Du Uyên - Saigon Nhỏ
1 tháng 7, 2023
https://saigonnhonews.com/van-hoa-van-nghe/sai-gon-muon-neo/sai-gon-tien/
Tai
tôi điếc nhạc nên không biết “Tiến về Sài Gòn” của nhạc sĩ Lưu Hữu Phước có
thật sự là một nhạc phẩm hay không nhưng bản thân tôi không thích bài
hát này, vì tôi yêu Sài Gòn khi nó còn tên là Sài Gòn và tôi cũng
không nhiều thiện cảm với số đông người đã “Tiến về Sài Gòn” vào thời điểm
1975 và sau 1975. Dĩ nhiên cũng có rất nhiều người thật sự tốt đã
“Tiến về Sài Gòn” nhưng theo cảm nhận cá nhân tôi thì “Thạch Sanh thì
ít, Lý Thông quá trời” – người tốt chiếm tỷ lệ rất ít trong số đông
nhập cư vào vùng đất này, một thời mệnh danh “Hòn ngọc Viễn Đông”…
Một góc
Sài Gòn (ảnh: markus-winkler-unsplash)
Qua 48 năm
“bên thắng cuộc” “Tiến về Sài Gòn”, dòng người “Sài Gòn tiến” không
dừng lại. Điều này tạo nên một bức tranh hài hước: Khi người Nam ra
Bắc thì toàn nghe tiếng miền Bắc, khi người Nam về Nam thì cũng… nghe
tiếng người “Bắc 1975”. Ngoài ra, việc người ta thích Nam tiến, cụ
thể hơn là Sài Gòn tiến, đã làm nước chảy chỗ trũng – đây là lý do
mà nhiều người trách chánh quyền đương thời “đào Nam lấp Bắc”, khi
người ta đi ra miền Bắc và có cảm nhận thực tế là ngoài miền Bắc
có rất nhiều xa lộ rộng lớn nhưng không có người đi, không có xe chạy.
Trong khi Sài Gòn, miền Tây Nam Bộ huyết mạch kinh tế lại kẹt xe muôn lối,
tại đường xá không mở mang nhiều. Tôi không biết đường ngoài Bắc vắng do
người Bắc tràn vào Nam, hay đường trong Nam đông là do chưa được xây
dựng nhiều?
https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2023/07/nhung-young-kdZzvjpL6uo-unsplash-2048x1297.jpg
Sài Gòn
hàng rong (ảnh: nhung-young-unsplash)
uy nhiên,
tôi biết trong thời đại của tôi, một cô gái Sài Gòn nào đó mà lấy chồng
Bắc, rồi ra Bắc làm dâu, chắc chắn là một sự kiện “trọng đại”, vì điều đó
nó lạ trong tiềm thức mỗi người. Trước giờ, nhứt là từ sau 1975, người ta
Nam tiến chứ có bao giờ Bắc tiến đâu. Chưa kể, Sài Gòn là một cái tên rất
là… “thần tài”. Bằng chứng là:
Thứ
nhất, tôi đi bất cứ tỉnh thành nào cũng thấy những tiệm ăn đặt tên gắn với
địa danh Sài Gòn, ví dụ như “cơm tấm chuẩn vị Sài Gòn” ở Hà Nội, “bánh
mì Sài Gòn” ở Đà Nẵng, “cà phê Sài Gòn” ở Vũng Tàu, “khách sạn Sài
Gòn” ở Đà Lạt… dầu người bán là người địa phương chứ không phải dân
Sài Gòn.
Thứ nhì,
giới nghệ sĩ đa phần phải “Sài Gòn tiến” mới tìm ra danh vọng và những thứ
khác (sau đó họ mới có thể “Tây tiến”, “Mỹ tiến”). Hiếm ai có tài năng
muốn thành danh lại dám vỗ ngực nói “không thèm Sài Gòn tiến”. Miền
đất này là nơi chắp cánh tài năng, danh vọng của con người.
Thứ ba,
bất cứ ai viết về Sài Gòn đều sẽ rất dễ được đón nhận. Có điều
đặc biệt là đa số những tác giả ra sách về Sài Gòn đều là người
nhập cư, hiếm có ai ở Sài Gòn “thâm căn cố đế” và nói giọng Sài
Gòn.
