quân sự dẫn trên, so sánh ba quân đội, đâu là cừu,
đâu là sư tử?
Ý
kiến của chuyên gia nhấn mạnh ở tinh thần chiến đấu của cấp chỉ huy.
Mỹ
vào Việt Nam cũng như vào Afghanistan. Mạnh vì gạo bạo vì tiền, người Mỹ trực
tiếp hay gián tiếp, chỉ huy tất cả. Cấp chỉ huy Mỹ có phải là những con sư tử
dũng mãnh hay không? Chuyện này hãy để sử gia Mỹ thẩm định.
Rõ
ràng quân đội thân Mỹ ở Kabul, những ngày cuối Mỹ rút quân, đã tan đàn rã nghé.
Họ không có tinh thần chiến đấu.
Còn
quân VNCH?
Quân
VNCH thừa dũng cảm nhưng theo tôi, yếu tố dũng cảm của đạo quân không đủ để một
bên giành chiến thắng.
Vấn
đề đặt ra, VNCH và Afghanistan có sụp đổ hay không, nếu dàn lãnh đạo VNCH (và
Afghanistan) có một nhân sự bản lĩnh như Tổng thống Zelensky?
***
Trường
hợp Việt Nam, ý kiến cá nhân tôi, từ khi hiệp định Genève 1954, số phận của
VNCH đã là “chiến trường”, sinh ra nếu không chiến thắng ắt là hủy diệt. Người
Mỹ lật đổ ông Diệm năm 1963, sau đó đổ quân vào trực tiếp mở đầu cuộc chiến
tranh. Sự tồn tại của VNCH đã bắt đầu tính ngày.
Hiệp
định Genève 1954, các đại cường cam kết dân tộc (nation) Việt Nam là một khối
duy nhứt, không thể phân chia. Lãnh thổ Việt Nam ba miền Bắc, Trung, Nam thuộc
về một quốc gia Việt Nam duy nhứt. Vĩ tuyến 17 chỉ là “lằn ranh quân sự tạm thời”.
VNCH
cùng số phận với Đài Loan – Lục địa và Nam Hàn – Bắc Hàn, là những quốc gia bị
phân chia (Etats divisés – States Divided). Khi mà một bên có thể vịn lý do thống
nhứt (hay giải phóng) đất nước để gây chiến tranh thì bên kia (như VNCH) trước
sau cũng sẽ trở thành bãi chiến trường.
Miền
Nam và Mỹ “đồng sàng dị mộng” về nội dung Hiệp định Genève 1954. Mỹ không nhìn
nhận nội dung Hiệp định vì đã bỏ qua “quyền tự quyết của nhân dân miền Nam”. Tức
là Mỹ hàm ý miền Nam đã là một “quốc gia độc lập có chủ quyền”. Phía Quốc gia
Việt Nam, Bảo Đại làm quốc trưởng, lại không nhìn nhận Hiệp ước vì điều khoản
“chia đôi đất nước”. Tức là Bảo Đại muốn một Quốc gia Việt Nam bao gồm cả ba miền
Bắc, Trung, Nam.
Năm
1965, vịn vào “biến cố vịnh Bắc Việt”, Mỹ đổ quân vào Việt Nam. Mỹ còn “đồng
sàng dị mộng” với tất cả các đồng minh cật ruột.
Trong
lúc Tổng thống Johnson tuyên bố, “chúng ta sẽ không thất trận. Chúng ta sẽ
không thối chí”, thì quan điểm của thủ tướng Wilson nước Anh (tháng 2 năm
1965), “chỉ có sự tôn trọng toàn diện các điều ước của hiệp định Genève mới
đưa tới sự đình chỉ cuộc chiến tranh, do đó chấm dứt cuộc xâm lăng miền Nam do
CS miền Bắc chủ trương”. Tổng thống De Gaulle nước Pháp (tháng 7 năm 1964)
biểu lộ lập trường về một hội nghị mới, tương tự Hội nghị Genève với những
thành phần tham dự trước kia để tổ chức một cuộc tổng tuyển cử cho Việt Nam… Tức
De Gaulle cũng nói về việc tôn trọng Hiệp định Genève 1954…
Phía
Cộng sản miền Bắc, qua tuyên bố của Phạm Văn Đồng 8 tháng 4 năm 1965, lập trường
tương đồng với Anh và Pháp: Tôn trọng Hiệp định Genève 1954.
