Tống Văn Công 'về già mới chợt tỉnh' - BBC News Tiếng Việt
Cựu tổng biên tập Lao Động 'hối tiếc vì
làm công cụ của Đảng'
Ben Ngô
BBC Tiếng Việt
30 tháng 11 2016
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-38141485
Cựu tổng
biên tập Lao Động trả lời phỏng vấn BBC Tiếng Việt nhân cuốn hồi ký 'Đến già mới
chợt tỉnh - Từ theo cộng đến chống cộng' của ông vừa được phát hành tại Mỹ.
Ông Tống Văn Công tuyên bố từ bỏ Đảng năm 2014
Nhà báo Tống Văn Công, cựu tổng biên tập Lao Động (1989 - 1994), từng được
biết đến với những bài phản biện trên báo lề trái và 'thư góp ý với Đảng' và từng
bị tờ Quân đội Nhân dân có bài công kích năm 2013.
Năm 2014, ông tuyên bố từ bỏ Đảng và nay hiện đang định cư tại Hoa Kỳ.
*
BBC:
Thông điệp mà ông muốn chuyển tải qua cuốn hồi ký vừa được Người Việt Books ấn
hành tháng 11/2016?
Tống
Văn Công: Tôi muốn góp một phần nhỏ vào cuộc đấu tranh của người dân, trong đó có
nhiều đồng chí cũ của tôi đòi dân chủ hóa đất nước, thực hiện các quyền dân sự
và chính trị, tự do ngôn luận, tự do lập hội,nhà nước pháp quyền với tam quyền
phân lập.
Chúng tôi dễ thống nhất với nhau rằng: Cản ngại chính là những người lãnh
đạo Đảng cộng sản hiện nay. Cuối đời nhìn lại, tôi nhận ra trách nhiệm của
chính mình đã góp phần xây dựng nên lực lượng cản ngại này: Đó là di sản của
chính chúng tôi!
Những
điều gì thôi thúc ông từ tuyên bố từ bỏ Đảng năm 2014 đến cuốn hồi ký phát hành
năm 2016?
- Luật sư Lưu
Nguyên Đạt cho rằng "Quyết định bỏ Đảng của Tống Văn Công không quyết liệt,
không sáng sủa như qua lời phát biểu của Lê Hiếu Đằng. Nó không đanh thép bằng
lập trường thô bạo của một Dương Thu Hương".
Sở dĩ như vậy là vì tôi nghĩ rằng mình không thể phát ngôn như một kẻ vô
can.
Khi nhận ra chế độ Đảng trị đưa tới hai hiểm họa cho đất nước là tham
nhũng và lệ thuộc ngoại bang, tôi đã mạnh dạn góp ý xây dựng, kiên trì góp ý
xây dựng, chỉ đến khi không thể xây dựng được nữa, tôi mới tuyên bố từ bỏ Đảng.
Mục đích của việc từ bỏ Đảng đúng như nhà báo Hồ Ngọc Nhuận nhận định:"Nó
đóng góp cho dân chủ hóa đất nước". Quyển hồi ký này tiếp tục thực hiện mục
đích đó.
Trong
cuộc đời làm báo, làm tổng biên tập tại Việt Nam, ông hối tiếc nhất điều gì và
ngược lại điều gì khiến ông cảm thấy hãnh diện nhất?
- "Hối tiếc nhất điều gì" ư? Đó là tự nguyện làm công cụ của Đảng
chứ không phải thực hiện quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận của nhân dân.
Còn hãnh diện? Từ này quá cao đối với tôi. Nhưng cũng xin trả lời thế
này: Tôi đã cùng anh em báo Lao Động đưa tờ báo từ chỗ chỉ bán cho Công đoàn
mua bằng tiền nhà nước, đến chỗ đưa ra bán ở các sạp báo cả nước với số lượng
cao nhất so với các tờ báo trung ương hồi đó.
Tôi nghĩ, cũng đáng "hãnh diện" khi bị cho nghỉ hưu với các lý
do mà Ủy viên Bộ chính trị Phạm Thế Duyệt cho tôi biết: "Tổ chức bộ máy
nhân sự làm cho cơ quan an ninh không yên tâm".
Đó là do tôi dùng người mà chỉ dựa vào vào năng lực và nhiệt tâm của người
đó đối với tờ báo, không phân biệt anh em ở chế độ cũ và người bị tù cải tạo.