Thứ tư,
không cần tra Google cũng biết dầu Sài Gòn luôn có nhiều điều phức tạp,
nhưng cũng là mảnh đất lành khiến chim muốn đậu. Mỗi năm có không
biết bao nhiêu người liều mạng để mua được đất Sài Gòn, để có hộ khẩu Sài
Gòn, để mở tiệm hoặc chi nhánh công ty tại Sài Gòn…
Hồi dịch
Covid, nhìn từng dòng người rời Sài Gòn mới biết mảnh đất này đã
còng lưng gồng gánh thế nào. Mỗi ngày, có không biết bao nhiêu cuộc
tranh luận trên mạng về việc thế nào là người Sài Gòn? Tại sao phải phân
biệt người Sài Gòn cũ hay người Sài Gòn mới? Tại sao phải phân biệt
người đó là người Sài Gòn chánh gốc hay là người Sài Gòn nhập cư?
Tất cả chỉ cho thấy: Hai chữ Sài Gòn có giá trị cao, về mặt tinh thần, ý nghĩa
văn hóa đến cả khái niệm vật chất.
Thứ năm,
vùng đất này yêu chánh nghĩa nhưng không thích bạo lực, bởi vậy mà
lâu lâu du nhập vài quán “bún chửi, cháo mắng” là bị ghét ra mặt
ngay, rồi lâu lâu ra đường mà bị hỏi “biết bố mày là ai không” –
người ta biết chắc đây là “hạng người văn minh” mới “Sài Gòn tiến”, vì
người Sài Gòn nào giờ không thích sự vô lại đó.
https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2023/07/chinh-le-duc-57QkZPo70l4-unsplash-2048x1365.jpg
Sài Gòn
đêm (ảnh: chinh-le-duc-unsplash)
Tôi đọc được
nhiều bài viết của người “Xứ Đàng Ngoài” cho rằng người Sài Gòn hay tự hào ảo,
hay tự tôn vinh quê mình, hay tự “nâng bi” với cái danh Sài Gòn đã rơi vào
dĩ vãng… Nhưng, hãy nhìn xem, sự thật luôn là sự thật. Tôi không biết nếu
“ngày xưa” 1975 đó người ta không “Tiến về Sài Gòn” thì Sài Gòn ngày nay sẽ
như thế nào? Nhưng tôi chắc chắn là từ kinh tế, chính trị tới văn
nghệ, văn hóa… Sài Gòn luôn là thứ gì đó khác biệt. Tôi tin rằng thậm
chí chính trị gia miền Bắc cũng rất muốn chinh phục thị dân Sài Gòn.
Tại sao
người ta tiếp tục “Sài Gòn tiến”? Chỉ cần nhắm mắt là có thể tìm ra
thứ gì đó dễ thương ở Sài Gòn, từ những món đồ, lời nhắc nhở lẫn
ân tình miễn phí mà dân Sài Gòn dễ dàng cho nhau. Sài Gòn gọi nhau bằng
“cưng” mà. Chúng ta cũng dễ dàng tìm thấy tình yêu thương của người
Sài Gòn với súc vật, cây cối dầu chúng không biết nói năng, không
biên bài “nâng bi” Sài Gòn như… tôi được. Hồi dịch, Sài Gòn bị phong
tỏa, một người bạn trên Facebook đã tả lại cảnh mấy người đàn ông
cao niên chăm sóc cây ngoài… đường:
“Người Sài
Gòn vẫn cứ luôn có một cái gì đó rất hào sảng, rất phóng khoáng, thoải mái… Dạo
gần đây vừa có cơn mưa đầu mùa, rất hầm và nóng. Vô tình bắt gặp hình ảnh mấy
chú này câu nước từ trong nhà chỉ để… tưới cây công cộng. Chỗ đó cứ hay bị lật
mấy viên đá lên, bong tróc vì người ta cứ chạy xe lên lề. Mấy chú này ra trồng
cây tại đó luôn, thành một cái vườn tiểu cảnh xanh mát giữa mùa COVID-19 căng
thẳng nóng hừng hực này…”
No comments:
Post a Comment