Riêng
VNCH, thủ tướng Phan Huy Quát ngày 1 tháng 2 năm 1965 có tuyên bố: “Cuộc chiến
đấu của VNCH rõ ràng là một trường hợp tự vệ chính đáng, chỉ có mục đích đập
tan quân cộng sản xâm lăng…”.
Lập
trường của VNCH và Mỹ, trước việc Mỹ đổ quân vào Việt Nam, đã không được sự ủng
hộ của đồng minh và dư luận quốc tế.
Vậy
thì, làm cách nào Zelensky, giả sử có tư cách lãnh đạo tối cao VNCH, có thể vận
động LHQ để lên án miền Bắc “xâm lược” miền Nam?
Vụ
thảm sát Tết Mậu Thân 1968 ở Huế, các vụ pháo kích bừa bãi vào chợ búa, trường
học, các vụ ám sát, đặt mìn… làm cách nào để LHQ lên án CSVN vi phạm “tội ác
chiến tranh”?
Điều
quan trọng hơn hết, làm cách nào để thuyết phục quốc tế viện trợ vũ khí cho
VNCH “tự vệ”, sau khi Mỹ rút?
Không
có cách nào hết. Hiệp định Paris 1973 đã trói tay tất cả. Bởi vì theo Hiệp định
này Mỹ nhìn nhận nội dung Hiệp định Genève 1954, nhìn nhận “Nước – Nation” Việt
Nam bất khả phân chia và lãnh thổ Việt Nam thống nhứt ba miền.
Luật
quốc tế định nghĩa “xâm lược – agression”, quốc gia này đem quân xâm chiếm lãnh
thổ quốc gia kia. Nam và Bắc Việt Nam cùng một “nation – dân tộc”, cùng một
lãnh thổ Bắc, Trung, Nam, bất khả phân chia. Hiển nhiên không có vấn đề “xâm lược”.
Luật
quốc tế cũng ngăn cản việc một quốc gia can thiệp vào nội bộ của một quốc gia
khác. Mọi sự viện trợ của một quốc gia nào đó cho VNCH, sau khi Mỹ rút, đều vi
phạm luật quốc tế.
Từ
khi đất nước chia đôi, các thế hệ lãnh đạo VNCH chưa bao giờ xác định được
“tinh thần quốc gia dân tộc” là gì, có ý nghĩa thiêng liêng ra sao.
Họ
không xác định được vì Hiến pháp VNCH ghi rõ lãnh thổ Việt Nam từ “Nam Quan tới
mũi Cà Mau”. Quốc gia Việt Nam bao gồm luôn miền Bắc.
Chiến
sĩ VNCH chiến đấu đơn thuần vì lý do “chống cộng sản xâm lược” chớ không nhằm
“bảo vệ chủ quyền quốc gia”, “bảo vệ dân tộc VNCH” hay “bảo vệ lãnh thổ VNCH”
như trường hợp Ukraine với Zelensky.
Từ
sau năm 1954, các lãnh đạo VNCH đã bỏ qua nhiều cơ hội phòng ngừa chiến tranh,
qua cách nương theo lập trường của Mỹ, qua việc tuyên bố miền Nam là quốc gia độc
lập (từ vĩ tuyến 17). Năm 1955 ông Diệm trưng cầu dân ý lật đổ Bảo Đại nhưng
ông Diệm không trưng cầu dân ý về một “Nam Việt dân quốc”.
Ông
Diệm bị giết năm 1963, trong lúc đang vận động thống nhứt đất nước với miền Bắc.
