Mồng
7 tháng Giêng… Sau 45 năm
TS.
Đinh Hoàng Thắng
2024.01.09
https://www.rfa.org/vietnamese/news/comment/blog/45-years-after-01092024105557.html
Một
em nhỏ đang nhìn những hộp sọ tại nơi tưởng niệm những nạn nhân thời Khmer Đỏ ở
ngoại ô Phnom Penh, Campuchia hôm 17/4/2014.
Nhìn
cảnh các em thiếu niên Campuchia “tham quan” các dãy hộp sọ của các nạn nhân từ
chế độ Khmer Đỏ trưng bày tại “Cánh đồng chết” (gần Phnom Penh), liệu chúng ta
có dám “giáo dục, phổ biến cho người dân, đặc biệt là thế hệ trẻ hiểu rõ sự
thật lịch sử này” (yêu cầu của tân Thủ tướng Hun Manet) nhưng lại tránh trả lời
câu hỏi: Ai là "trùm cuối" gây ra tấn thảm kịch lớn này cho cả hai
nước?
---------------------------
Hội
chứng sau 45 năm ở mỗi nước
Có
lẽ không phải ngẫu nhiên, tờ Phnom Penh Post ngày 2/1/2024, đã nhắc lại cuộc gặp gỡ
trực tuyến giữa Hun Sen, lúc đó vẫn còn làm Thủ tướng Campuchia, với các đồng
nhiệm quốc tế vào tháng 8 năm ngoái. Bài tường thuật ấy – được giật bằng tít
lớn “Những hồi tưởng của Hun Sen về những cột mốc tháng Giêng lịch sử
trong cuộc đời ông” (Hun Sen reflects on past historic January milestones from
his life) – thật đáng suy ngẫm (1). Đáng suy ngẫm không chỉ vì Hun Sen
thấy “cần phải làm nổi bật những cột mốc quan trọng trong quá khứ của mình, sao
cho chúng vẫn sẽ sống động mãi trong ký ức – Bời vì, chúng không chỉ định hình
cuộc đời ông, mà còn cả vận mệnh của Campuchia”. Với tư cách là người đứng đầu
“Hội đồng Cơ mật Tối cao” của Nhà vua, dòng ký ức ấy của Hun Sen được cho không
chỉ là những kỷ niệm, mà còn là những khoảnh khắc quan trọng mà mọi người dân
Campuchia phải biết để ghi nhớ.
Nhân
kỷ niệm Chiến thắng mồng 7 tháng Giêng năm nay, Phnom Penh Post còn “chạy”
nhiều bài khác về sự kiện cách đây 45 năm. Trong tất cả các bài viết với độ dài
hàng ngàn chữ ấy, có một vài lần, “Vietnamese troop” (quân đội Việt
Nam) đã được nhắc đến một cách khá mờ nhạt. Còn trên tờ Khmer Times ngày 5/1/2024, một phóng sự của nhà báo
Uch Leang từ Khoa Nghiên cứu Á – Phi thuộc Học viện Hoàng gia CPC đã tham chiếu
phát biểu của tân Thủ tướng Samdech Hun Manet nói ở Hà Nội, trong buổi chiêu
đãi do Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì nhân chuyến thăm mới đây của
ông. Tại đó, Hun Manet nhắc lại “sự thật lịch sử” của ngày 7/1 là
“Campuchia đã giúp Việt Nam thống nhất đất nước và Việt Nam đã giúp Campuchia
giải phóng đất nước khỏi chế độ diệt chủng Pol Pot”. Và Hun Manet kêu gọi:
“Chúng ta cần giáo dục, phổ biến cho người dân, đặc biệt là thế hệ trẻ hiểu rõ
sự thật lịch sử này…” (2).
Giới
quan sát cũng lưu ý bài viết kỷ niệm 45 năm Chiến thắng chiến tranh bảo vệ biên
giới phía Tây Nam của Đài tiếng nói Việt Nam ngày 7/1/2024. Bài viết nhấn mạnh
bài học phải luôn luôn cảnh giác, không để bị động bất ngờ… và cũng khẳng định
một “sự thật chính nghĩa” khác nhân dịp kỷ niệm này. “Sự thật chính
nghĩa” mà Việt Nam muốn nhấn mạnh là “phải luôn luôn cảnh giác, không để bị
động bất ngờ, đồng thời, cần có kế sách để kịp thời ngăn ngừa nguy cơ chiến
tranh xung đột từ sớm, từ xa”. Cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở
biên giới Tây Nam cách đây 45 năm còn nhắc chúng ta nằm lòng bài học “phải chủ
động phòng ngừa, phát hiện và triệt tiêu các nhân tố bất lợi, tránh xung đột,
tránh bị đối đầu và không để bị cô lập, phụ thuộc trong cộng đồng quốc tế” (3).
