Bơm 24 tỷ USD cứu
SCB: Bơm đến bao giờ? Cứu được không? Ai sẽ nhận được tiền?
BBC News Tiếng Việt
20
tháng 4 năm 2024
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c103m4g2nvyo
Chính
phủ Việt Nam đã bơm 24 tỷ USD để cứu SCB sau khi khách hàng ồ ạt tháo chạy khỏi
ngân hàng này. Tiền gửi của SCB hiện đã giảm 80% xuống còn khoảng 6 tỷ USD. Liệu
nhà nước có tiếp tục bơm tiền để SCB không sụp đổ? Nếu ngưng bơm tiền thì kịch
bản có thể xảy ra là gì?
Việc Ngân hàng Nhà nước
bơm 24 tỷ USD cho SCB được coi là "vô tiền khoáng hậu"
do khối lượng tiền mặt khổng lồ được bơm vào, sự phức tạp của vụ việc và mức độ
tác động hiện tại cũng như tiềm ẩn đối với hệ thống tài chính Việt Nam.
Reuters
là hãng tin tung ra thông tin và số tiền vụ giải cứu, trích từ các báo cáo mà
hãng tin này có được.
Về
việc cung cấp tiền để cứu SCB, Phó Thống đốc thường trực Ngân hàng Nhà nước,
ông Đào Minh Tú, nói với báo giới hôm 19/4 rằng "đến nay, ngân hàng SCB vẫn
đang hoạt động ổn định và NHNN sẽ tiếp tục xây dựng một lộ trình để từng bước
tái cơ cấu ngân hàng này".
Ông
Tú không nói về con số cho SCB vay, mà chỉ nói: "Cho vay thì phải đảm bảo
thu hồi nợ."
'Xe
tải chở tiền’ đi cứu ngân hàng
Từng
có các vụ bơm tiền giải cứu trong lịch sử ngành ngân hàng Việt Nam, dù với quy
mô nhỏ hơn.
Tiến
sĩ Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính-ngân hàng có 45 năm kinh nghiệm trong
lĩnh vực này tại Mỹ và Việt Nam, nói với BBC News Tiếng Việt rằng ông đã chứng
kiến hai trường hợp nhà nước bơm tiền cứu ngân hàng theo nhiều cách.
“Năm
2012, Ngân hàng ACB lâm vào hoàn cảnh khó khăn. Lúc đó có tin tổng giám
đốc ACB trốn qua Mỹ. Rất nhiều người đã đến ACB để rút tiền. Tại
thời điểm đó, tôi có mặt ở Việt Nam và đã thấy Ngân hàng Nhà
nước (NHNN) dùng xe tải đem tiền mặt đến ACB để giúp ngân hàng này trả
tiền cho khách,” Tiến sĩ Hiếu nói với BBC từ Hà Nội.
“Lần
thứ hai là năm 2015, lúc đó tôi là Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Xây
dựng Việt Nam. Đó cũng là thời điểm NHNN mua lại ba ngân hàng, gồm
Ngân hàng Xây dựng Việt Nam, Ocean Bank (OCB) và
GP bank (GPB).
“Trường
hợp này nhà nước không bơm tiền mặt để cứu ba ngân hàng mà dùng biện pháp thâu
tóm với giá 0 đồng. Sau đó, NHNN giao ba ngân hàng này cho những ngân hàng lớn
nhất của Việt Nam và có vốn nhà nước, trong đó có Vietcombank và BIDV, tiếp quản.
“Cho
đến bây giờ, sau 9 năm, ba ngân hàng này vẫn đang hoạt động nhưng trong
tình trạng hết sức ngặt nghèo.”
Về
khả năng các ngân hàng hoàn tiền cho nhà nước, Tiến sĩ Hiếu nói rằng ông không
có thông tin cụ thể số tiền đã bơm là bao nhiêu và có trả không, khi nào. Nhưng
ông nhận định khả năng cao ACB đã trả hết vì ngân hàng này đã hồi phục sau đó
và hiện là một trong những ngân hàng làm ăn hiệu quả.
Với
ba ngân hàng được mua lại, ông cho biết là “tình trạng tài chính tới nay ngày
càng suy sụp”.
No comments:
Post a Comment