11/01/2024
https://thuymyrfi.blogspot.com/2024/01/bong-lau-phi-vu-cuoi-cung.html
Bài
viết bổ túc chi tiết về tai nạn ở phi trường quốc tế
Haneda, Tokyo ngày 3 tháng 01 vừa qua, mà kết quả là chiếc Airbus A350 của
Japan Airlines JAL phiên hiệu “JAL516”, đụng chiếc DHC-8 của Tuần duyên Nhật
Japan Coast Guard phiên hiệu “JA722A”.
Cuốn
băng thâu âm cuộc đàm thoại bằng vô tuyến giữa đài kiểm soát không lưu phi
trường với các máy bay như sau:
17:43:02
pm: “JAL516, đây Đài Tokyo. Chào buổi tối “good evening”. Phi đạo 34R. Cứ tiếp
tục bay đến gần. Gió hướng 320/vận tốc 7 knots. Chúng tôi có một máy bay cất
cánh”.
Câu
này cho thấy tình trạng rộn rịp của phi trường. Kiểm soát không lưu ra lịnh
chiếc JAL516 cứ tiếp tục bay đến phi đạo 34R nhưng chưa cho phép đáp, vì có một
máy bay đang cất cánh. Tức là trên trời máy bay nối đuôi nhau lần lượt xin đáp.
Các đường taxi cũng có các hàng dài máy bay đậu đợi cất cánh.
Exchange
between control tower and two planes before accident
17:43:12
pm: “JAL516 tiếp tục bay đến gần phi đạo 34R”. Hàng không JAL516 lặp lại
để xác nhận đã hiểu.
17:44:56
pm: 1:54 phút sau đài kiểm soát Tokyo ra lịnh: “JAL516 được phép đáp
(clreared to land) phi đạo 34R. Gió 310/7”.
17:45:01
pm: Hàng không JAL516 lặp lại trong 5 giây: “Được phép đáp 34R, đây JAL516”.
10
giây sau đó, chiếc máy bay Tuần duyên Japan Coast Guard “JA722A” gọi đài kiểm
soát Tokyo xin phép cất cánh.
17:45:11
pm: “Đài kiểm soát, đây JA722A”.
17:45:11
pm: “A722A. Đây là đài Tokyo. Chào buổi tối. Số 1. Bạn hãy taxi đến điểm đợi
C5”.
Đài
không lưu Tokyo trả lời và ra lịnh chiếc Coast Guard “JA722A” đến đợi ở điểm C5
là lối vào phi đạo 34R. Số 1 có nghĩa là chiếc đầu tiên cất cánh và phải chuẩn
bị ngay khi có lịnh cất cánh “clear for takeoff”.
17:45:19
pm: Máy bay Tuần duyên lặp lại 8 giây sau, xác nhận đã hiểu: “Taxi đến điểm
đợi C5. Đây A722A, số 1. Cám ơn bạn”.
Japan
Airlines collision : What air traffic
transcripts show
Không
biết tại sao hai viên phi công của chiếc máy bay Tuần duyên lại quyết định
không đợi ở điểm C5 bên ngoài mà lái máy bay vào phi đạo 34R đang có chiếc
Airbus A350 khổng lồ sắp sửa chạm bánh.
Thông
thường phi công trưởng và phi công phụ phải đồng ý mọi quyết định. Các máy bay
đang lên xuống ở phi đạo 34R sử dụng cùng một tần số vô tuyến thì đáng lý ra cả
hai phi công chiếc Tuần duyên JA722A phải biết chiếc JAL516 đang đáp. Và trước
khi lăn bánh vào phi đạo các phi công phải nhìn qua cửa sổ trái phải để coi có
chiếc nào sắp đáp không.
Theo
tài liệu điều tra thì chiếc Tuần duyên JA722A khi vào phi đạo 34R rồi thì đậu
chình ình ở đó rất lâu từ 40 – 50 giây. Chiếc Airbus A350 khổng lồ đang đáp
xuống phi đạo ban đêm với vận tốc nhanh thì phi công khó thấy chiếc Tuần duyên
chỉ dài 25 mét đậu lù lù trong bóng tối trên phi đạo. Các đèn xanh đỏ ở cánh,
đuôi, đèn beacon đỏ và strobe trắng chớp tắt của chiếc Tuần duyên JA722A có lẽ
không gây chú ý vì phi công khi đáp dêm thường chăm chú vào hàng đèn dọc phi
đạo rất sáng.
Ngoài
ra còn có hai yếu tố phụ có thể đóng góp vào nguyên nhân của tai nạn. Đó là hệ
thống đèn đỏ “stop bars” cấm vào phi đạo ở C5 hôm ấy không hoạt động. Đây là
hàng đèn đỏ nằm ngang trước lối vào phi đạo. Khi nó sáng thì máy bay hay xe
phải ngừng không được vào phi đạo vì có máy bay đang đáp, giống đèn xanh đèn đỏ
ở các ngã tư đường zậy. Khi nó tắt thì mới được vào. Không có đèn xanh.
VIDEO
: Stop Bars at Brisbane
Airport
https://www.youtube.com/watch?v=vfWS2J7u2Dk&t=2s
Yếu
tố phụ thứ hai là hệ thống radar phát hiện các chuyển động ở mặt đất “surface
movement radar”. Nếu radar quét sóng thấy có máy bay hay xe cộ đi vào phi đạo
đang có máy bay đáp hay cất cánh thì màn hình ở đài kiểm soát không lưu phi
trường sẽ có ký hiệu báo động hiện lên để lưu ý nhân viên kiểm soát không lưu.
Không
biết hệ thống radar này ở phi trường Haneda hôm ấy có hoạt động và cũng không
biết nhân viên kiểm soát không lưu có chú ý đến ký hiệu báo động nếu nó hiện
lên. Mọi việc diễn ra rất mau chỉ trong vài phút trong một bối cảnh rộn rịp của
cao điểm máy bay cất cánh và hạ cánh.
Chiếc
Airbus A350 khổng lồ của Japan Airlines nghiền nát chiếc Tuần duyên DHC-8 mảnh
khảnh. Phi hành đoàn 6 người chỉ có một phi công sống sót và bị phỏng nặng.
Chiếc Tuần duyên danh hiệu “JA722A” bay từ sáng sớm để thực hiện các phi vụ
mang lương thực và nước đến cứu trợ nạn nhân động đất, đồng thời theo dõi một
tàu Trung Cộng đến gần bờ biển Nhật Bản. Đây là phi vụ thứ ba của JA722A trong
24 tiếng đồng hồ. Và là một phi vụ vĩnh biệt cuối cùng.
BÔNG
LAU
10.01.2024
Publié
par Thụy
My RFI à
15:56
No comments:
Post a Comment