Trong cuộc đời hành nghề y của mình, điều mà tôi cảm thấy may mắn nhất,
là được tiếp xúc với rất nhiều tầng lớp người trong xã hội.
Nhờ nghề nghiệp của mình, tôi đã từng tiếp xúc từ người Âu Mỹ da trắng
hay da đen, đến những tộc người thiểu số rất hiếm ở Việt Nam, từ cán bộ lãnh đạo
cao cấp, đến cán bộ cấp thấp nhất, từ học sinh mẫu giáo, tiểu học, đến sinh
viên đại học, các giáo sư, từ đại gia tỉ đô đến người nghèo không có tiền cho một
bữa ăn, từ bác sĩ, luật sư, hoa hậu, người mẫu, đến cô gái điếm đứng đường… đủ
cả.
Tôi có nhiều bệnh nhân là ngư dân. Còn nhớ cái xã Phước Tỉnh ở Bà Rịa. Phải
có tới vài trăm người của xã này là bệnh nhân của tôi trong khoảng hơn 10 năm
qua, có gia đình cả ba đời đều được tôi mổ. Hồi nãy, tình cờ bà xã xem Youtube,
nghe ké mới biết, đã có lúc Phước Tỉnh được coi là xã giàu nhất Việt Nam. Nhưng
người dân ở đó thì ăn mặc và phong thái của họ hoàn toàn không sang chảnh, thậm
chí còn có vẻ rất lam lũ. Nếu tính riêng ngư dân, thì bệnh nhân của tôi trải
dài suốt từ Quảng Ngãi trở vô đến Cà Mau và vòng luôn qua Hà tiên, Phú Quốc, Thổ
Chu... Hầu hết đều lam lũ, chân chất.
Những lúc không bị áp lực thời gian, tôi ngồi nói chuyện với họ, mới biết
cái nghề đi biển nhiều lúc có tiền khá lắm, nhưng nhiều lúc thì nghiệt ngã đến
cùng cực. Không chỉ bọn Trung quốc quấy nhiễu, mà còn phải đề phòng ngay cả
“phe ta”. Còn Indo và Mã lai thì có thể họ bắn luôn. Hồi đó, có một bệnh nhân đến
ngày mổ không vô, chỉ nhắn là nhà có tang, xin lùi ngày. Đến khi bệnh nhân vô mới
biết, con bà bị cảnh sát biển Indo bắn chết do xâm phạm lãnh hải, phải đóng phạt
mới cho mang xác về.
Khi tôi hỏi, thì nhiều người cho biết, việc xâm phạm lãnh hải là có thật
và thường xuyên, vì những vùng biển đó có nhiều cá. Và không chỉ Indo, Mã Lai,
mà ngay cả Úc, thỉnh thoảng ngư dân Việt Nam cũng có xâm phạm. Tuy nhiên, rất
nhiều trường hợp, đó là vùng chồng lấn, tranh chấp (chúng ta không chỉ tranh chấp
với Trung quốc, mà còn tranh chấp với nhiều nước trong khu vực ở một số vùng biển).
Cảnh sát biển của các nước khá mạnh tay, trong khi chỉ thỉnh thoảng mới có trợ
giúp của ta ở những khu vực này.
Cũng có lần, có bệnh nhân xin hoãn mổ, vì chưa chuẩn bị được tiền. Hỏi ra
thì là do con của họ bị bắt, bị xử tù. Sau khi mãn hạn tù còn phải nộp phạt mới
được ra. Và khi ra được tù thì muốn về nước lại phải nộp tiền cho “phe ta” mới
được về. Có người còn nói “Để bị bắt rồi thì cay đắng lắm bác sĩ ơi. Ai cũng
đòi tiền. Không đưa tiền ra thì chỉ có chết”.
Hôm nay, đọc những thông tin ông đại sứ Việt nam tại Malaysia khai tại
tòa, tôi nghĩ, việc thu thêm tiền của ngư dân, người lao động chui, các cô gái
điếm… Việt nam mãn hạn tù trở về nước, thực ra là việc thường ngày của họ. Chẳng
qua vô tình mà nó trùng hợp vào thời điểm giải cứu do dịch mà thôi. Tội nghiệp
ông Đại sứ quá.
Hình
: https://www.facebook.com/photo/?fbid=2677289379094838&set=a.227130467444087
.
Coi ông ta nịnh thí gớm:
https://vietnamnet.vn/an-tuong-ve-su-dung-di-trong-thong...
VIETNAMNET.VN
Ấn tượng về sự dung dị trong thông điệp 'ngoại giao cây tre' của Tổng Bí
thư
Ấn tượng về sự dung dị trong thông điệp 'ngoại giao cây tre' của
Tổng Bí thư
Tổng
Bí thư: Đối ngoại Việt Nam 'gốc thì vững chắc, cành thì uyển chuyển'
Phát biểu tại hội nghị Đối ngoại toàn quốc sáng 14/12, Tổng Bí thư Nguyễn
Phú Trọng đánh giá đây là một hội nghị "mang tính lịch sử".
Xem
toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư tại đây
No comments:
Post a Comment