Nghệ
sĩ lại được kêu gọi đấu tranh: cởi trói hay lấy lòng!
RFA
2023-7-26
Tại lễ kỷ niệm 75 năm Ngày thành lập Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật
Việt Nam sáng 25 tháng 7 năm 2023, ông Nguyễn Phú Trọng phát biểu rằng: “Hơn
lúc nào hết, người nghệ sĩ phải bám sát cuộc sống, dám đi vào những mũi nhọn của
cuộc sống; phản ánh những nhân tố mới, cách làm hay, những vấn đề mới nảy sinh
trong cuộc sống, tham gia tích cực và có trách nhiệm vào các nhiệm vụ của xã hội,
đặc biệt là cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực”.
Ông Nguyễn Phú Trọng tại
Lễ kỷ niệm 75 năm Ngày thành lập Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam
sáng 25 tháng 7 năm 2023 (Báo Thanh Tra)
Theo ông Trọng, người nghệ sĩ phải đấu tranh với mọi biểu hiện sai trái
trong xã hội; phải phản ánh chân thực, sâu sắc, toàn diện hiện thực của đất nước
trong thời kỳ đổi mới; phải có bản lĩnh và phải tỉnh táo.
Một số người cho rằng, đây là một bước mở cho giới văn nghệ sĩ được tự
do trong sáng tác. Một số khác lại cho rằng, đây chỉ là cách nói của một vị
lãnh đạo chứ thực tế thì khác hẳn. Nhạc sĩ Lê Thiệu nêu quan điểm của
ông:
“Từ hồi
nào đến giờ họ vẫn nói một đằng làm một nẻo mà. Ví dụ họ nói dân cùng chống
tham nhũng, tố cáo tham nhũng nhưng khi tố cáo quyết liệt thì lại bị bắt. Đó chỉ
là cách nói để được lòng dân thôi. Không tin được đâu. Thực sự trong giới văn
nghệ sĩ, người nào có tư tưởng tự do thì họ vẫn sáng tác, vẫn viết theo chủ đề
tự do của họ. Còn giới văn nghệ sĩ của nhà nước thì họ an phận, không các quan
chức. Chỉ còn lại số văn nghệ sĩ tự do bên ngoài.
Thật sự
với những người công chính, họ chẳng cần ai nói mà tự bản thân họ cảm thấy điều
gì bức bối, nghịch lý, bất công trong xã hội là họ lên tiếng. Không cần ai đốc
thúc hết. Đó là lương tâm của họ.
Nhiều đời
nguyên thủ quốc gia vẫn khuyến khích thế nhưng rồi họ vẫn kiên định đi theo con
đường của họ. Nếu ai đi ngược đường họ thì họ ngăn chặn. Ngăn chặn rồi mà vẫn dấn
thân thì họ sẽ bắt theo Điều 331. Họ muốn bắt ai thì bắt thôi.
Còn yêu
cầu văn nghệ sĩ phải tỉnh táo. Tỉnh táo ở đây là không được nói bậy - theo cách
diễn giải của nhà nước. Như bên tuyên giáo họ thường nói phải tỉnh táo, không
nghe luận điệu xuyên tạc của thế lực thù địch. Ông Trọng nói theo cách mở,
nhưng mở tới đó thôi không được vượt ngưỡng họ đưa ra. Văn nghệ sĩ họ nói sự thật
thì bị cho là xuyên tạc.”
Nhắc tới nghệ sĩ nhà nước, có dư luận cho rằng họ không cần khán giả
qua trường hợp diễn viên Xuân Bắc - Giám đốc Nhà hát Kịch Việt Nam - khi đăng tải
một câu chuyện có tên "Cái tát của mẹ" trên Facebook cá nhân cuối năm
2022. Theo dư luận hiểu, Xuân Bắc coi công chúng là “đứa bé ăn tát”, là những
người “ăn cháo đá bát”. Nhiều ý kiến bình luận trên mạng xã hội cho rằng, cách
hành xử của Xuân Bắc là sản phẩm của một chế độ dùng văn nghệ để tuyên truyền.
Văn nghệ sĩ là tên gọi chung cho những người hoạt động ở lĩnh vực văn học,
nghệ thuật như kiến trúc sư, diễn viên, nhà văn, họa sĩ, nhạc sĩ, nhiếp ảnh
gia...
Cũng tại buổi lễ hôm 25 tháng 7 vừa qua, ông Trọng cho rằng cuộc sống
có rất nhiều điều để nói, để viết, nhưng quan trọng là nói như thế nào và viết
như thế nào. Ông Trọng đồng thời lưu ý văn nghệ sĩ “đừng để cho sự tầm thường,
dễ dãi ám ảnh”.
Để đội ngũ văn nghệ sĩ có điều kiện sáng tạo, trực
tiếp góp phần xây dựng nền tảng tinh thần của xã hội, sự phát triển toàn diện của
con người trong xã hội, thì họ phải được tự do sáng tác. Nhưng với thể chế hiện
nay, vai trò của văn nghệ sĩ là phải đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của đảng,
chống âm mưu “diễn biến hòa bình”, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trên
lĩnh vực văn học nghệ thuật.
No comments:
Post a Comment