Sau này, ông Dương Văn Minh, Nguyễn Khánh, Nguyễn Văn Thiệu… cũng đều bỏ qua cơ
hội phòng ngừa chiến tranh bằng cách tuyên bố quốc gia độc lập. Đài Loan hiện
nay cũng muốn tuyên bố Đài Loan độc lập, mục đích để tránh việc lục địa “thống
nhứt đất nước”.
Việc
này để lại hệ quả sâu xa. Ngoài việc dành cho phía CS miền Bắc quyền gây chiến
tranh để “thống nhứt đất nước” (và giải phóng dân tộc), còn có vấn đề khích động
tinh thần “quốc gia dân tộc” trong khối dân chúng miền Nam, cũng như quân đội
VNCH.
Rốt
cục, VNCH tồn tại hay không tùy thuộc vào ý chí dân miền Nam có sẵn sàng hy
sinh để bảo vệ “lối sống” khác biệt của mình hay không. Rõ ràng người dân và
quân lính miền Nam đã không ý thức được ở đâu là quyền và lợi ích của họ trong
công cuộc bảo vệ miền Nam độc lập, không cộng sản.
Số
phận VNCH đã định trước. Bất kể cấp chỉ huy can đảm tới mức nào và quân đội
dũng mãnh ra sao. Bất kể khi VNCH (từ 1973) có một Zelensky lãnh đạo hay không.
Bắn hết đạn, quân VNCH ắt phải thua.
Nguyên
nhân do dàn lãnh đạo chính trị VNCH, tất cả đều thiếu tầm nhìn.
***
Trường
hợp Afghanistan. Đây chỉ là một “quốc gia tình cờ”, một loại “quốc gia trái độn
– etat tampon”, không phải là một thứ “Etat-Nation” (Dân quốc, quốc gia thành
hình trên một khối dân tộc có cùng ngôn ngữ, nguồn gốc, văn hóa và lịch sử. Thí
dụ như Việt Nam). Afghanistan được thành hình do ý chí của Anh và Nga.
Lãnh
thổ Afghanistan được “vẽ trên bản đồ”, trong văn phòng, bất chấp thực tế khu vực
này bao gồm nhiều bộ tộc có tiếng nói, nguồn gốc, tập quán khác biệt nhau, thậm
chí thù nghịch với nhau. Gộp họ lại tổ chức thành một quốc gia đã khó. Vấn đề
dân chủ hóa lại càng khó.
Vì
vậy, các bộ tộc ở Afghanistan không có chung một tinh thần “Quốc gia Qân tộc –
Etat Nation” mà chỉ có niềm tin vào bộ tộc và tôn giáo. Họ sẵn sàng chống đối lẫn
nhau, xâu xé lẫn nhau và sẵn sàng bán rẻ “đất nước” để phục vụ cho lợi ích bộ tộc,
nếu có cơ hội. Còn các lực lượng khủng bố như Taliban, Al-Qaeda… sẵn sàng “ôm
bom” tự sát để bảo vệ nềm tin.
Không
có ý thức nào về “quốc gia dân tộc” thì việc cầm súng chỉ là “đánh mướn”. Còn
trả tiền thì họ đánh. Hết tiền thì họ buông súng.
Zelensky
liệu có thể thống nhứt ý chí các bộ tộc ở Afghanistan hay không? Có hòa giải được
niềm tin tôn giáo và lợi ích quốc gia hay không? Rõ ràng là chuyện cực kỳ khó.
***
Trở
lại câu nói của chuyên gia quân sự đã dẫn trên. Chuyên gia quân sự này ví Tổng
thống Zelensky như một con sư tử. Đúng ra phải nói Zelensky là một con sư tử mạnh
mẽ với trí thông minh của một con chó sói đầy kinh nghiệm.
Còn
quân đội Kabul tương tự một đàn cừu mà người chỉ huy là con sư tử Mỹ. Con sư tử
từ bỏ ngôi vị đầu đàn, hiển nhiên cả đàn cừu không còn can đảm để chiến đấu.
