Khối NATO và cuộc chiến Ukraine
Đỗ Kim Thêm
11/07/2023
https://baotiengdan.com/2023/07/11/khoi-nato-va-cuoc-chien-ukraine/
Với cuộc tấn công của Nga tại Ukraine, vai trò của Tổ chức Minh ước Bắc Đại
Tây Dương (North Atlantic Treaty Organization, NATO) như là một liên minh phòng
thủ đã được thảo luận sôi nổi. Vấn đề là khối NATO, kể từ khi thành lập cho đến
nay, đã có các chiến lược phát triển nào ở Đông Âu và từ khi cuộc chiến Ukraine
bùng nổ, thay đổi ra sao?
Chống
Liên Xô
Trong bối cảnh Chiến tranh Lạnh khởi đầu, Liên Xô đã công khai cạnh tranh
với Hoa Kỳ và các quốc gia châu Âu để giành quyền lãnh đạo tối thượng về chính
trị và kinh tế. Để tự bảo vệ trước sự bành trướng của Liên Xô, khối NATO được
thành lập vào năm 1949 với mười hai quốc gia. Là một liên minh quốc phòng, mục
đích chính của khối NATO nhằm “đảm bảo tự do và an ninh cho các thành viên bằng
các biện pháp chính trị và quân sự.”
Cộng hòa Liên bang Đức không phải là một trong những quốc gia sáng lập.
Tuy nhiên, về sau, nước Đức bị chia cắt đã nhanh chóng phát triển thành đấu trường
chính của cuộc xung đột Đông-Tây. Do đó, cuối cùng, vào năm 1955, các đồng minh
phương Tây đã cho Đức gia nhập khối NATO, với mục đích là để ràng buộc Đức
trong một liên minh quân sự.
Hiện nay, Liên minh này quy tụ được 31 quốc gia thuộc châu Âu và Bắc Mỹ,
thành viên mới nhất là Phần Lan tham gia từ tháng 4/2023. Kể từ năm 2014, ông
Jens Stoltenberg, người Na Uy, đảm nhiệm chức vụ Tổng Thư ký.
Để phản ứng trước tình thế khi khối NATO khởi đầu hoạt động, Liên Xô cũng
thành lập khối Hiệp ước Warsaw, một Liên minh quân sự gồm có các nước Đông Âu
cũng với mục tiêu tương tự.
Chiến
dịch Đông tiến
Sau khi Liên Xô và Khối Hiệp ước Warsaw sụp đổ năm 1991, tầm quan trọng về
chiến lược phòng thủ chung của liên minh quân sự không còn. Khối NATO đã nhanh
chóng thay đổi các khái niệm cơ bản, từ một hệ thống phòng thủ tập thể chuyển
sang thành một hệ thống an ninh tập thể.
Tình thế đổi thay làm cho các nước Đông và Trung Âu, với những trải nghiệm
như là chư hầu của Liên Xô, mong tìm kiếm sự che chở về an ninh chung cho toàn
khu vực.
Trong chiều hướng này, khối NATO đem lại đúng lúc một viễn cảnh hấp dẫn,
thúc đẩy cho sự phát triển theo hướng của mô hình dân chủ tự do, kinh tế thị
trường và ổn định chính trị. Do đó, hầu hết các quốc gia Trung và Đông Âu đều
mong muốn được gia nhập vào khối NATO.
Không bao lâu sau, Cộng hòa Séc và Hungary gia nhập khối NATO năm 1999;
Bulgaria, Estonia, Latvia, Lithuania, Romania, Slovakia và Slovenia cũng tiếp tục
tham gia năm 2004.
Đe
doạ Nga?
Năm 1990, Cộng hòa Liên bang Đức và Cộng hòa Dân chủ Đức tham gia đàm
phán về vấn đề thống nhất nước Đức trong khuôn khổ Hiệp ước Hai cộng bốn. Bốn
nước Pháp, Liên Xô, Anh và Hoa Kỳ cũng tham gia trong khuôn khổ hợp tác này.
Trong khi đó, các nước phương Tây thành lập một Hội đồng NATO – Nga nhằm
vào việc tạo điều kiện cho một số sĩ quan quân đội Nga có thể tham dự các cuộc
họp của khối NATO. Qua mối quan hệ này, Nga hy vọng sẽ có nhiều hơn các hợp tác
mới.
