Kính
thưa nguyên Chủ tịch nước …
Đỗ Thành Nhân
10/04/2024
https://baotiengdan.com/2024/04/10/kinh-thua-nguyen-chu-tich-nuoc/
Tuổi
thọ bình quân của người Việt Nam hiện nay là 73,7 (1) và tăng hàng năm. Như vậy,
nếu không có điều gì xảy ra bất thường thì ông Võ Văn Thưởng sẽ còn sống ít nhất
cũng được 20 năm nữa.
Vấn
đề là, trong hơn 20 năm đó, ông Thưởng đến tham dự sự kiện trọng đại của các địa
phương nào, hay sự kiện quốc gia thì mọi người phải trịnh trọng tuyên bố “kính
thưa nguyên Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng“. Tức là trong 20 nữa,
nhiều người lớn tuổi hơn ông Thưởng sẽ vẫn tiếp tục trịnh trọng “kính thưa
nguyên Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng”.
Có
nhiều cháu bé hôm nay còn trong buồng trứng mẹ, cho đến khi trưởng thành là một
công dân, sẽ phải “được” nghe rất nhiều lần câu “kính thưa nguyên Chủ tịch nước
Võ Văn Thưởng” trên các phương tiện truyền thông, mỗi khi có sự kiện xã hội mà
ông Thưởng tham dự.
Sẽ
có nhiều học sinh, sinh viên từ câu “kính thưa nguyên Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng”
mà phải bỏ công tìm hiểu cuộc đời, thân thế, sự nghiệp của “nguyên Chủ tịch nước,
một nguyên thủ quốc gia” Võ Văn Thưởng. Họ sẽ tìm hiểu nguyên nhân vì sao Chủ tịch
nước Võ Văn Thưởng tại vị trong nhiệm kỳ chưa được 13 tháng. Khi sự thật phơi
bày, thì tác động tốt hay xấu?
***
Chủ
tịch nước kết thúc nhiệm kỳ để nghỉ là bình thường, đúng quy luật, nên danh
xưng “nguyên Chủ tịch nước” là thể hiện sự tôn trọng đối với một
người từng là nguyên thủ quốc gia. Ví dụ: “Kính thưa nguyên Chủ tịch
nước Trương Tấn Sang” (4).
Từ
khi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định “Lò nóng lên rồi thì củi tươi vào
cũng phải cháy” (2), có hình thức kỷ luật mới là cách chức “nguyên”.
Ví dụ: ông Lê Thanh Hải bị cách chức “nguyên bí thư” Thành ủy TP.HCM nhiệm kỳ
2010-2015 (3).
Có
lẽ cũng nên cách chức “nguyên” đối với Chủ tịch nước bị buộc phải kết thúc trước
nhiệm kỳ mà ông ta đã tuyên thệ.
Cần
phải sòng phẳng với nhau:
Khi
ông Chủ tịch nước đã tuyên thệ (thề) nhưng ông không thực hiện đúng lời thề, buộc
phải từ chức thì ông không còn xứng đáng với danh xưng nữa.
Cũng
như một người lính chưa hết thời hạn nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc thiêng liêng, bị kỷ
luật tước quân tịch thì người lính đó không thể xứng đáng được gọi là “nguyên
lính”, hay “cựu chiến binh” được.
Vì
vậy, tôi xin đề xuất và kiến nghị với Quốc hội: Nên cách chức “nguyên” đối với
Chủ tịch nước đã không thực hiện đúng lời tuyên thệ, tạo tiền lệ cho những người
kế tiếp có trách nhiệm với lời lời tuyên thệ (thề) của mình. Đừng có diễn câu
thành ngữ “thề cá trê chui ống” trên diễn đàn Quốc hội.
Cách
chức “nguyên Chủ tịch nước” để cả dân tộc từ già đến trẻ không phải trịnh trọng
tuyên bố “kính thưa nguyên Chủ tịch nước …” đầy hài hước, giễu cợt. Để trẻ em
không phải soi trên những tấm gương mờ đục, như bị tráng thứ bạc pha tạp, cặn
bã.
Nói
rõ: Bài viết này là nói chung dành cho nhiều “nguyên Chủ tịch nước” bị buộc phải
từ chức hiện tại và có thể trong tương lai và lấy ông trường hợp ông Võ Văn Thưởng
làm dẫn chứng. Tác giả không có ý công kích cá nhân người xuống ngựa. Đề xuất
cách chức “nguyên” không riêng gì Chủ tịch nước, mà còn các chức danh khác do
Quốc hội bầu và có tuyên thệ nhậm chức.
_______
Ghi
chú:
(1)
Năm 2023, dân số Việt Nam đạt 100,3 triệu dân, tuổi thọ trung bình 73,7 tuổi: https://tuoitre.vn/nam-2023-dan-so-viet-nam-dat-100-3-trieu-dan-tuoi-tho-trung-binh-73-7-tuoi-20231230091202154.htm
(2) Tổng Bí thư: “Lò nóng
lên rồi thì củi tươi vào cũng phải cháy”: Tổng Bí thư: “Lò nóng lên rồi thì củi tươi vào cũng phải cháy“
| VOV.VN
(3) Cách chức nguyên bí
thư Thành ủy TP.HCM nhiệm kỳ 2010-2015 với ông Lê Thanh Hải: https://tuoitre.vn/cach-chuc-nguyen-bi-thu-thanh-uy-tp-hcm-nhiem-ky-2010-2015-voi-ong-le-thanh-hai-20200319235339513.htm
(4) Nguyên Chủ tịch nước
Trương Tấn Sang chia sẻ về vai trò của người cao tuổi: https://quochoitv.vn/nguyen-chu-tich-nuoc-truong-tan-sang-chia-se-ve-vai-tro-cua-nguoi-cao-tuoi
No comments:
Post a Comment