Còn
quân đội VNCH, chiến đấu chống lại một đạo quân mà 50 vạn quân Mỹ không đánh lại.
Họ chiến đấu trong điều kiện eo hẹp, bị đồng minh bỏ rơi và quốc tế không quan
tâm. Họ chiến đấu tới viên đạn cuối cùng. Họ buông súng vì tổng thống ra lịnh họ
buông súng.
Họ
xứng đáng là đàn sư tử. Điều đáng tiếc, đạo quân sư tử này được lãnh đạo bởi những
lớp lãnh đạo “cừu”, nếu không có tầm nhìn thì là phản phúc.
Nguồn
:
Nguyên
nhân VNCH sụp đổ.
Bài
2: Yếu tố tinh thần đấu tranh.
*****
Nguyên
nhân VNCH sụp đổ ngày 30-4-1975 (Kỳ 3)
Trương Nhân Tuấn
02/04/2024
https://baotiengdan.com/2024/04/02/nguyen-nhan-vnch-sup-do-ngay-30-4-1975-ky-3/
Kỳ
3: VNCH thua vì để mất chính nghĩa
Phe
Việt Minh của ông Hồ đứng về phe chiến thắng. Còn phe Quốc gia ở đâu trước sự
kiện Đồng Minh thắng Nhật năm 1945?
Về
sự kiện vua Bảo Đại “thoái vị”, giao ấn kiếm, biểu tượng quyền uy của Hoàng đế
Đại Nam cho đại diện Việt Minh là Trần Huy Liệu. Sử gia Việt Nam thuộc phe Quốc
gia biện hộ rằng, Bảo Đại thoái vị là do các báo cáo sai lạc của Khâm sai Phan
Kế Toại (Khâm sai: commissaire impérial, là chức quan do vua phong để làm một
phận sự nào đó). Sự kiện này kiểm chứng (từ các tài liệu và nhân chứng lịch sử)
là đúng.
Nhưng
có hai sự kiện khác quan trọng hơn mà không thấy sử gia nào nói tới.
Một
là, đó là lực lượng Việt Minh do ông Hồ Chí Minh lãnh đạo là “đồng minh của phe
Đồng Minh chống Nhật”. Tức phe ông Hồ đứng về bên thắng cuộc Thế chiến thứ II.
Việt
Minh do có hợp tác với đội OSS của Mỹ (OSS là tiền thân của CIA, thuộc Cơ quan
Tình báo Chiến lược của Mỹ) từ khi Mỹ tuyên bố chiến tranh với Nhật. Đội quân
này (có huấn luyện bộ đội Việt Minh) cùng hoạt động trên vùng biên giới Việt-Trung,
mục đích yểm trợ các lực lượng chống Nhật ở vùng Hoa Nam.
Thời
cơ đưa đẩy, lực lượng Việt Minh của ông Hồ đứng về “phe chiến thắng” trong Thế
chiến Thứ hai.
Qua
tài liệu phỏng vấn GS Nguyễn Ngọc Huy (1924-1990), sáng lập đảng Tân Đại Việt,
do GS Nguyễn Mạnh Hùng, Giáo sư Chính trị học, Trường Đại học George Mason, thực
hiện tại Houston, Hoa kỳ năm 1987. Tài liệu này được GS Hùng viết lại và công bố
trên trang web cá nhân ngày 24 tháng 6 năm 2022. Nguyên văn dẫn lại như sau:
“Vấn
đề quan trọng nhứt là vấn đề Phan Kế Toại. Bởi vì con Phan Kế Toại
là phe Cộng Sản. Hai người, tên là Phan Kế Ninh – một người tên Phan
Kế Ninh, một người Phan Kế An hay gì tôi không nhớ rõ lắm. Nhưng mà
hai người con Phan Kế Toại là cán bộ Cộng Sản, thành ra nó làm cho
ông Phan Kế Toại nghĩ là Cộng Sản rất mạnh. Bởi vì nó đã mang
những truyền đơn của Việt Minh nó bỏ trong phòng ngủ của ông Phan Kế
Toại — là Khâm sai. Mà trong tất cả mấy gian phòng đều bỏ hết. Thành
ra ông ông Phan Kế Toại yên trí là Việt Minh trong lúc đó, ông lên văn
phòng của ông, ông nói là đến phòng của ông mà nó còn vào được thì
nó phải mạnh ghê lắm. Vì thế cho nên ông Phan Kế Toại đã thiên về
vấn đề đi theo Cộng Sản từ lúc đó. Và chính cái báo cáo của ông
làm cho Bảo Đại phải phải bị lay chuyển mà chấp nhận thoái vị”.
