Nhờ ông thầy
giáo Nguyễn Minh Trung lên báo Thanh Niên trả lời đáp lại vụ em Lý Khánh Mai
Chi, nên tôi để ý có đoạn viết như vầy:
“Ý tưởng
là của tôi. Câu chuyện về đường Tôn Đức Thắng là của tôi chứ không phải của mẹ
Chi. Tôi gợi ý ngay từ đầu về câu chuyện chặt phá cây xanh và xây cây cầu vượt
của con đường này.
Sau đó,
vì muốn tăng xác suất có bài vào chung kết nên tôi là người chủ động đưa ra đề
xuất cần cho Chi làm thêm lĩnh vực viết sáng tạo với chủ đề về cây xanh ở
TP.HCM. Đây là chủ đề đang nằm trong chương trình giáo dục địa phương của lớp
10 ở TP.HCM, là chủ đề số 7 về ô nhiễm môi trường. Một trong những nguyên nhân
đó là ở TP.HCM mất đi những mảng xanh. Chính tôi là người hướng dẫn cho Chi,
đưa dàn bài gồm mở bài, thân bài, kết bài cho Chi viết“.
Và đoạn
này:
“Nếu đậu
2 cái, thì ban tổ chức cho phép thay thế một bài khác nằm trong lĩnh vực đó. Cụ
thể, anh trai của Chi đã từng thi Genius Olympiad 2021 và thi từ vòng chung kết,
cũng từ suất thi của một thí sinh khác (vì thí sinh này bận du học – PV). Mẹ
Chi biết và nắm rõ chuyện này“.
Hai đoạn
văn này cho thấy cái cuộc thi này được một vài công ty/trường có người tìm hiểu
rõ cách tổ chức, giải mã cách chấm giải, và bơm học sinh đi thi. Nếu học sinh
vào finalist thì coi như trường có tiếng đưa học sinh đi Mỹ đạt giải quốc tế.
Thầy giáo này đã cho thấy đây chỉ là dịch vụ kinh doanh của thầy, trường, gia
đình để bơm hồ sơ đẹp cho các em. Cả trường, thầy và gia đình đều có thể tráo
tên thí sinh (như anh trai của em Chi) nếu cần, hoặc tráo bài (như bài của em
Chi bị, nếu thầy muốn). Chả có uy tín mẹ gì ở đây cả. Cả cái ban tổ chức, ủa rồi
muốn bài nào vô chung kết xong đổi lại cũng được hả các mẹ?
**
Về nội dung bài thi:
Bài viết của
cả hai bạn tố nhau đạo văn đều tên “Sài Gòn – 300 năm mất mát trong tôi”. Đề
bài ông thầy nghĩ ra. Vậy có nghĩa là sau khi nhận được thông báo thi 1 chương
trình ở RIT, các bạn thầy này đã ngồi nghiên cứu xem trong năm hay mùa đó đề
tài gì đang được yêu cầu. Đề bài năm nay của cuộc thi là:
“GENIUS
Creative Writing uses writing to raise awareness about global environmental
problems and calls the public to action on solutions.
Each
GENIUS Creative Writing project can be prepared and presented by only one
student .”
Tui không
rảnh dịch đề, nhưng ai đọc tới khúc này thì biết “bài viết phải do chính thí
sinh chuẩn bị và trình bày. (Đọc toàn đề tại đây)
Trong nội
dung đề thi cũng ghi rõ phần mở rộng là các em có thể viết truyện ngắn, viết
bài luận hoặc làm thơ. Bài luận chỉ 2000 chữ là đủ.
Vậy là thầy
lên luôn dàn bài cho cả bọn. Các em chỉ cần giàu. Mọi thứ đã có thầy lo. Cả hai
bạn ai copy hay không thì tui không biết nhưng tui biết cả hai em này đều được
thầy luyện gà để làm bài thi, không trung thực trong phần nội quy cuộc thi này.
Ngoài ra,
nên tôi quyết định vô cái web của RIT xem thử danh sách finalist năm nay. Danh
sách finalist năm nay ở hạng mục Việt Nam, có các đề tài ở mảng viết văn như
sau:
“Khi tái
chế sai lầm”, “Giữ nguồn sống tồn tại”, “Bạn đã bao giờ nghĩ về môi trường
chưa”?, “Sài Gòn – 300 năm mất mát trong tôi” (Danh sách đó đây, ai rảnh vô đọc).
Nghe giống
tập làm văn chưa? Dạng bài viết này chắc các thầy nhắm mắt phù phép 20 phút ra
1 bài cho cả đám ngồi luyện, xong gọi là bài essay quá. Chắc đây là bài thầy dựng
dàn bài dùm cả team luôn.