Từ khi tôi làm tổng biên tập có nhiều loạt bài khiến Bộ Chính trị lo lắng.
Thậm chí có lần trong một tháng, tờ báo của tôi có bài phê bình bốn bộ trưởng.
Cuốn hồi ký của ông Tống Văn Công vừa được Người Việt
Books ấn hành tháng 11/2016 (Nguồn hình ảnh,
Nguoi-Viet)
Nhìn
tình hình báo chí trong nước với một loạt Tổng biên tập bị cách chức, báo bị Bộ
Thông tin - Truyền thông Việt Nam xử phạt, ông có bình luận gì?
Tình trạng này phản ánh sự khủng hoảng của thể chế và mâu thuẫn giữa các
phe phái trong Đảng cầm quyền.
Theo
đánh giá của ông thì đến bao giờ Việt Nam mới có tự do báo chí?
Ông Frederich Douglass, một nhà đấu tranh cho quyền bình đẳng giữa các
dân tộc có nói: "Trong các quyền con người, quyền biểu tỏ ý kiến là nỗi
kinh hoàng của các hôn quân, bạo chúa, là thứ quyền mà chúng phải ra tay triệt
hạ đầu tiên."
Do đó tự do báo chí chỉ được thực hiện trong một thể chế dân chủ như Tổng
thống Obama nói:" Một chính phủ lấn lướt báo chí, một chính quyền không phải
đối mặt với giới truyền thông cương trực và mạnh mẽ không phải là sự lựa chọn của
nước Mỹ."
Thách
thức lớn nhất đối với những người đang tâm huyết với nghề báo tại Việt Nam là
gì?
Là không có quyền tự do báo chí. Báo chí phải viết theo chỉ đạo của Ban
Tuyên huấn Đảng cộng sản.
Năm 2008, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố "Kiên quyết không để tư
nhân hóa báo chí dưới mọi hình thức".
Dù Việt Nam có báo chí tư nhân nhưng nếu vẫn bị Ban Tuyên huấn chỉ đạo
thì vẫn không có tự do báo chí.
Cách đây hơn 150 năm, ông Rober Lowe, một chính khách người Anh cho rằng:
"Chúng ta nhất định phải nói lên sự thật, đúng như chúng ta nhìn thấy,
không sợ mọi hậu quả nhất định không cung cấp chỗ ẩn náu thuận tiện cho những
hành vi bất công hay áp chế mà phải lập tức giao chúng cho sự phán xét của thế
giới".
Câu nói đó vẫn đang thách thức lương tâm và năng lực các nhà báo Việt
Nam.
Ông đã
phải trả những cái giá nào trong cuộc đời làm báo của mình ở Việt Nam?
Xin trích mấy câu trong Hồi ký Không tên của nhà báo Lý Quý Chung, tổng
thư ký tòa soạn báo Lao Động cho câu hỏi này: "Con đường phát triển độc
đáo của tờ báo - một tờ báo mang tính đột phá về nghề nghiệp ở thời điểm đó - bị
khựng lại giữa lúc đầy phấn khởi. Anh được cho về hưu vào cái lúc anh thành đạt
nhất trong sự nghiệp báo chí của mình."
Cái giá phải trả còn vượt xa ngoài bản thân tôi. Hơn 20 anh em nhà báo
tài năng cùng bỏ việc như Lý Quý Chung, họa sĩ Chóe, cây bút phiếm luận nổi tiếng
Ba Thợ tiện (Hoàng Thoại Châu), cây bút điều tra nổi tiếng Lưu Trọng Văn...
.
.
==================================================
.
.
.
Đến Già Mới Chợt Tỉnh - Hồi ký của tác giả Tống Văn Công
Từ Theo Cộng Đến Chống Cộng - Hồi ký Tống Văn Công
March 17, 2017
https://www.nguoi-viet.com/nguoi-viet-shop/den-gia-moi-chot-tinh/
Lời Nhà Xuất Bản,
Tột khi nạn bưng bít thông tin bị phá bỏ thì các chế độ độc tài sẽ tan
rã”, Václav Havel nói như thế khi cùng những người có chung chí hướng thành lập
“Hiến Chương 77” nhằm tranh đấu cho việc loại bỏ chế độ cộng sản tại Tiệp Khắc.
