Con voi trong phòng của Huy Đức
Thứ
Sáu, 12/01/2024 - 06:25 — nguyenanhtuan
https://www.rfavietnam.com/node/7903
Gần
đây, nhà báo Huy Đức có bài viết “VINASHIN & SỰ PHẢN BỘI CÔNG CUỘC CẢI CÁCH
THEO HƯỚNG THỊ TRƯỜNG” cho rằng cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phải chịu trách
nhiệm cho những thất bại trong cải cách kinh tế theo hướng thị trường ở Việt
Nam và bởi vậy “việc thành lập Ủy ban Điều tra Độc lập để hạch tội
Nguyễn Tấn Dũng và những người liên quan vẫn còn rất cần thiết.”
Bên
cạnh những nhận xét khó kiểm chứng của các cựu lãnh đạo được dẫn trong bài, bài
viết đưa ra ba điểm sau làm căn cứ cho cáo buộc đối với ông Dũng:
(1)
Ông Dũng chủ trương phát triển các tập đoàn nhà nước đa ngành. (“Vấn đề của
Nguyễn Tấn Dũng là đã chủ trương để Vinashin cũng như để 19 tập đoàn, tổng công
ty lúc ấy kinh doanh đa ngành”)
(2)
Ông Dũng “đầu tư ồ ạt. Tiền đổ ra từ ngân sách, từ ngân hàng. Thậm
chí, để có vốn lớn, dự trữ quốc gia, dự trữ ngoại tệ cũng được
đưa ra.”
(3)
Ông Dũng để mặc các bộ ngành cài cắm điều kiện kinh doanh, giấy phép. (“Chính
phủ Nguyễn Tấn Dũng, một mặt ồ ạt nâng các doanh nghiệp nhà nước lên tập đoàn,
một mặt để các bộ ngành mặc sức cài cắm điều kiện kinh doanh, giấy phép”)
Xin
bàn về từng điểm một.
Đầu
tiên, chủ trương phát triển tập đoàn nhà nước đa ngành không phải là của cá
nhân ông Dũng mà được ghi rõ trong Nghị quyết Đại hội X (2006) của Đảng, thuộc
Báo cáo Kế hoạch Phát triển KT-XH 5 năm 2006-2010 [1]. Đặc biệt hơn, không ai
khác mà chính là Thủ tướng Phan Văn Khải, người được nhà báo Huy Đức mô tả như
một nhà kỹ trị, là Trưởng Tiểu ban Kinh tế - Xã hội, chịu trách nhiệm soạn thảo
kế hoạch này [2].
Trong
thể chế chính trị Việt Nam, nghị quyết mỗi kỳ Đại hội Đảng đóng vai trò chỉ đạo
hoạt động của mọi các cơ quan trong hệ thống, bao gồm cả Chính phủ. Nếu ông
Dũng, ở cương vị Thủ tướng khi đó, và chính phủ của ông, không ban hành các
chính sách và quy định phát triển tập đoàn nhà nước đa ngành, ông sẽ bị cho là
làm trái nghị quyết Đảng.
Câu
hỏi đặt ra là nếu chủ trương phát triển tập đoàn nhà nước đa ngành là chống lại
cải cách kinh tế theo hướng thị trường, như nhà báo Huy Đức lập luận, thì vì
sao một người mà Huy Đức tin là ủng hộ thị trường như ông Khải lại chấp nhận
đưa vào báo cáo trình Đại hội như vậy?