Cũng
theo GS Huy (tài liệu đã dẫn): “Báo cáo thiên vị Việt Minh của ông khiến Bảo
Đại từ chức, tạo cho Việt Minh tư cách hợp pháp chính trị. Tính cách hợp pháp
này và tư cách là “đồng minh của Đồng Minh” làm các đảng phái Quốc Gia bị lép vế
trước và sau ngày 19/8. Tư cách này không còn nữa sau khi Pháp trở lại miền Nam”.
Tức
là theo GS Huy, nguyên nhân thoái vị của Bảo Đại gồm hai lý do: 1/ Báo cáo của
Phan Kế Toạt thổi phồng lực lượng Việt Minh đông đảo hơn phe Quốc gia và 2/ Việt
Minh là “đồng minh của Đồng minh”. Tức Việt Minh đứng về “phe chiến thắng”.
So
sánh với các nhân chứng là lãnh tụ các đảng chính trị như Việt Nam Quốc Dân đảng
và đảng Đại Việt (qua các bản phỏng vấn của GS Nguyễn Mạnh Hùng công bố trên
cùng trang web) ta thấy nội dung các điều trên không có sai biệt.
Bản
báo cáo của Khâm sai Phan Kế Toại (do con cái đã theo Việt Minh) không đánh giá
đúng lực lượng của Việt Minh. Theo GS Huy, cùng thời kỳ lực lượng của Đại Việt
mạnh hơn Việt Minh.
Dữ
kiện từ bài phỏng vấn GS Huy của GS Nguyễn Mạnh Hùng: “Trường Lục quân Yên
Bái do Trương Tử Anh lập với huấn luyện viên người Nhật. Trước ngày khởi nghĩa,
ông Anh ra lệnh kéo quân từ Yên Bái về Hà Nội và hẹn với Trần Kim Thành của Việt
Nam Cách Mệnh Đồng Minh Hội kéo quân từ Móng Cái về. Đến Hưng Yên thì bị vỡ đê,
cả hai cánh quân đều không về được Hà Nội. Tới nơi thì Việt Minh đã cướp chính
quyền”.
Yếu
tố “đê vỡ nên không về được tới Hà Nội” so sánh lại thấy có mâu thuẫn với các
nhân chứng khác. Dầu vậy, đây là sự kiện không quan trọng làm thay đổi thời cuộc.
Hai
là, theo tôi, khiến các lực lượng quân sự của phe Quốc gia không về Hà Nội để
“lấp khoảng trống quyền lực” sau khi Nhật đầu hàng Đồng minh, đó là tất cả các
phe phái quốc gia đều ủng hộ Nhật.
Sự
kiện “vỡ đê” có thể chỉ là cái cớ. GS Huy cũng nhìn nhận rằng, lực lượng của
phe Quốc gia không dám chiếm quyền lực là vì lo ngại bị Đồng minh “xử” chung với
Nhật.
Tức
là phe quốc gia đã chọn đứng về bên thua cuộc.
Nước
Ý giờ thứ 25, mặt trận Châu Âu, Đức-Ý đã thua Đồng minh (từ tháng 6-1945) rồi.
Nhưng đến tháng 8, thấy Nhật sắp thua, Ý bèn “tuyên bố chiến tranh” với Nhật. Mục
đích chỉ để “đứng về phe thắng trận”. Nước Nga cũng vậy. Vấn đề là phe Quốc gia
không ai thấy (biết) sự việc này để chọn phe.
