Giao
dịch phải báo cáo Ngân hàng Nhà nước, nhưng nộp tiền “khắc phục hậu quả” thì khỏi!
04/01/2024
Theo QĐ/11/2023/QĐ-TTg, từ 1/12/2023, mọi giao dịch từ 400 triệu đồng trở
lên phải báo cáo Ngân hàng Nhà nước (NHNN). Mà, giá nhà đất ở hóc bà Tó cũng
trên 400 triệu đồng, như vậy NHNN yên tâm vì không có thằng công nhân hay bà
hàng rong nào dám mua bất động sản (BĐS) để rửa tiền!
Hành vi nộp lại “tiền khắc phục hậu quả” của bị cáo không phải là giao dịch
dân sự hay thương mại nên không phải báo với NHNN, nhưng tôi kính mong bà Nguyễn
Thị Hồng, ông Đào Minh Tú chịu khó theo dõi để biết dòng tiền mặt hàng ngàn tỷ
đồng đang nằm ở đâu?
Mặc dù, chỉ bị khởi tố không bị tạm giam, nhưng ngày 2/1/2024, nguyên bí
thư và chủ tịch tỉnh Thanh Hóa Trịnh Văn Chiến và Nguyễn Đình Xứng đã nộp 22,5
tỷ đồng/người. Ngày 3/1/2024, sau khi chủ tịch tỉnh Lâm Đồng Trần Văn Hiệp bị bắt,
gia đình ông đã nộp 4,2 tỷ đồng (Tiền tươi, vì nếu gửi Ngân hàng là bị phong tỏa
tài khoản).
Trước đó, cựu bộ trưởng 4T Nguyễn Bắc Son khai: Ba triệu USD nhận hối lộ
của Phạm Nhật Vũ ông nhét đầy trong hai vali và một ba lô giấu ngoài ban công,
dưới lớp kính nhôm. Rồi, ông Son giao ba triệu USD cho con gái (10 lần) không
đòi được, hứa sẽ bán nhà trả. Viện kiểm sát đề nghị mức án tử hình, tòa hoãn
tuyên. Trước ngày tuyên án 27/12/2019, gia đình Son nôp lại 66 tỷ tiền tươi,
thóc thật!
“Đừng nghe ca ve kể chuyện, đừng nghe con nghiện trình bày, đừng nghe Bắc
Son khai báo”. Vì, khi khám xét chỗ ở không thấy tiền, vàng, đô, nên Công an kê
biên nhà ở Lý Nam Đế và phong tài khoản của ông Son 500 triệu đồng. Cho nên, bà
Hồng nên lưu ý, ông Son chỉ tạm gửi 0,76% tiền mặt vào tài khoản để chi tiêu vặt
(500 triệu đồng/66 tỷ đồng).
Trong vụ án ‘chuyến bay giải cứu’, sau khi nộp khắc phục 1,85 triệu USD
(báo không nói nộp = VNĐ), vợ bị cáo Nguyễn Anh Tuấn (nguyên thiếu tướng, PGĐ
Công an Hà Nội) xin trả lại “210.000 USD, 146 lượng vàng và một tỷ đồng trong
tài khoản bị phong tỏa”. Nhờ vụ này, dân nghèo mới biết cách “bảo toàn giá trị
tài sản” của quan tham: Chỉ mở tài khoản một tỷ VNĐ và cất 210.000 USD và 146
lượng vàng trong két sắt, khỏi báo NHNN, như mấy nhà nghèo mua BĐS!
“Thanh khoản rõ nhất” trong đám bị cáo “nộp tiền khắc phục” là Nguyễn Cao
Trí (nguyên Chủ tịch Hội đồng trường ĐH Văn Lang, TGĐ Sài Gòn – Đại Ninh) bị
cáo buộc chiếm đoạt của Trương Mỹ Lan hơn 40 triệu USD, và đã nộp
640.731.600.000 đồng vào tài khoản tạm giữ của cơ quan điều tra (CQĐT) để khắc
phục hậu quả, và trước ngày ban hành kết luận điều tra (tháng 11/2023), gia
đình Trí nộp thêm cho đủ 1.002 tỷ đồng!
Đỗ Thị Nhàn nhận hối lộ của Vạn Thịnh Phát 5,2 triệu USD, nhờ là Cục trưởng
Cục Thanh tra giám sát NHNN II, nên tin tưởng mở 10 sổ tiết kiệm (để kiếm tiệc?)
tổng cộng hơn 10 tỷ đồng. Nhàn nộp 10 sổ tiết kiệm kèm 108 tỷ đồng để khắc phục
hậu quả! Phó Chánh Thanh tra NHNN Nguyễn Văn Hưng cũng nộp trả 390.000 USD nhận
hối lộ.
Cựu Điều tra viên Hoàng Văn Hưng bị cáo buộc lừa chiếm đoạt 800.000 USD,
thách Tòa [án] và Viện [kiểm sát] chứng minh trong cặp da có 800.000 đô la, chứ
không có bốn chai rượu vang, chỉ là một “case study về trọng chứng hay trọng
cung?”, nhưng khi bị đề nghị mức chung thân, là “dân trong nghề”, Hoàng Văn
Hưng đã nộp 18,8 tỷ đồng tiền tươi, thóc thật.
Phạm Trung Kiên (cựu thư ký thứ trưởng Y tế) bị cáo buộc nhận hối lộ 42,6
tỷ đồng, đã nộp lại 42 tỷ đồng tiền tươi. Chỉ có quái nữ cục trưởng lãnh sự
Nguyễn Thị Hương Lan nhận hối lộ 25 tỷ đồng mà không nhớ xài chuyện gì, phải mượn
bạn bè hơn một tỷ để khắc phục.
Bộ trưởng bộ đồ tể Nguyễn “rồng xanh” nhận hối lộ 2,25 triệu USD, báo
đăng mơ hồ “giờ nộp khắc phục gần đủ”. Nhưng suy cho cùng quan chức tham nhũng
mà đem hết đô la, vàng nhận hối lộ đổi ra tiền mặt để gửi tiết kiệm thì sẽ bị
CQĐT phong tỏa tài khoản, không thể chuyển khoản vào “tài khoản tạm giữ” của
CQĐT để khắc phục hậu quả như Nguyễn Cao Trí được!
Tuy NHNN không kiểm soát được dòng tiền của quan chức tham ô, song cũng
có cái hay của nó, nên kiểm soát dòng tiền của nhà nghèo mua BĐS chắc ăn hơn!
.
No comments:
Post a Comment