Ở
điểm thứ hai, việc tăng đầu tư không rõ có gì ảnh hưởng đến cải cách theo hướng
thị trường. Tăng trưởng của các nước công nghiệp mới Á Châu (NICs) trước đây
cũng phụ thuộc chính vào tăng đầu tư. Đơn cử như Hàn Quốc, trong giai đoạn Thần
kỳ Kinh tế (1962-1980), đã tăng tỷ lệ đầu tư trên GDP khoảng 3 lần, từ 12% lên
35% [3]. Như vậy, tăng đầu tư không phải vấn đề, mà sử dụng các khoản đầu tư đó
như thế nào mới là vấn đề. Thay vì được trao cho khu vực tư nhân năng động hiệu
quả, những khoản vốn liếng quý giá của đất nước đã rơi vào tay các tập đoàn nhà
nước yếu kém, chỉ để thấy tiền của tan theo mây nước, còn cán bộ thì ra trước
vành móng ngựa. Nhưng một lần nữa, chủ trương phát triển tập đoàn nhà nước đa
ngành là của Đảng mà ông Dũng chỉ là người thừa hành. Nếu ông Dũng phải chịu
trách nhiệm của người thừa hành thì ai phải chịu trách nhiệm cho chủ trương sai
lầm đó khi mà chính Đại hội Đảng đã thông qua?
Điểm
cuối cùng - các bộ ngành cài cắm giấy phép gây khó cho doanh nghiệp - có vẻ
liên quan nhất đến cải cách theo hướng thị trường. Ông Dũng đúng là có trách
nhiệm khi không ngăn chặn được tình trạng này. Tuy nhiên, khác với các nền hành
pháp hiện đại nơi mà người đứng đầu chính phủ có quyền lựa chọn ê-kíp làm việc
cùng mình, nguyên tắc Đảng lãnh đạo toàn diện không cho phép điều đó xảy ra ở
Việt Nam. Cụ thể, ở nước ta Thủ tướng chẳng thể thay thế thứ trưởng vốn thuộc
diện Ban Bí thư quản lý, chứ đừng nói đến việc đụng vào bộ trưởng vốn thuộc
diện Bộ Chính trị quản lý [4]. Nếu ông Dũng lỗi một khi không ngăn được tình
trạng giấy phép con, thì cái cơ chế quái gở này lỗi đến mười. Chính Huy Đức
cũng thừa nhận trong bài viết rằng tình trạng giấy phép con đã nêu từ 2014
nhưng tới nay, tức là 10 năm sau, vẫn chưa được ngăn chặn hữu hiệu, dù đã qua
hai đời thủ tướng khác. Vậy là do cá nhân người thủ tướng hay do cái cơ chế
quái gở vừa nêu?
Cơ
chế quái gở này cũng bị chính Thủ tướng Phan Văn Khải nhấn mạnh trong bài phát
biểu cuối cùng trước Quốc Hội: “Người đứng đầu cơ quan hành chính không đủ
quyền hạn cần thiết trong việc bố trí nhân sự dưới quyền, kể cả việc sắp xếp,
thay thế, thi hành kỷ luật.” [5]
Không
thể phủ nhận ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có những thiếu sót trong hai
nhiệm kỳ điều hành Chính phủ của ông, nhưng việc coi ông như một cái sọt rác
của lịch sử để đổ trách nhiệm cho mọi vấn đề kinh tế xã hội ở Việt Nam hiện nay
chẳng những không thỏa đáng mà còn tai hại vì che lấp đi những nguyên do thực
sự.
Đoạn
cuối bài viết của Huy Đức đã chạm đến nguyên do này, khi kết luận rằng chính
“quốc doanh là chủ đạo” mới là cản trở lớn nhất của kinh tế thị trường, song
lại khiến cho toàn bộ phần hạch tội Thủ tướng Dũng ở trên trở nên…trớt quớt,
bởi lẽ ông Dũng không đề ra chủ trương này đã đành, mà cũng không có dấu hiệu
nào cho thấy ông tha thiết với một định hướng đậm ý thức hệ như vậy.
Tới
đây, con voi trong phòng mới dần hiện ra. Không ai khác chính Tổng Bí thư NP
Trọng mới là người cổ vũ nhiệt thành cho “quốc doanh là chủ đạo” với những lý
do ý thức hệ không cần giấu diếm. Cũng như ở Trung Quốc, những người bảo thủ
chính trị ở Việt Nam luôn tin rằng Đảng cần kinh tế nhà nước làm chủ đạo để có
trong tay một công cụ vật chất đủ mạnh hòng giữ quyền lực thống trị.
