Saturday, April 27, 2024

LUẬT KHOA 360 : TOÀN CẢNH VƯƠNG ĐÌNH HUỆ MẤT CHỨC (Luật Khoa Tạp Chí)

 



 

 

 

Luật Khoa 360: Toàn cảnh vụ Vương Đình Huệ mất chức

LUẬT KHOA TẠP CHÍ
APRIL 27 20244:41 PM

https://www.luatkhoa.com/2024/04/luat-khoa-360-toan-canh-vu-vuong-dinh-hue-mat-chuc/

 

Đảng Cộng sản Việt Nam đã quyết định chấp thuận đơn từ nhiệm tất cả các chức vụ của ông Vương Đình Huệ.

 

Đúng như dự đoán của giới quan sát, chiều 26/4, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản họp bất thường và đồng ý cho ông Vương Đình Huệ thôi giữ chức ủy viên Bộ Chính trị, ủy viên Trung ương Đảng khóa 13, chủ tịch Quốc hội khóa 15, theo nguyện vọng cá nhân.

 

·        Báo điện tử Đảng Cộng sản viết: “[...] Đồng chí đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm, Quy định về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, [...] và chịu trách nhiệm người đứng đầu”. Bản tin trên còn nói ông Huệ “đã gây dư luận xấu, làm ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, Nhà nước và cá nhân Đồng chí”.

·        Thông báo trên không cho biết ông Huệ “chịu trách nhiệm người đứng đầu” do sai phạm nào và của ai, cũng như những vi phạm khác của ông Huệ là gì.

·        Mới đây, ngày 21/4, ông Phạm Thái Hà, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, trợ lý thân cận của ông Huệ, đã bị bắt và khởi tố bị can về tội “lợi dụng chức vụ quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi”, liên quan đến vụ án tại Tập đoàn Thuận An. Điều này làm dấy lên nhận định rằng ông Huệ mất chức là do nguyên nhân này.

·        Hoạt động nổi bật gần đây của ông Huệ là chuyến công du kéo dài năm ngày tới Trung Quốc (từ 7-12/4). Tại đây, ông gặp gỡ Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và khẳng định Việt Nam kiên quyết thực hiện chính sách “Một Trung Quốc”. Ông Phạm Thái Hà cũng tháp tùng ông Huệ trong chuyến đi này.

·        Khoảng một tháng trước, khi Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng bị miễn nhiệm, ông Huệ còn là một trong số ít ủy viên Bộ Chính trị đủ tiêu chuẩn theo Quy định 214/QĐ/TW cho vị trí chủ tịch nước. 

 

 

Chuyện này ảnh hưởng thế nào tới Quốc hội?

 

Cho đến khi Quốc hội bỏ phiếu bãi nhiệm tư cách chủ tịch và tư cách đại biểu của ông Huệ, ông vẫn giữ hai vị trí này. Tuy nhiên, quyết định của Trung ương Đảng có thể đã được coi là quyết định sau cùng, bởi Quốc hội chưa từng có tiền lệ bỏ phiếu trái với quyết định về nhân sự của Trung ương Đảng.

 

·        Ngày 20/4, tức là sáu ngày trước khi đơn từ chức của ông Huệ được đảng chấp thuận, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã triệu tập kỳ họp thường lệ của Quốc hội từ ngày 20/5 đến ngày 28/6. 

·        Cho tới nay, chưa có thông tin Quốc hội sẽ họp bất thường để bỏ phiếu về ghế chủ tịch của ông Huệ. 

·        Như vậy, tồn tại một khả năng lớn là ông Huệ sẽ vẫn giữ chức chủ tịch Quốc hội cho tới đầu kỳ họp tháng Năm tới. Ông có thể sẽ làm chủ tọa cho phiên họp bãi nhiệm chính mình vào ngày đầu tiên của kỳ họp. Nếu không thì một phó chủ tịch Quốc hội sẽ làm chủ tọa thay.

·        Sau đó, Quốc hội có thể sẽ bầu chủ tịch mới và mọi sinh hoạt của Quốc hội sẽ trở lại bình thường.

·        Chủ tịch Quốc hội thông thường phải nằm trong “tứ trụ" của Trung ương Đảng. Mời bạn tìm hiểu thêm trong bài “Vài điều bạn cần biết về vị trí chủ tịch Quốc hội" của Luật Khoa tạp chí.

 

XEM TIẾP >>>>>  






No comments: