Tổng
thống Đức nêu vấn đề nhân quyền với lãnh đạo Việt Nam
25/01/2024
Tổng thống
Đức Frank-Walter Steinmeier hôm 24/1 cho biết ông đã nêu vấn đề nhân quyền với
giới lãnh đạo Việt Nam, nói rằng những vấn đề liên quan đến tự do báo chí và tự
do ngôn luận “có những quan ngại” cần phải được giải quyết.
https://gdb.voanews.com/01000000-c0a8-0242-a5c7-08dc1c629293_cx8_cy1_cw84_w650_r1_s.jpg
Chủ
tịch nước Võ Văn Thưởng tiếp Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier, Hà Nội,
ngày 23/1/2024.
Tổng
thống Đức Frank-Walter Steinmeier hôm 24/1 cho biết ông đã nêu vấn đề nhân
quyền với giới lãnh đạo Việt Nam, nói rằng những vấn đề liên quan đến tự do báo
chí và tự do ngôn luận “có những quan ngại” cần phải được giải quyết.
Phát
biểu trước sinh viên và giảng viên của trường Đại học Việt-Đức (VGU) ở tỉnh
Bình Dương hôm 24/1, ông Steinmeier nói rằng Đức xem việc Việt Nam trở thành
thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc từ năm 2023 đến năm 2025 là “sự
thể hiện cam kết phát triển xã hội dân sự và tôn trọng nhân quyền”, Cổng thông
tin của Phủ Tổng thống Đức đăng bài phát biểu của ông có đoạn viết.
Tổng
thống Đức Steinmeier phát biểu như trên trước khi kết thúc chuyến thăm cấp nhà
nước tới Việt Nam từ ngày 23-24/1/2024.
“Tất
nhiên, hệ thống chính trị và xã hội của chúng ta không giống nhau, và bên cạnh
những điều gắn kết Việt Nam và Đức, cũng có một số điều khác biệt, vẫn cản trở
sự hợp tác hoặc khiến chúng tôi phải quan ngại, chẳng hạn như liên quan đến vấn
đề tự do báo chí và tự do ngôn luận”, vẫn lời Tổng thống Đức.
“Tất
cả những vấn đề này được đề cập trong cuộc nói chuyện của tôi tại Hà Nội ngày
hôm qua, và tôi tin rằng việc chúng ta có thể giải quyết những vấn đề này với
sự tôn trọng lẫn nhau cho thấy mối quan hệ đối tác của chúng ta vững chắc đến
mức nào”, nhà lãnh đạo Đức chia sẻ.
Truyền
thông Việt Nam đưa tin về chuyến thăm Việt Nam của nhà lãnh đạo Đức với chương
trình nghị gồm cuộc hội đàm với Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng, hội kiến với Thủ
tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, trong đó tập trung vào
hợp tác song phương ở các lĩnh vực thương mại-đầu tư, chuyển đổi năng lượng,
lao động và dạy nghề, hợp tác phát triển, cũng như phối hợp chặt chẽ đóng góp
cho hòa bình và các vấn đề hợp tác khu vực, toàn cầu.
Bộ
Ngoại giao Việt Nam chưa phản hồi ngay khi VOA đề nghị họ bình luận về bài phát
biểu của nhà lãnh đạo Đức đề cập đến nhân quyền.
Chính
quyền Việt Nam vào các dịp khác nhau nói rằng họ đảm bảo các quyền căn bản của
người dân, bao gồm cả quyền tự do báo chí và tự do ngôn luận, đồng thời bác bỏ
cáo buộc của các nước phương Tây cho rằng Hà Nội vi phạm nhân quyền.
VIDEO
:
Tổng
thống Đức thăm Việt Nam, được chào đón bằng 21 phát đạ
Ông
Nguyễn Tiến Trung, một nhà hoạt động dân chủ, nhân quyền Việt Nam vừa sang Đức
tị nạn chính trị, nêu nhận định với VOA rằng ông không ngạc nhiên với việc nhà
lãnh đạo Đức nêu vấn đề nhân quyền tại Hà Nội hôm 23/1.
“Là
một người hợp tác với các đoàn ngoại giao các nước dân chủ ở Việt Nam từ nhiều
năm nay về vấn đề nhân quyền, gồm cả Đức, tôi không ngạc nhiên khi thấy Tổng
thống Đức Frank-Walter Steinmeier đề cập tới vấn đề nhân quyền trong bài phát
biểu của ông ở Việt Nam”, ông Nguyễn Tiến Trung, người được chính phủ Đức chấp
thuận cho tị nạn chính trị vào tháng 12/2023, chia sẻ.
“Chính
phủ Đức đã liên tục làm việc trên tinh thần xây dựng với chính phủ Việt Nam từ
nhiều năm nay để cải thiện tình trạng nhân quyền ở Việt Nam theo đúng những gì
mà chính phủ Việt Nam đã cam kết trong các Công ước Quốc tế về Nhân quyền của
Liên Hiệp Quốc”, vẫn lời ông Trung.
Từ
năm 2011, Đức và Việt Nam đã thiết lập Quan hệ Đối tác Chiến lược với các dự án
hợp tác ở các cấp và trên nhiều lĩnh vực chính sách.
Trong
một thông cáo hồi tháng 12/2023, Bộ Ngoại giao Đức viết về các ưu tiên của
Berlin trong quan hệ với Hà Nội: “Đức và Việt Nam là đối tác của nhau trong nỗ
lực duy trì trật tự dựa trên thượng tôn pháp luật, tôn trọng luật pháp quốc tế,
chủ nghĩa đa phương, thương mại và đầu tư tự do toàn cầu cũng như bảo vệ môi
trường và khí hậu”.
‘Đoàn tàu
Thống Nhất’
Mở
đầu bài phát biểu tại ngôi trường được thành lập trên cơ sở hợp tác giữa hai
chính phủ Việt Nam và Đức, ông Steinmeier nhắc đến đoàn tàu Thống Nhất, gọi đó
là “đoàn tàu hòa giải” chạy dài 1.700 km từ Bắc vào Nam, “nối liền đất nước gần
nửa thế kỷ”. Ông nói: “Nó là biểu tượng của lịch sử Việt Nam”.
Trước
khi kết thúc bài phát biểu, ông một lần nữa nói rằng đoàn tàu Thống Nhất từng
được mệnh danh là “xương sống của đất nước” và “cũng bởi vì nó đã kết nối hai
miền đất nước Việt Nam thống nhất” như ngày nay.
Nhưng
cuối cùng ông nhấn mạnh: “Tôi cho rằng ngày nay người dân là “xương sống của
đất nước”. Đặc biệt là những người trẻ như các bạn. Tương lai, đất nước thuộc
về các bạn!”.
Ông
Trung nhận định rằng xuyên suốt bài phát biểu trước sinh viên VGU, Tổng thống
Đức nhắc nhiều lần tới đoàn tàu Thống Nhất với hàm ý sâu xa.
“Đông
Đức cộng sản và Tây Đức dân chủ đã thống nhất trên cơ sở tôn trọng quyền con
người, không giống như Việt Nam thống nhất trên căn bản bạo lực và áp bức con
người. Chính phủ Việt Nam coi cơ sở vật chất như đoàn tàu Bắc Nam, sắp tới có
thể là đường sắt cao tốc Bắc Nam, là ‘xương sống của quốc gia”, ông Trung nói.
“Nhưng
với tư duy của người Đức, con người mới là xương sống của quốc gia. Ở đầu và
cuối bài phát biểu, hàm ý của Tổng thống Đức gửi tới thanh niên Việt Nam, theo
tôi, thanh niên Việt Nam đam mê với những gì tiến bộ, sáng tạo, đổi mới mới
chính là tương lai của đất nước”.
“Họ
sẽ ‘tái tạo’ lại quốc gia trên nền tảng nhân bản, tiến bộ, và tôn trọng nhân
quyền, bỏ lại những chủ nghĩa, tư duy lạc hậu lỗi thời mà nước Đức đã rũ bỏ vào
năm 1989”, ông Trung đề cập đến việc thống nhất nước Đức khi bức tường Berlin
sụp đổ.
Tổng thống Đức nêu vấn đề
nhân quyền với lãnh đạo Việt Nam
VOA
EXPRESS
26/01/2024
https://www.voatiengviet.com/a/7457346.html
No comments:
Post a Comment