Vào đầu những năm 1990, Ngoại trưởng Hoa Kỳ James Baker đã nói với người
đồng cấp Nga rằng khối NATO sẽ không mở rộng và việc này chưa bao giờ có một
văn bản thỏa thuận.
Có những lời tuyên bố riêng biệt của các nhà ngoại giao phương Tây khác
cũng theo chiều hướng này, nhưng một cam kết như vậy không nằm trong chương
trình nghị sự và là chủ đề của một tương thuận.
Khi Tổng thống Mỹ Bill Clinton thảo luận vấn đề này với Tổng thống Nga
Boris Yeltsin, trong thực tế, đã có sự chấp nhận miễn cưỡng của Nga đối với việc
mở rộng của khối NATO, nhưng các kỳ vọng của cả hai bên đều khác nhau.
Tại Hội nghị Thượng đỉnh Bucharest năm 2008, khối NATO quyết định về những
thành viên tiềm năng trong tương lai, bao gồm Ukraine và Georgia, đây chỉ đơn
giản là xác nhận những kỳ vọng tồi tệ nhất của Putin về phương Tây.
Quyết định này của khối NATO năm 2008 có thể sai lầm, tuy nhiên, sự thay
đổi thái độ của Putin đã có trước đó, mà bài phát biểu tại Hội nghị An ninh
Munich năm 2007 là một thí dụ. Putin chua chát về thái độ của phương Tây trước
khi Hội nghị Thượng đỉnh Bucharest tiến hành.
Ngay sau khi Hội nghị Thượng đỉnh NATO tại Bucharest kết thúc, Pháp và Đức
thông báo rằng sẽ phủ quyết tư cách thành viên của Ukraine trong khối NATO.
Do đó, khả năng mở rộng và đe doạ Nga của khối NATO chỉ là một trong một
số nguyên nhân trung gian, không nhất thiết nên xem là chủ yếu và cực kỳ nghiêm
trọng.
Ngược lại, có các lối giải thích khác hơn để bảo vệ cho quan điểm gây hấn
của Putin. Nhìn chung trong toàn cảnh địa chiến lược, Putin có cảm tưởng là khối
NATO đang thắng thế và ngấm ngầm đe doạ Nga. Đó là một lý do chính đáng để cho
Putin có cơ sở hành động ngăn chận.
Can
thiệp quân sự
Là một liên minh phòng thủ chung, hoạt động ưu tiên của khối NATO nhằm
đem lại một biện pháp phòng ngừa cho nền hòa bình và an ninh mà Điều 5 của Hiệp
Ước quy định cụ thể. Khi một quốc gia đồng minh bị tấn công, các đồng
minh khác sẽ cam kết bảo vệ. Trong trường hợp này xảy ra, Hội đồng NATO sẽ quyết
định, có nghĩa là, tất cả các nước trong khối.
Trong những năm 1990, sự thay đổi quan điểm chiến lược đầu tiên đặc biệt
là rõ ràng trong các hoạt động ngoài khu vực (out of area) của khối NATO ở
Bosnia và Herzegovina (IFOR) và Kosovo (Chiến dịch Lực lượng Đồng minh và
KFOR). Các cuộc không kích của khối NATO để chấm dứt chiến tranh Kosovo đã được
thực hiện mặc dù thiếu sự ủy nhiệm từ Hội đổng Bảo an Liên Hiệp Quốc
Sau cuộc tấn công ngày 11 tháng 9 năm 2001, biện pháp can thiệp quân sự
chính thức của khối NATO là “Chiến dịch Tự do Bền vững” ở Afghanistan vào
tháng Mười cùng năm.
Tuy nhiên, các diễn biến bất thường này của khối NATO cũng đã gây ra những
tranh chấp nội bộ khá gay gắt về việc định hướng nhiệm vụ mới.
Sau nhiều tranh luận, cuối cùng, khối NATO đồng thanh xác định ba khuôn
khổ nhiệm vụ trong tình hình mới là:
– Phòng thủ tập thể theo Điều 5 của Minh ước Bắc Đại Tây Dương (trường hợp
liên minh),
– