Nghệ
An vẫn “dựng” tượng Lenin dù dư luận phản ứng!
RFA
2024.04.08
Lãnh
đạo tỉnh Nghệ An mới đây cho truyền thông hay, tỉnh này và tỉnh Ulyanovsk – Nga
sẽ tổ chức lễ khánh thành công trình tượng Lenin bằng đồng nguyên chất nặng 4,5
tấn, tại thành phố Vinh vào giữa tháng 4 năm 2024, nhân dịp kỷ niệm 154 năm
ngày sinh của Lenin.
Ảnh
minh họa chụp tại Hà Nội trước đây. (REUTERS)
Người
dân nói gì?
Một
người dân Nghệ An không muốn nêu tên vì lý do an toàn, hôm 8/4/2024 cho RFA biết
ý kiến về việc này:
“Việc
tỉnh Nghệ An dựng bức tượng Lênin ở trung tâm thành phố đã gây ra sự bất bình
trong dư luận. Bởi vì chúng ta đều biết Lênin là một nhân vật chính trị gây
tranh cãi, bản thân học thuyết của ông cũng như chế độ chính trị do ông dựng
lên ở Liên Xô đã bị lịch sự đào thải… Việc dựng bức tượng của một nhân vật mà
nhiều nơi trên thế giới đã lật đổ tượng, thì rõ ràng khiến dư luận bất bình.
Việc
dựng tượng theo người dân này không chỉ đơn thuần là dựng một bức tượng cho mọi
người ngắm nhìn… mà nó còn là việc tiêu tốn ngân sách, đồng thời còn tạo ra những
“dấu ấn chuẩn mực không đúng đắn” về nhận thức chính trị trong dân chúng. Do đó
ông cho rằng:
“Bản
thân tôi phản đối việc chính quyền tỉnh Nghệ An dựng bức tượng Lenin ở ngay
trung tâm thành phố.”
Liên
quan việc dựng tượng Lenin ở Nghệ An, trên mạng xã hội những ngày qua có nhiều
người đưa ra nhiều bình luận khác nhau. Trong đó có Nhà báo – Blogger Dương Quốc
Chính trên trang cá nhân cũng đã dí dỏm cho rằng: “Về việc dựng tượng Lenin,
thì nên tìm cách mua lại tượng cũ từ Ukraine, Đông Âu, kiểu như nhập khẩu hàng
bãi của Nhật, quần áo Sida... chắc chắn rẻ hơn đúc mới nhiều, mà giá rổ tù mù
cũng dễ abc này nọ… trong khi tổng giá vẫn rẻ. Thế là ích nước lợi nhà! Ủng hộ
dùng vật liệu đồng, vì dễ tái chế. Chứ vật liệu bê tông, đá...thì không tái chế
được, sẽ ảnh hưởng môi trường.”
Bệ
đặt tượng Lenin cao ba mét, chất liệu bằng thép, mặt trước khắc dòng chữ bằng
tiếng Nga và tiếng Việt “V.I.LÊ-NIN, 1870-1924”, mặt sau khắc dòng chữ bằng tiếng
Nga và tiếng Việt “Biểu tượng của tình hữu nghị Việt – Nga”.
Anh
Trần Anh Quân, một người hoạt động xã hội ở Sài Gòn, hôm 8/4/2024 khi trao đổi
với RFA cho rằng:
“Trong
khi các quốc gia khởi thuỷ của cộng sản ở Đông Âu và ngay cả những nước thuộc
Liên Xô cũ như Ukraine đều coi Lenin là một tội đồ và giật sập tượng của người
lãnh đạo độc tài này. Thì chuyện Việt Nam xây tượng Lenin cũng giống như mang kẻ
cướp nhà người ta về nhà mình thờ vậy. Làm kiểu đó thì thế giới nhìn vào người
ta chỉ khinh bỉ thôi, nhưng nhà nước mình thì tự hào, chứng tỏ quan chức Nhà nước
mình cũng dốt và không chịu tìm hiểu trước khi thờ cúng ai đó.
Ngoài
ra, nếu dựng tượng mà dân giàu nước mạnh thì không nói. Nhưng với những tượng
đài trăm tỷ ngàn tỷ như tượng đài Hồ Chí Minh, tượng đài Xô Viết Nghệ Tĩnh, tượng
đài Phan Đăng Lưu..., Nghệ An vẫn là tỉnh thường xuyên nằm trong những tỉnh phải
xin gạo cứu đói.”
Ảnh
minh họa chụp tại Hà Nội trước đây. AFP.
Xây
tượng đài có lợi cho ai?
Theo
anh Trần Anh Quân, có thể thấy việc xây tượng đài có lợi cho cán bộ nhưng có hại
cho dân. Người dân đói khát nhưng vẫn phải góp cơm, góp gạo, góp tiền đóng thuế.
Còn quan chức thì dùng chuyện này làm cái cớ xin kinh phí, moi tiền thuế của
dân làm giàu cho mình.
Điều
đáng nói là trong khi tỉnh này tiêu tốn tiền ngân sách cho công trình dựng tượng
Lenin mà theo truyền thông loan vào năm 2020 thì Nghệ An chi khoảng tám tỷ chỉ
để xây quảng trường và dựng tượng đài, thì năm ngoái, Nghệ An có mặt trong danh
sách 15 tỉnh, thành phố đã đề nghị Trung ương xem xét hỗ trợ gạo cứu đói giáp hạt
vào tết Nguyên đán Giáp Thìn.
Trao
đổi với RFA hôm 8/4/2024, PGS. TS. Hoàng Dũng, một nhà nghiên cứu văn
hóa - ngôn ngữ thuộc Đại học Sư phạm TPHCM, nhận định:
“Chuyện
tiền tuy cũng là vấn đề, nhưng không phải là chuyện lớn lắm. Theo thông tin của
tỉnh Nghệ An công bố, tượng Lenin là của bên Nga tặng Việt Nam, chỉ việc xây
đài để tượng lên. Thông tin đó có nhiều người nghĩ không thật, giả sử nó không
đúng đi nữa thì số tiền bỏ ra tuy lớn nhưng vấn đề quan trọng hơn tiền bạc là
người ta không hiểu ông Lenin bị chính nước Nga từ chối, chính nước Nga phản ứng…”
Ngay
ở nước Nga theo ông Dũng, nhiều sự thật về Lenin sau này được công bố làm cho
người Nga hờ hững về Lenin. Ông Dũng nói tiếp:
“Không
chỉ người dân Nga mà chính quyền Nga cũng vậy. Theo thống kê của ông Nguyễn Ngọc
Chu, từ năm 1990 trở lại đây, những chức sắc người Nga từ Thủ tướng đến Tổng Thống,
cho đến Chủ tịch đảng cầm quyền khi qua thăm Việt Nam chưa bao giờ tới thăm tượng
Lenin ở Hà Nội. Trong điều kiện như vậy mà mình lại dựng tượng không Lenin thì
thật là không hợp thời. Đó là chưa kể biết bao nhiêu anh hùng của Nghệ An ai
cũng kính trọng như cụ Phan Bội Châu sao không dựng tượng, mà dựng tượng một
ông nước ngoài ngay trung tâm Nghệ An như vậy thì thật là thất nhân tâm.”
Ông
Dũng cho rằng, việc dựng tượng Lenin dù là lỗi hay tính toán không kỹ lưỡng,
hay chính quyền bất chấp dư luận lòng dân thì không phải chỉ lỗi của chính quyền…
mà theo báo Tuổi Trẻ, việc dựng tượng Lenin là thực hiện ý kiến chỉ đạo của Ban
Bí thư, tức là cấp rất cao của đảng Cộng sản Việt Nam đồng ý chuyện dựng tượng.
Ông
Nguyễn Ngọc Chu, người mà PGS. TS. Hoàng Dũng vừa nhắc là một người gốc Nghệ An
hiện sinh sống tại Hà Nội. Trên trang cá nhân ông Chu cho biết thông tin, Tổng
thống Nga Putin đã bốn lần sang thăm Việt Nam (2001, 2006, 2013, 2017). Nhưng
ông Putin chưa một lần đến thăm tượng đài Lenin ở vườn hoa Chi Lăng Hà Nội. Hay
ông Medvedev cũng đã năm lần sang thăm Việt Nam. Một lần với tư cách tổng thống
Nga vào năm 2010. Ba lần với tư cách thủ tướng Nga vào các năm 2012, 2015,
2018. Một lần với tư cách chủ tịch đảng nước Nga thống nhất vào năm 2023. Trong
cả năm lần thăm Việt Nam, ông Medvedev không một lần đến thăm tượng đài Lenin tại
Hà Nội.
Ngoài
ra cũng theo ông Nguyễn Ngọc Chu, từ năm 1992 đến gần đây, chưa một lần đại sứ
và đại sứ quán Nga ở Hà Nội đến thăm tượng đài Lenin tại Hà Nội.
--------------------------
Tin,
bài liên quan
THỜI
SỰ
·
Kỳ
vọng có những triết gia tầm cỡ thế giới, nhưng vẫn trung thành với triết học
Mác - Lê Nin?
·
Đập
lăng, hạ tượng nên hay không?
·
"Chủ
nghĩa cộng sản: một thế giới viễn mơ"
No comments:
Post a Comment