Tham
gia và chủ trì Tiểu ban Văn kiện ba kỳ Đại hội gần đây XI, XII, XIII, ông Trọng
luôn khẳng định kinh tế nhà nước là chủ đạo. Có người nói văn kiện phải viết
theo Cương lĩnh nên không khác được. Nhưng với quyền lực khuynh loát của mình,
nếu thực sự không tin vào “quốc doanh là chủ đạo”, việc chỉ đạo chỉnh sửa Cương
lĩnh có khó gì, khi mà ông Trọng đã từng sẵn sàng bước qua cả Điều lệ Đảng để
tiếp tục nhiệm kỳ thứ 3 của mình.
Cũng
dưới thời ông Trọng, bất kỳ tiếng nói nào trong Đảng xét lại chế độ sở hữu toàn
dân về đất đai - đứa em song sinh với “quốc doanh là chủ đạo” trong nền kinh tế
thị trường định hướng XHCN - sẽ bị coi là “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” và bị
nghiêm trị. [6]
Hay
cách đây chỉ mới 3 tháng, trong Hội nghị Trung ương 8, phát biểu thù địch với
khu vực tư nhân của ông Trọng còn nóng hổi: “…Khuyến khích phát triển cá nhân
là đúng rồi, không cẩn thận lại thành TƯ NHÂN, rồi lúc nào đó thành TƯ BẢN CHỦ
NGHĨA cho mà xem, trên thế giới đã có những nước như thế rồi.” [7]
Thái
độ thù địch với khu vực tư nhân của người đứng đầu hệ thống quyền lực đang phủ bóng
lên bức tranh kinh tế - xã hội Việt Nam như thế nào thì mỗi người có thể tự cảm
nhận. Song không nên quá ngạc nhiên khi mà Trung Quốc dưới thời Tập Cận Bình
cũng đang an ninh hóa cao độ nền kinh tế và xã hội của họ, đặt trọng tâm vào
việc đề cao khu vực nhà nước và bóp nghẹt khu vực tư nhân [8], với kết quả là
đã đảo ngược lại nhiều cải cách theo hướng thị trường mà nhiều thế hệ lãnh đạo
trước đây từng thực hiện.
Tóm
lại, chính sự bảo thủ ý thức hệ của người nắm quyền lực cao nhất ở Việt Nam là
Tổng Bí thư NP Trọng mới là cản trở lớn nhất đối với mọi cải cách ở Việt Nam,
dù là kinh tế hay chính trị.
—
Bài
viết của tác giả Huy Đức:
https://www.facebook.com/Osinhuyduc/posts/6821908711177585
[2] https://tulieuvankien.dangcongsan.vn/Uploads/2019/3/5/15/VK%20Dang%20TT%20-%20Tap%2063.pdf [trang
427 - Thông báo 146 -TB/TW năm 2004]
[3] https://apps.dtic.mil/sti/tr/pdf/ADA306823.pdf
[4]
Quyết định 67 QD/TW năm 2007: https://tulieuvankien.dangcongsan.vn/van-kien-tu-lieu-ve-dang/book/sach-chinh-tri/ve-can-bo-va-cong-tac-can-bo-trong-thoi-ky-doi-moi-trich-van-kien-dang-378
[5] https://vnexpress.net/thu-tuong-phan-van-khai-xin-nhan-loi-truoc-dong-bao-2816738.html
[6] https://thuvienphapluat.vn/chinh-sach-phap-luat-moi/vn/thoi-su-phap-luat...
[7]
Truyền Hình Quốc Hội Việt Nam. (2023, October 9). Tổng Bí thư: Chủ
nghĩa xã hội là phải chăm lo tốt nhất vấn đề chính sách xã hội cho người dân [Video].
YouTube. https://www.youtube.com/watch?v=Wlnm1Yn9PT0
[8] https://assets.bbhub.io/media/sites/25/2021/09/Xi-Jinpings-Pivot-to-the-...
No comments:
Post a Comment