Phe
quốc gia mất “chính nghĩa” từ thời điểm này.
Về
tuyên ngôn độc lập 12-3-1945 của Bảo Đại
Sau
khi “đảo chánh” Pháp thì Nhật trả độc lập “Đế quốc Việt Nam” cho Bảo Đại. Ngày
12 tháng 3 năm 1945, Bảo Đại trao “tuyên ngôn độc lập” cho đại diện Nhật là Đại
sứ Yokoyama. Nội dung Tuyên ngôn có đoạn:
“Chiếu
tình hình thế giới nói chung và tình hình Á châu nói riêng, chính phủ Việt Nam
long trọng công khai tuyên bố, kể từ ngày hôm nay, hiệp ước bảo hộ ký với nước
Pháp được bãi bỏ và đất nước thu hồi độc lập chủ quyền quốc gia” (CRVN,
page 162).
Câu
hỏi đặt ra là, Tuyên ngôn này có “giá trị pháp lý” hay không? Theo tôi, một bên
có thể đơn phương hủy bỏ kết ước, vì một lý do nào đó, như vì “hiệp ước bất
bình đẳng”.
Trường
hợp Việt Nam phức tạp vì hai đế quốc Pháp và Trung Hoa (nhà Thanh), hai đế quốc
“bảo hộ” Việt Nam, có ký Hiệp ước Thiên Tân 1885. Nội dung hiệp ước, nhà Thanh
đồng ý “nhượng” Việt Nam lại cho Pháp.
Mặt
khác, theo các nguyên tắc “debellatio” trong chiến tranh, bên chiến thắng có
quyền quyết định mọi tài sản, kể cả lãnh thổ và dân chúng của phe chiến bại.
Sau
khi Nhật ký văn kiện đầu hàng ngày 2 tháng 9 năm 1945, Nhật phải tuyên bố từ bỏ
tất cả các vùng lãnh thổ do Nhật chiếm đóng trước kia. Ngay cả lãnh thổ nước Nhật
cũng phải giao cho Mỹ quản lý. Riêng các chính phủ do Nhật lập nên ở các vùng
lãnh thổ (như Bảo đại ở Việt Nam) thì không được nhìn nhận.
Tức
là “Đế quốc Việt Nam” của Bảo Đại là một thực thể chính trị không có tính chính
danh và không được quốc gia nào nhìn nhận. Điều này khiến cho “danh nghĩa pháp
lý”của phe Việt Minh khi nhận chiếu thoái vị của Bảo Đại bị khuyết tật.
Ông
Hồ không thể nhận chủ quyền Đế quốc Việt Nam do Bảo đại trao cho. Nguyên tắc luật
học “người ta không thể cho cái mà người ta không có”.
Về
“giải pháp Bảo Đại”
Một
dấu ngoặc nói về thủ tục “thoái vị”. Bảo Đại có thể “thoái vị” và “nhường ngôi”
cho một vị hoàng thân quốc thích nào đó của nhà Nguyễn. Nhưng về nguyên tắc thì
Bảo Đại không thể đơn phương tự lấy quyết định giao ấn kiếm, biểu tượng quyền lực
nhà Nguyễn, giao cho một người hay một tổ chức không thuộc hoàng gia. Nhứt là
khi hành vi này kết liễu triều đại nhà Nguyễn. (Tức là Bảo Đại tự kết liễu nền
phong kiến chứ không do CSVN đánh đổ như họ đã tuyên truyền).
Tháng
4 năm 1949, Bảo Đại lại nhận lời Pháp, đứng ra lãnh đạo “Quốc Gia Việt Nam –
Etat du Viet Nam”. Bảo Đại trở thành người thiếu lương thiện. Đã giao quyền lực
“Đế quốc Việt Nam” (tức giao chủ quyền Việt Nam) tháng 8 năm 1945 cho ông Hồ rồi.
