Sáng nay,
13.7, ông Nguyễn Minh Trung, giáo viên trường THPT Gia Định đã lên tiếng
“xin lỗi chân thành” về những lùm xùm đạo văn ở cuộc
thi Genius Olympiad. Có theo dõi diễn tiến sự việc và những ứng xử, phát biểu của
các “người lớn” trong cuộc thì lời xin lỗi của ông thầy giáo, dù chân thành như
ông nói vẫn không khiến dư luận dễ dàng đón nhận và chấp nhận.
Với hành
vi che giấu, không trung thực trong quá trình hướng dẫn, đồng hành với thí
sinh, có biểu hiện chủ ý tráo đổi ngay từ đầu; tiếp tục có sự đôi chối và không
tự giác nhận ra cái sai dù các nhân chứng, vật chứng đã được hé mở. Cộng với
đó, là sự “hợp tác” của phụ huynh học sinh U. khi lên tiếng “khẳng định nội
dung bài viết của con chị và của M.C hoàn toàn khác nhau. Tất cả những tố cáo
trên mạng xã hội đã được gia đình lập vi bằng và gia đình sẵn sàng làm việc với
cơ quan công an để lấy lại danh dự cho con”, (theo báo Vietnamnet).
Và tất
nhiên là của cả hiệu trưởng trường THPT Gia Định, ngày 9.7 đã khẳng định trên
báo Mực Tím: “Là một người làm công tác giáo dục, tôi cũng hết sức thông hiểu
sự bức xúc và phản ứng hiện nay của cộng đồng về tình trạng “ăn cắp” trong
chuyên môn. Tuy nhiên, tôi khẳng định, vụ việc đáng tiếc kia không đúng và có
nguy cơ phương hại đến uy tín, học hiệu của trường chúng tôi…”
Thì lời
xin lỗi, cho đến thời điểm này, khi ban tổ chức cuộc thi Genius Olympiad đã “chính
thức kết luận hai bài viết của M.C và Q.U có tỉ lệ giống nhau 86%. Giải thưởng
của Quốc Uy cũng chính thức bị hủy” là không chỉ mỗi ông Trung mà cả bà hiệu
trưởng và phụ huynh U.
Dù không
trực tiếp liên quan nhưng trước một vụ việc chưa minh định đúng sai, giáo viên của
trường lại đang là “nhân vật chính” thì việc sớm khẳng định “vụ việc đáng tiếc
kia không đúng” của bà hiệu trưởng là khá vội vàng, chủ quan.
Chưa kể, lời
đề nghị “tập thể Hội đồng sư phạm nhà trường mong muốn các cơ quan pháp luật,
cơ quan báo, đài vào cuộc để hỗ trợ và bảo vệ uy tín, thương hiệu, truyền thống
của nhà trường”, hay từ phụ huynh của U.: “Hiện tôi đã lập vi bằng và sẽ
theo sự việc đến cùng để lấy lại danh dự cho gia đình mình” càng khiến cho
cộng đồng dậy sóng.
Giờ hông lẽ
cộng đồng cũng “lập vi bằng” quý vị để “lấy lại danh dự” cho cộng đồng?
Hơn nữa,
qua tất cả mọi chuyện, như ông Nguyễn Minh Trung thừa nhận “hình ảnh người
thầy của tôi trong lòng đồng nghiệp, quý cha mẹ học sinh và nhất là các em học
sinh thân yêu đã không còn nữa… Tôi nghĩ rằng phải trải qua một quá trình lâu
dài, thái độ thành khẩn, nhận và sửa chữa khuyết điểm của tôi, tôi mới có thể
xây dựng lại niềm tin đó và từng bước lấy lại uy tín, hình ảnh để có thể tiếp tục
được đứng trên bục giảng để truyền thụ kiến thức, bài học làm người cho các em“.
Vậy,
nếu đã thấy hình ảnh người thầy không còn thì tốt nhất, ông Trung nên tự mình rời
vị trí bục giảng mà không đợi đến hội đồng kỷ luật xem xét. Với nhận thức, hành
vi thiếu trung thực từ đầu cho đến trước khi nhận lỗi; kể cả lời xin lỗi nhanh
nhảu thì việc cần, nên và phải làm của ông Trung là rời khỏi vị trí người thầy,
không đủ tư cách để đứng trước những đứa-trẻ-trong-sáng.
Lời xin lỗi
về những hành vi mà ông Trung gây nên cần được “đánh đối” – thể hiện cũng bằng
hành vi mà ông tự giác chuộc lỗi chứ không chỉ bấy nhiêu lời “chân thành” được
đăng tải trên mặt báo.
P/s: Mà sao TT lại ép bạn đọc phải kêu ông
Trung bằng “thầy” nhợ? Người Gia Định mà làm “mất mặt” giáo dục TP.HCM quá
nhen.
https://www.facebook.com/photo/?fbid=656149833054121&set=a.117543886914721
Bài trên báo
Tuổi Trẻ
.
No comments:
Post a Comment