Chủ
tịch Quốc hội Vương Đình Huệ từ chức: thêm một cơn địa chấn chính trị
BBC News Tiếng Việt
27 tháng 4 năm 2024
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c4n1wx0q0z2o
Trong vòng 17 tháng qua, Việt Nam đã có hai phó thủ tướng, hai
chủ tịch nước, một trưởng ban Kinh tế Trung ương và một chủ tịch Quốc hội bị
mất chức.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã trở thành ủy viên thứ 5
trong Bộ Chính trị bị mất chức kể từ tháng 12/2022.
Hôm 26/4, Ban Chấp hành
Trung ương Đảng đã đồng ý cho Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ
thôi giữ các chức vụ Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương
Đảng khóa 13, Chủ tịch Quốc hội khóa 15, nhiệm kỳ 2021-2026
.
Cũng như ông Võ Văn Thưởng, thông báo của
Ban Chấp hành Trung ương Đảng sau cuộc họp ngày 26/4 không cho
biết ông Huệ “chịu trách nhiệm người đứng đầu” do sai phạm nào và của ai.
Cả ông Võ Văn Thưởng và ông Vương Đình Huệ trước đó đều được một
số nhà quan sát chính trị nói với BBC là hai ứng viên sáng giá cho vị trí tổng
bí thư kế nhiệm ông Nguyễn Phú Trọng sau Đại hội Đảng lần thứ 14.
Như vậy, "Tứ Trụ" đã trở thành "Nhị Trụ" với
hai vị trí trống là chủ tịch nước và chủ tịch quốc hội.
Bộ Chính trị khóa 13 đầu khóa có 18 người, nay thêm sự ra đi của
ông Huệ, con số này chỉ còn 13, hao hụt mất năm người.
'Chưa từng có tiền lệ'
Giáo sư Zachary Abuza từ trường National War College, Đại học
National Defense (Mỹ), đánh giá với BBC News Tiếng Việt vào ngày 26/4 rằng
chính trường Việt Nam chứng kiến một thời kỳ xáo trộn chính trị "chưa từng
có tiền lệ".
"Trong 30 năm theo dõi chính trị Việt Nam, tôi chưa từng
thấy thời kỳ nào mà đấu đá nội bộ lại mạnh và quy mô rộng khắp như thế này. Tôi
chưa từng thấy nhiều người bị xử lý đến như vậy."
Trước đó, những đồn đoán về việc ông Huệ từ chức đã râm ran trên
mạng xã hội trong những tuần qua từ khi Tập đoàn Thuận An bị điều tra và bùng
phát mạnh nhất khi trợ lý thân tín của ông Huệ là ông Phạm Thái Hà, Phó Chủ
nhiệm Văn phòng Quốc hội, bị bắt giữ hôm 22/4.
BBC News Tiếng Việt đã có bài viết phân
tích Quy định 41 năm 2021 của Bộ Chính trị, trong đó nêu rõ trách nhiệm
người đứng đầu của ông Huệ khi có thuộc cấp bị khởi tố.
Bình luận với BBC vào ngày 26/4, Tiến sĩ Nguyễn Quang A từ Hà
Nội đánh giá có thể những tin đồn thời gian qua là "chủ ý của một bên nào
đó" và cũng phần nào xuất phát từ "tính không minh bạch của Đảng Cộng
sản Việt Nam".
Ông nói:
"Trước kia cũng có những cuộc cạnh tranh, đấu đá nội bộ như
thế, nhưng vì mọi thứ được giấu kín và không được lan truyền nhanh như khi có
mạng xã hội như bây giờ. Khi đó người dân chỉ có nguồn duy nhất là Đài Tiếng
nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam. Đảng nói như thế nào thì họ chỉ biết
như vậy. Nay tin đồn nảy sinh ra không biết từ đâu, có thể là chủ ý của một bên
nào đó. Tin đồn không có lửa làm sao có khói."
"Vì quy trình người kế nhiệm của người đứng đầu Đảng Cộng
sản Việt Nam không minh bạch, nên ai cũng muốn leo lên vị trí đó. Việc cạnh
tranh là tốt, lành mạnh, không có gì đáng chê, nhưng nếu cạnh tranh theo quy
trình lành mạnh, chứng minh được tôi thỏa mãn các tiêu chí đó, thì đó là một
quy trình làm cho việc kế vị rõ ràng, minh bạch, và người dân thấy rõ lúc đó
không có chuyện đồn đoán. Tiếc là vài năm trở lại đây chuyện này nở rộ. Vì bây
giờ công nghệ cho phép sự đồn đoán này lan ra nhanh chóng," Tiến sĩ Nguyễn
Quang A nhận định.
No comments:
Post a Comment