Điểm
qua tương tác giữa truyền thông chính thống của hai nước Campuchia và Việt Nam,
sau 45 năm, chúng ta thấy gì? “Hội chứng Campuchia” ở Việt Nam
ngày nay vẫn là nguy cơ chiến tranh, vẫn là nguy cơ bị đe dọa về an ninh, cần
phải “chủ động phòng ngừa, phát hiện và triệt tiêu các nhân tố bất lợi,
tránh xung đột, tránh bị đối đầu và không để bị cô lập, phụ thuộc trong cộng
đồng quốc tế”. Ngược lại, “hội chứng Việt Nam” ở
Campuchia là, dường như Phnom Penh đòi phải nhận thức khách quan hơn, sự có đi
có lại trên tương quan lịch sử, cũng như hiện tại đối với mối bang giao phức
tạp của tình huynh đệ giữa “những người anh em thù địch” (Từ của Nayan Chanda,
1986): Anh giúp tôi và tôi cũng đã từng giúp anh…
Có
thể đây là điểm khác biệt đáng lưu ý giữa vị tân Thủ tướng CPC mới lên nắm
quyền lực chưa được bao lâu so với thân phụ của ông là Samdech Decho Hun Sen?
Cái nhìn hai chiều của Samdech Thipadei Hun Manet có thể làm nhiều người Việt
Nam “không sướng cái bụng” so với “cách nói để chiều lòng Việt Nam” của ông bố
trong suốt mấy chục năm qua. Kể lại thời gian đấu tranh chống Pol Pot, Thủ
tướng Hun Sen từng nhiều lần khẳng định: “Campuchia coi ngày 7/1 là ngày sinh
thứ hai của mình… mang giá trị quốc gia” (4). “Đất nước Campuchia không có các
anh (Việt Nam) thì lúc này dân tộc Campuchia không biết đi về đâu” (5).
Thủ
tướng Việt Nam Phạm Minh Chính và Thủ tướng Campuchia Hun Manet tại Hà Nội hôm
11/12/2023. AP
Họa phúc
có nguồn đâu một buổi
Tuy
nhiên, đằng sau các tuyên bố “có cánh” ấy của cả hai cha con Hun Sen là gì? Thủ
tướng Samdech Thipadei Hun Manet mới đây vừa chính thức công bố triển khai thực
hiện “Chiến lược Ngũ giác – Giai đoạn 1” nhằm thúc đẩy phát
triển các khía cạnh kinh tế-xã hội, từng bước đưa Campuchia trở thành quốc gia
có thu nhập được nâng cao trong những năm tới. Được xây dựng dựa trên nền tảng
của các Chiến lược Tam giác và Tứ giác, “Chiến lược Ngũ giác” được ra đời với
mục đích xác định lại bối cảnh chính trị của Campuchia và thúc đẩy các khía
cạnh kinh tế-xã hội của đất nước hướng tới mục tiêu đầy tham vọng là trở thành
nền kinh tế có thu nhập trung bình cao vào năm 2030 và nền kinh tế có thu nhập
cao vào năm 2050.
Với
việc sử dụng “ngoại giao quà tặng”, “đổi viện trợ lấy sự ủng hộ về chính trị”,
Trung Quốc ngày càng gia tăng ảnh hưởng của mình tại Campuchia, từ đó gặt hái
được nhiều thành công, nhất là trên vấn đề Biển Đông (6).
Nhưng
tin chấn động cụ thể hơn là việc tàu chiến Trung Quốc đã cập cảng Campuchia và
dư luận quốc tế quan ngại sâu sắc về kế hoạch của Bắc Kinh muốn độc quyền kiểm
soát các phần chính của Căn cứ Hải quân ở Ream. Các tàu chiến Trung Quốc đã đến
Căn cứ Hải quân này giữa lúc Bộ trưởng Quốc phòng CPC Tea Seiha đã cho đăng
công khai một dòng tin trên Facebook rằng, đây là sự chuẩn bị cho các hoạt động
huấn luyện của Hải quân CPC (7). Một tin chấn động khác đối với tương lai của
đồng bằng sông Cửu Long là, ngày 17/10/2023, tại thủ đô Phnom Penh, Ủy ban liên
bộ CPC do Phó thủ tướng Sun Chanthol đứng đầu đã ký kết thỏa thuận với đại diện
Tổng công ty Cầu đường Trung Quốc (CRBC) về dự thảo khung xây dựng kênh đào nối
ra biển Phù Nam Techo. Thỏa thuận này sẽ cho phép CRBC tiến hành nghiên cứu
chuyên sâu về tất cả các khía cạnh của dự án trong vòng tám tháng. Kênh đào Phù
Nam Techo ước tính sẽ tiêu tốn khoảng 1,7 tỉ USD và mất 4 năm để hoàn thành
(8).
Tác
động của Kênh đào Phù Nam đối với đồng bằng sông Cửu Long là khôn lường. Theo
đánh giá của cây bút Tùng Phong, mức độ ngập lũ của vùng đồng bằng Mekong hiện
chỉ bằng một nửa so với bình thường. Như vậy, lượng nước của sông Mekong
chảy vào vùng châu thổ ĐBSCL không chỉ bị các đập thủy điện giữ lại
mà còn tiếp tục bị trực tiếp lấy đi bởi các con kênh đào như Kong
Chi Mun hay “đế chế Phù Nam” tới đây. Chỉ thông báo mục đích giao thông
đường thủy, CPC chưa hề để cập đến mục đích nông nghiệp hay thủy lợi, trong khi
đó lại giải thích sông Bassac là “phụ lưu”, mặc dù nó chính là “phân lưu”. Điều
này có thể dẫn đến một thảm họa về sinh thái khi Việt Nam là quốc
gia yếu thế nhất, vì ở vị trí cuối cùng của hạ nguồn dòng Mekong.
Không chỉ có vậy, ngoài những tác động về môi sinh, môi trường và
kinh tế – xã hội mà dự án này gây ra thì còn nhiều rủi ro khác về kinh
tế, địa-chính trị mà tất nhiên Trung Quốc và Campuchia sẽ không bao giờ
đề cập đến, ẩn họa sau các mục đích chính của con kênh đào “Đế chế
Phù Nam” (9).
Phải
chăng trên đây là những lý do để giới quan sát quốc tế, một lần nữa lại đặt ra
những câu hỏi như muốn liên hệ với bối cảnh lịch sử của xung đột cách đây 45
năm. Đài RFA đã đặt vấn đề: Tại sao năm 2024 này, dư âm
cuộc tiến quân của Việt Nam vào thủ đô Phnom Penh, lật đổ chế độ Khmer Đỏ và
đóng quân tại đó hơn 10 năm trời, vẫn còn tiếp tục vang vọng cho đến ngày nay?
Bản chất của cuộc chiến thuở ấy là gì? Gọi cái tên nào cho cuộc chiến là đúng
nhất? Tại sao cuộc chiến ấy đã kết thúc hơn 30 năm, nếu tính từ lúc Việt Nam
rút quân khỏi Phnom Penh năm 1989, nhưng vẫn còn ảnh hưởng đến quan hệ Việt Nam
– Campuchia ngày nay? Nhìn bức ảnh chụp lại cảnh trẻ em CPC “tham quan” các dãy
hộp sọ của các nạn nhân từ chế độ Khmer Đỏ được trưng bày tại “Cánh đồng chết”
ở Choeung Ek, gần Phnom Penh, liệu chúng ta có dám thành thật “giáo dục, phổ
biến cho người dân, đặc biệt là thế hệ trẻ hiểu rõ sự thật lịch sử này” mà
tránh trả lời câu hỏi: Ai là tác giả của tấn thảm kịch “vĩ đại” này cho cả hai
nước? Cho nên phóng sự “Người Campuchia nghĩ gì về cuộc chiến của Việt Nam với
Khmer Đỏ?” ngày 3/1 (10) và cuộc trả lời phỏng vấn “Gọi tên gì cho cuộc chiến
Việt Nam – Campuchia năm 1979?” ngày 5/1 (11) trên RFA thực sự là những tài
liệu rất đáng nghiền ngẫm.
----------------------------
Tham
khảo:
(5) https://tuoitre.vn/thu-tuong-campuchia-toi-rat-cam-on-va-biet-on-viet-nam-1240123.htm
(7) https://www.voatiengviet.com/a/7387809.html (Mỹ
theo dõi tin tàu chiến Trung Quốc hiện diện tại căn cứ Campuchia)
.
Tác
giả :
*
Tiên sĩ Đinh Hoàng Thắng từng là Đại sứ Việt Nam ở Hà Lan, Đại diện Hà Nội tại
một số tổ chứ Liên Hiệp Quốc ở La Haye. Ông là cựu Tổng Biên tập Tuần báo quốc
tế, nguyên Tổ trưởng Tổ tư vấn lãnh đạo Bộ Ngoại giao; vốn là cây viết quen
thuộc cho một số tờ báo wor trong và ngoài nước, trong đó có RFA.
-----------------------------------------------------------------
*
Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do
---------------------
Tin,
bài liên quan
BLOG
Việt
Nam mất dần ảnh hưởng với Campuchia
Việt
Nam cần đề phòng tình huống xấu nhất từ căn cứ của Trung Quốc ở Campuchia
Hun
Manet liệu có giống cha mình? Quan hệ CPC – Việt Nam sau khi Phnom Penh có Thủ
tướng mới
Hun
Sen thăm Trung Quốc: Bối cảnh của bức tranh lớn hơn
Một
năm thất bại của Campuchia và Trung Quốc
No comments:
Post a Comment