Nhà văn Václav Havel là kịch tác gia từng bị chế độ cầm tù và là tổng thống
đầu tiên của Tiệp Khắc sau khi chế độ cộng sản sụp đổ.
Đã sống và bản thân đã trải nghiệm cái xã hội cộng sản toàn trị trên quê
hương, Václav Havel nhìn thấu bộ mặt của chế độ đã hủy hoại xã hội, làm mọi người
– không trừ một ai, từ giới lãnh đạo chóp bu cho đến từng người dân – đều “sống
dối trá”. Havel vạch trần mâu thuẫn đặc thù của chế độ: mâu thuẫn giữa nhu cầu
tự nhiên của con người có bản chất sống động và chân thực đối chọi với quy định
phi tự nhiên, chết cứng và dối trá của hệ thống toàn trị. Theo ông, trong chế độ
toàn trị, từng cá nhân bị đánh bật khỏi sinh hoạt truyền thống như gia đình, bạn
bè, hội đoàn, tôn giáo… để chịu đựng sự áp đặt của bộ máy đảng, nhà nước và các
đoàn thể bù nhìn.
Hậu quả là “dối trá lên ngôi”. Người ta nghĩ một đàng nói một nẻo.
Với niềm tin mãnh liệt rằng con người đáng được sống thật với bản chất của
mình và đời sống dân sự phải được hồi phục, Václav Havel kêu gọi mọi người
thoát khỏi nỗi sợ hãi, bắt đầu từ việc giải phóng đời sống khỏi sự dối trá đang
bao trùm. Ông thúc giục mọi người đừng nói, đừng làm những điều họ không tin tưởng,
mà hãy nói và hãy làm những gì tin là đúng. Nghĩa là hãy sống thật. Và cương
quyết không dự vào trò hề là các sinh hoạt lố bịch lừa mị dân của chế độ.
Chế độ cộng sản toàn trị Tiệp Khắc trước khi sụp đổ năm 1989 và chế độ
toàn trị tại Việt Nam kéo dài đến nay có cùng khuôn mẫu: là con đẻ của hệ thống
cộng sản toàn trị Liên Xô. Và những suy nghĩ của Václav Havel cũng là của người
Việt.
Điển hình của lối suy nghĩ đó là tác giả cuốn sách này, ông Tống Văn
Công.
Ông Tống Văn Công chỉ bắt đầu nhận ra bộ mặt “không tính người” của cộng
sản Hà Nội khi thông tin bùng nổ trên Internet.
Ông thú nhận: “cứ nghĩ mình gia nhập Vệ Quốc Đoàn khi vừa tròn 18, rời
quân ngũ là sẵn sàng đi cuốc đất, gánh gạch xây nhà, hằng chục năm cầm bút bảo
vệ chế độ, nên có đủ tư cách khuyên Đảng trở về với dân với nước. Nhưng tôi đã
lầm! Không phải nhầm hôm nay mà nhầm từ ngày đầu tiên với lòng đầy tự hào bước
vào ‘con đường cách mạng’. Nhầm khi đọc ba chữ Vệ Quốc Đoàn mà không hiểu nó
hóa trang cho một ý thức hệ còn đang ẩn giấu”.
Nhiều sự thật xẩy ra khiến Tống Văn Công xét lại lý tưởng mà ông muốn thực
hiện trong gần cả cuộc đời. Ông tâm sự: “Năm 1990 phong trào dân chủ nổi lên mạnh
mẽ ở các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu và Liên Xô. Ở trong nước, Trần Xuân Bách
đòi đổi mới chính trị, văn nghệ sĩ đòi tự do tư tưởng và sáng tác. Nguyễn Văn
Linh dùng mọi thủ đoạn nhằm bảo vệ sự độc quyền của Đảng cộng sản: Đi Thành Đô
cầu hòa với địch, cách chức Trần Xuân Bách, chỉ đạo việc cách chức nhà văn
Nguyên Ngọc, giữa hội trường Ba Đình dịp mừng ngày Quốc khánh năm 1990, công
khai gọi ‘con Dương Thu Hương chống Đảng, thằng Nguyễn Quang Sáng hư hỏng’”.