Giờ đọc thử
qua nhóm học sinh Ukraine cùng vô danh sách chung kết, có các bài mảng viết văn
như sau: “Bình minh”, “Diệt Chủng Môi Trường”, “Vì sao Sông Dnipro dần chết?”,
“Ta vẫn còn cơ hội”, “Lo lắng- Tuyệt Vọng – Tin Tưởng”, “Đừng Đốt Cỏ Khô”, “Hồ
bí ẩn sập bẫy loài người”, “Hồi Kết của Utopia”, “Biển Khơi Và Nàng”… rồi xong.
Bạn có thấy số lượng cách biểu đạt và câu chuyện của tiêu đề bài từ thị trường
Ukraine này có vẻ “người” hơn những dạng bài dạy đời tập làm văn bên trên chưa?
Nghĩa là
nhờ cú đạo văn này ta được biết các em vinh quang đi thi ở New York thực ra qua
dịch vụ luyện gà của trường và không trung thực với tiêu chí cuộc thi là bài
thi tự làm.
Nếu đọc hết
danh sách vô chung kết, bạn có thể quan sát dạng bài tập làm văn chung chung
này phổ biến ở những quốc gia như Indonesia, Uganda, Angola,
Dạng bài
thi được viết đa dạng hơn có lẽ đến từ một số quốc gia chắc luyện gà chuyên
nghiệp hơn hoặc không có ai chăn gà như Hàn Quốc, North Macedonia, Mỹ… Riêng
Hàn Quốc thì tui sure là có chăn gà, vì tui có một con bạn người Hàn Quốc làm
giáo viên dạy tiếng Anh năm nào cũng được bố mẹ học trò mua vé cho tới Mỹ đi
kèm con họ đi thi dạng cuộc thi như vầy. Nó bảo là làm gia sư dạy viết essay
cho dạng independent academic ở trung học ở Hàn Quốc rất sướng vì nó chỉ làm
vài tháng rồi đi lướt sóng cả năm.
**
Ngoài ra, sự cao quý của cuộc thi này ra sao?
Cuộc thi
này nói mỗi thí sinh dưới 17 tuổi phải có một người đi kèm (là thầy giáo, hay
người thân trong gia đình). Một người đi kèm (chaperone) có thể đăng ký cho 6 đứa
đi thi. Cái tên người đi kèm này không biết có hàm ý người viết dàn bài tập làm
văn dùm không thì tui không rõ.
Mỗi thí sinh
nộp bài thi phải trả phí 50 USD.
Sau khi có
danh sách vào chung kết, các em đóng tiếp 425 USD để xác nhận phí tham dự. Nhờ
cái phí này, đóng tiền xong, chương trình sẽ viết thư mời visa cho em. Sau đó
nhà các em tự trả tiền theo các gói đi DC hay New York, đi với ai, nói chung nhờ em vào
chung kết nhà em được phép đóng tiền đi du lịch Mỹ có thư mời visa.
Chương
trình lo ăn cho các em, vì các em đã đóng phí. Mỗi người thân đi cùng đóng
850USD.
Ta thử đặt
giả định em học sinh đi thi có một người thân đi kèm. Vậy là số tiền em phải
đóng là 50+425+850= 1.325. Với 750 thí sinh đổ về tham dự, cuộc thi thu về tối
thiểu là 1.325*750 = 993.750 USD. Gần 1 triệu đô. Tất nhiên đây là chi phí tối
thiểu. Chưa cần cử động gì cả. Chưa tính khách sạn và ăn ở và tour du lịch.
Tiền vé
máy bay và khách sạn của 2 người, một mẹ một con đi thi tự lo, ta cho giá mềm
bay mùa thấp điểm SGN – JFK là khoảng 1.300 USD/vé khứ hồi, là 2.600 USD cho 2
người. Cộng lại là 3.925 USD.
Vậy bạn học
sinh được gì nếu đi thi?
Nếu bạn là
sinh viên quốc tế, đạt huy chương vàng cuộc thi này giúp bạn kiếm được 25 ngàn
đô học bổng nếu bạn vào học ở RIT (chi phí trung bình học đại học ở RIT là
$56.136, nếu tính luôn tiền nhà và chi phí sách vở vào khoảng $75.390. Học bổng
cho huy chương vàng là 1/3 số tiền học.