Lý do gì lại ra lãnh đạo “Quốc gia Việt Nam” tháng 4 năm 1949 để cạnh tranh với
ông Hồ?
Bảo
Đại tự biện: “Bởi vì từ 1946 đến 1949, đó là sự trống rỗng chính trị toàn diện.
Nếu tôi chưa xuất hiện, con người vốn sợ sự trống rỗng, thì nước Việt Nam sẽ đi
về đâu?” (Dẫn từ Con Rồng Việt Nam, trang 354).
Bảo
Đại làm như Việt Nam hết người. Đây là sự lựa chọn của người Pháp. Còn gọi là
“giải pháp Bảo Đại”. Đơn giản vì Bảo Đại dễ bảo, thiếu kiến thức chính trị và
nhứt là “ham chơi” hơn việc “trị quốc”.
Thực
tế thì cũng có những giải pháp khác, như giải pháp Bảo Long (với hoàng hậu Nam
Phương đóng vai nhiếp chính) hay giải pháp Vĩnh San (vua Duy Tân).
Quốc
gia Việt Nam chỉ có một. Quyền lực chủ tể (chủ quyền) của Việt Nam cũng chỉ có
một.
Nếu
so sánh được, chủ quyền quốc gia Việt Nam như “sổ đỏ”, tờ chứng nhận chủ quyền
của triều đại nhà Nguyễn trên ngôi nhà Việt Nam. Bảo Đại đã tự tiện giao “sổ đỏ”
này cho Việt Minh rồi (ngày 30 tháng 8 năm 1945). Sau đó Bảo Đại nhận lại “sổ đỏ”
chứng nhận sở hữu ngôi nhà Việt Nam khác, lần này do Pháp cấp.
Đã
giao cho ông Hồ “Đế quốc Việt Nam” rồi, thì “Quốc gia Việt Nam” của Bảo Đại sau
này là quốc gia Việt Nam nào?
Hai
cuốn “sổ đỏ” phải có một là “giả, ngụy”. Sổ giả là sổ nào?
Vì
vậy phía CSVN mới có cớ gọi “quốc gia Việt Nam” của Bảo Đại là “ngụy”. Các nhà
nước VNCH kế thừa Quốc gia Việt Nam sau này, vì vậy cũng đều là “ngụy”.
Phe
Quốc gia đã có thể những làm điều gì để “giải Ngụy”?
Không
ai phủ nhận cá nhân cụ Trần Trọng Kim cũng như thành quả của chính phủ Trần Trọng
Kim sau 6 tháng làm việc. Nhưng càng củng cố tính chính đáng của chính phủ Trần
Trọng Kim và Đế quốc Việt Nam của Bảo Đại thì phe quốc gia càng sa lầy vào vũng
bùn “ngụy” do CS gài ra.
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2024/04/1-7.jpg
Ảnh:
Tổng lý Nội các Trần Trọng Kim đọc bản tuyên cáo với quốc dân qua máy truyền
thanh. Phía sau là các vị bộ trưởng. Huế ngày 8 tháng 5 năm 1945. Nguồn: Thư viện
Quốc gia Việt Nam
Vấn
đề là “giải Ngụy” bằng cách nào? Đến nay, 49 năm lưu vong, vẫn chưa thấy sử
gia, nhân sĩ quốc gia nào giải được.
________
(Tác
giả Trương Nhân Tuấn đặc biệt gởi lời trân trọng cám ơn đến GS Nguyễn Mạnh Hùng
vì các tài liệu đã công bố. Cũng xin cáo lỗi cùng GS Hùng vụ tự tiện dẫn các
tài liệu mà không xin phép trước).
Nguồn
:
Nguyên
nhân VNCH sụp đổ.
Bài
3: VNCH thua vì để mất chính nghĩa.
https://www.facebook.com/nhantuan.truong/posts/pfbid02yq5KkV26P2Kzn8C33HXjCNrCcZorVdQbuRHt8Pq9tjsEmNjnNxkqaQ8b4nSg44fUl
No comments:
Post a Comment