Trước cách hành xử của Nguyễn Văn Linh, Tống Văn Công mượn hai câu thơ của Nguyễn
Duy để nói lên nỗi ngao ngán của mình: “Ta nhờn nhợn cái há mồm vĩ nhân tôm cá.
Khạc đủ nghề thằng nọ con kia”.
Václav Havel kêu gọi mọi người “hãy làm những gì mình tin là đúng”. Tống
Văn Công trước khi “bước qua lời nguyền” vào lúc tuyên thệ gia nhập Đảng cộng sản,
đã không dám hành xử đúng với những gì ông muốn.
Ông viết trong hồi ký là từng sống một thời vô luân để hai chữ “liên
quan” đè lên cơm áo. Và chỉ trích chính mình “sau khi anh Trần Xuân Bách bị kỷ
luật, tôi còn tiếp tục làm tổng biên tập báo Lao Động ba năm nữa, nhưng không đến
thăm anh một lần nào”!
Chẳng riêng ông, nhiều người khác cũng thế: “Nhiều người nhờ Trần Xuân
Bách mà leo lên quyền cao chức trọng, nhưng sau khi ông bị kỷ luật, suốt bao
năm có anh nào dám đến thăm ông thày cũ của họ đâu”! Tống Văn Công buồn bã kết
luận: “cũng đừng trách họ hèn, bởi chúng ta phải sống ‘một thời vô luân’ mà”!
Trong diễn văn đọc khi nhậm chức Tổng thống Tiệp Khắc, Václav Havel tin
tưởng đất nước ông rồi ra sẽ có dân chủ tự do, nhưng điều ông lo lắng là phải
nhiều thế hệ nữa dân tộc ông mới hồi phục được niềm tin lẫn nhau vì mọi người
đã triền miên sống hai mặt dối trá với nhau dưới thời chế độ toàn trị.
Tại Việt Nam xã hội chủ nghĩa, “dối trá lên ngôi” thấy rất rõ qua câu
chuyện “Con Trăn Thần” Tống Văn Công kể lại:
“Báo Lao Động giữa năm 1963 có đăng bài của thông tín viên Tất Biểu ở nhà
máy bơm Hải Dương đưa tin anh Lê Văn Hạng công nhân nhà máy trong khi đi nghỉ
phép đến miền Tây Nghệ An đã bắn hạ một con trăn lớn chưa từng thấy. Tin này được
nhiều bạn đọc gửi thư hỏi thêm chi tiết. Tòa soạn liền cử phóng viên Trần Thanh
Bình tới gặp Lê Văn Hạng. Nghe anh này thuật lại câu chuyện quá hấp dẫn, anh
Bình gợi ý anh Tất Biểu viết lại từ mẩu tin ngắn thành một bài ký sự dài đăng
nguyên một trang báo. Anh Tất Biểu viết bài có tựa đề ‘Con Trăn Thần’. Bài viết
kể: Trước khi anh Hạng tới đây, nhân dân vô cùng hoảng sợ, bởi con trăn đã bắt
đi hai con bò, hai cháu bé. Khi anh Hạng tìm gặp được nó, con trăn vùng dậy, cất
đầu lên cao quá các ngọn cây cổ thụ, mồm phun phì phì, nước bọt tuôn xuống như
mưa. Anh Hạng phải luồn lách lựa thế để nã đạn đúng vào mồm con trăn liên tục
16 phát, nó mới ngã vật làm gãy bao nhiêu cây cối. Dân làng được tin đưa hai
con trâu cổ tới giúp anh Hạng kéo con trăn về làng. Người ta đo con trăn dài gần
30 thước, thân nó to bằng cái vành bánh xe đạp. Họa sĩ Minh Tần minh họa trông
giống như cảnh Thạch Sanh chém con chằn tinh.