Tuy nhiên,
trong số 750 em đó, chỉ có vài giải vàng bạc đồng, còn lại vào chung kết thì mỗi
em chỉ được $10.000 học bổng, tương đương giảm giá 13% nếu em chọn học RIT. Một
khuyến mãi bình thường mà ta thấy ở các chương trình du học Úc, Anh, Mỹ… mà ta
hay săn trên mạng mỗi mùa du học đến.
Tuy nhiên,
giải này còn có một ích lợi mà tiền không mang lại được (nhưng nếu có nhiều tiền
thì được).
Trang
Lumiere Education cho biết tỷ lệ đậu của cuộc thi này là 50%. Năm 2023 có 1300
thí sinh nộp bài thi, thì 750 được vào chung kết. Lý do mọi người nồng nhiệt bỏ
tiền cho con đi luyện là vì nếu con bạn đoạt giải cao thì có khả năng cao vào
các trường top hơn, vì cái các bạn này đang làm xếp vào hạng “nghiên cứu học
thuật độc lập”, nghĩa là tự làm, ngoài trường, chứng tỏ khả năng học tập, xây dựng
kỹ năng mới. 1/3 số học sinh được nhận vào UPenn đến 2026 đều có làm cái này.
Vậy kết luận
là gì: Đây là cuộc thi được vẽ ra bởi một tổ chức giáo dục, nhằm tăng tỷ lệ
sinh viên quốc tế được marketing tới và vô RIT. Ngoài ra, nó còn là nguồn tiền
khá lớn thu nhập cho thiên hạ ở Mỹ có tiền tổ chức cho bà con toàn cầu làm bài
essay hai ngàn chữ bắt chuyến bay 4000 đô qua trình bày.
**
Vậy nó có đáng để hàng chục ngàn người bỏ công đi vô comment bênh vực, căm tức,
phẫn nộ cho sự liêm chính của nền giáo dục không?
Tất cả các
bên tham gia cuộc thi, hai em thí sinh, cha mẹ các em, thầy giáo, nhà trường đều
ngầm ý sử dụng cuộc thi làm bệ phóng học tập giả hiệu cho các em. Các thí sinh
đều không tuân thủ yêu cầu cuộc thi : bài tự chuẩn bị và tự trình bày. – Dù đạo
hay ko đạo thì tất cả thí sinh thi môn viết văn trong cuộc thi này đều đang làm
tập làm văn theo dàn bài thầy cho, và dù có biết đọc tiếng Anh cũng éo cần biết
đến liêm sỉ liêm chính gì vẫn đi luyện, thì chúng ta nên nhìn họ thế nào?
Tôi biết
các vấn đề giáo dục ở Việt Nam cực kỳ nhức nhối và được quan tâm. Nhưng sự quan
tâm của chúng ta dành cho 2 em học sinh nhà giàu, bỏ nhiều tiền để ăn gian
trong một cuộc thi trong hệ thống mà họ thông đồng với thầy giáo và sẵn sàng nộp
tiền để thăng hạng, thì đây có phải là vấn đề giáo dục mà bạn, gia đình bạn, những
gia đình đang vật lộn ngoài cổng trường công để có một suất vào học cho con phải
quan tâm khôn xiết không?
Tôi đồng ý
bạn có thể phẫn nộ chuyện đạo văn. Nhưng tại sao bạn không phẫn nộ khi con bạn
bị bắt viết một bài tập làm văn nhà em có một bà ngoại bà ngoại rất già rồi, để
đứa trẻ có thể học cách viết và suy nghĩ độc lập hơn khi lớn lên.
Trong khi
đó, với một đứa trẻ, viết bài luận, viết văn là kỹ năng cần thiết không phải chỉ
để viết một bài văn, hay làm bài thi viết văn cho cuộc thi Genius Olympiad mà
còn để trở thành một người làm việc có thể viết bài luận, viết sản phẩm trình bày
cho công ty.
Còn nếu bạn
tưởng nhờ xé tung cái drama này lên, nền giáo dục của chúng ta sẽ tốt lên, thì
không bạn ạ. Cái cuộc thi này tổ chức ở Mỹ, chả ai quan tâm tới những đứa trẻ
VN đủ giàu để tham gia luyện gà làm đẹp hồ sơ vào Ivy League, bạn chỉ cần đóng
tiền thi lại năm sau thôi.
Yên tâm,
có tiền đều giải quyết được cả.
Vậy bạn có
nghĩ cơn phẫn nộ liêm chính của cộng đồng chúng ta có ảnh hưởng tới lông chân của
họ không?
Khải
Đơn
https://www.facebook.com/photo/?fbid=10226473701922665&set=a.1106315371928
GENIUS Olympiad
2023 GENIUS FINALISTS
No comments:
Post a Comment