Bơm 24 tỷ cứu SCB:
để làm gì, có trả cho người mua trái phiếu?
BBC News Tiếng Việt
19
tháng 4 2024
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c6py7y006zpo
Câu
hỏi được nhiều người đặt ra trong vụ án Vạn Thịnh Phát là tiền của người dân ở
SCB sẽ được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam bảo lãnh ra sao, sau khi có thông tin
24 tỷ USD đã được chi để cứu ngân hàng này.
Tin
độc quyền từ Reuters cho biết chính quyền tại Việt Nam đã tiến hành một cuộc giải
cứu “chưa từng có” đối với Ngân hàng SCB.
Theo
đó, tính đến đầu tháng 4/2024, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam đã bơm gần 24
tỷ USD (khoảng 600.000 tỷ đồng) dưới dạng "khoản vay đặc biệt" vào
SCB, theo một trong những tài liệu mà Reuters đã xem.
Theo
tài liệu này, việc bơm tiền đã chậm lại một chút nhưng đạt trung bình hơn 900
triệu USD mỗi tháng trong năm tháng qua.
Bình
luận với BBC News Tiếng Việt, Tiến sĩ Giang Phùng, nhà nghiên cứu và giảng viên
tại Trường Kinh doanh ISC Paris (Pháp), nói rằng vì Reuters ghi số liệu mà họ
có được là "từ nguồn tin không được tiết lộ công khai do tính nhạy cảm"
nên NHNN cũng có thể phủ nhận sự chính xác của con số.
·
Hiểu về vai trò
và tầm ảnh hưởng của bà Trương Mỹ Lan
·
Vạn Thịnh Phát:
Những lãnh đạo nào nên chịu trách nhiệm về vụ án?
"Tuy
nhiên, theo những con số công khai và cả lời của Viện Kiểm sát trước tòa thì
NHNN đang rất chật vật với việc xử lý các nghĩa vụ nợ của SCB. Theo lịch sử gần
đây, trong xử lý các ngân hàng yếu kém thì NHNN sẽ không muốn để SCB phá sản
hoàn toàn," TS Giang Phùng đánh giá.
Tháng
10/2022, khi bà Trương Mỹ Lan bị bắt giữ, NHNN đã đặt Ngân hàng SCB vào diện
giám sát và ra thông cáo để ngăn tình trạng người gửi ồ ạt rút tiền khỏi ngân
hàng này.
Play
video, "Bà Trương Mỹ Lan tiết lộ về tướng công an đã chết", Thời lượng
0,32
Ngân
hàng Nhà nước 'cứu' SCB như thế nào?
Tiến
sĩ Giang Phùng nhận định với BBC rằng có thể số tiền mà NHNN cần huy động để xử
lý vụ việc sẽ lớn hơn con số cần trả cho người gửi tiền tại SCB.
"Điều
này có thể là để giải quyết cho cả người mua trái phiếu, dù chưa có tiền lệ hay
quy định nào là mua trái phiếu sẽ được bảo vệ như gửi tiền vào ngân hàng."
Cần
lưu ý rằng, đứng trước làn sóng kiện về việc bị lừa mua trái phiếu tại SCB, SCB
nói rằng họ chỉ thực hiện việc giới thiệu khách hàng cho các công ty chứng
khoán, chứ không ký kết hợp đồng hay thỏa thuận nào với các khách hàng liên
quan đến việc mua/bán trái phiếu doanh nghiệp.
Chuyên
gia tài chính Nguyễn Trí Hiếu
từng nhận định với BBC rằng hình như SCB chỉ bảo lãnh phân phối chứ
không phải bảo lãnh thanh toán.
No comments:
Post a Comment