“Số báo đăng bài này gây tiếng vang lớn trong và ngoài nước. Nhân dân Nhật
báo Bắc Kinh dịch bài và đổi tựa đề là ‘Dũng sĩ diệt mãng xà vương’ kèm theo bức
tranh minh họa cho câu chuyện thần kỳ. Nhà thơ Tố Hữu, Trưởng ban Tuyên huấn
Trung ương Đảng nói với hội nghị Tuyên huấn – Báo chí về niềm tự hào dân tộc đã
có một công nhân bình thường nhưng hành động phi thường, là ‘Thạch Sanh thời đại
, ‘Thạch Sanh cộng sản’. Hồ Chủ tịch mau chóng tặng thưởng cho Lê Văn Hạng ‘Huy
hiệu Bác Hồ’. Ban thi đua khen thưởng Trung ương làm thủ tục xét thưởng huân
chương lao động hạng nhất…
“Giữa lúc cả nước đang náo nức vui mừng thì bỗng có một tin chấn động:
Các nhà khoa học Ba Lan cho rằng con trăn khổng lồ xuất hiện ở Việt Nam nếu là
có thật thì nó đánh đổ các học thuyết về cổ sinh vật học đang được giảng dạy hằng
trăm năm nay. Họ đề nghị Nhà nước Ba Lan mua bộ xương này với giá tương đương một
nhà máy lớn. Trước mắt, họ xin Nhà nước Việt Nam cho họ được tới khảo sát bộ
xương con trăn thần và khu rừng nơi anh Hạng tìm thấy con trăn và bắn chết nó.
Họ phán đoán, khu rừng này phải là rừng nguyên sinh và rất có thể ở đó còn có
nhiều động vật khổng lồ của thời tiền sử!
“Tin này như một tiếng sét làm tỉnh cơn mê. Hồ Chủ tịch chỉ thị phải
nhanh chóng xác minh sự thật. Ban Tuyên huấn Trung ương yêu cầu báo Lao Đông
trong thời gian sớm nhất phải có báo cáo chính xác.
“…Trong lúc ban biên tập báo Lao Động cho phóng viên xuống nhà máy bơm Hải
Dương tìm hiểu thực hư thì một cộng tác viên tờ báo là kỹ sư nông nghiệp của Bộ
Nông trường, nhân đến tòa báo gửi bài cộng tác đã vui chuyện kể rằng chính anh
ta được chứng kiến lúc anh Hạng đưa con trăn thần về nông trường. Anh nói, rất
tiếc là bài báo của Tất Biểu không kể những chi tiết không thể nào quên như:
Khi hai con trâu kéo con trăn về tới đoạn dốc hơi cao ở khúc quanh vào văn
phòng nông trường thì một con trâu bị đứt ruột, ngã khuỵu. Từ văn phòng gần đó,
năm sáu cô nhân viên hiếu kỳ chạy ra xem. Vừa nhìn thấy đầu con trăn khổng lồ
há mồm thè lưỡi, các cô hốt hoảng nháo nhào ù té chạy, một cô yếu tim ngất xỉu.
“Anh kỹ sư đã làm cho Ban biên tập báo Lao Động như sắp chết đuối vớ được
cọc. Anh Nguyễn Anh Tài đề nghị anh kỹ sư làm cố vấn cho đoàn báo Lao Động vào
rừng Nghệ An thẩm tra vụ trăn thần. Đang vui chuyện, hóm hỉnh bỗng anh lặng lẽ,
trầm tư, nói rất lấy làm tiếc, vì công việc đang chồng chất, không thể sắp xếp
để cùng đi với đoàn.
“…Anh kỹ sư ngồi lặng mấy giây, rồi hai vai run lên, đầu gục xuống, vừa nức
nở khóc, vừa nói không ra lời: ‘Tôi… tôi cứ tưởng mọi việc đúng như trong bài
báo là … tôi theo đó rồi thêm thắt cho vui câu chuyện… Tôi xin lỗi… rất là là
xin…lỗi…’!
Kết luận câu chuyện “Con Trăn Thần”, Tống Văn Công viết: “Không chỉ báo
Lao Động mà các cơ quan lãnh đạo của Đảng, Nhà nước đều muốn câu chuyện “Thạch
Sanh cộng sản” quên dần trong im lặng, bởi nó phơi bày sự dốt nát, háo danh và
cẩu thả của cả hệ thống chính trị và khoa học của chế độ”.
Tống Văn Công bừng tỉnh huyễn mộng với cộng sản nhờ vào thông tin bùng nổ
trong thời đại Internet, nhưng không phải người cộng sản nào cũng nhận ra bộ mặt
thật của chế độ toàn trị, cho dù hàng ngày biết bao thực tế ê chề diễn ra chung
quanh. Điển hình là chính thân phụ ông Công, người đảng viên vào đảng cộng sản
từ năm 1930, từng tham gia chín năm chống Pháp... .Xem
tiếp >>
No comments:
Post a Comment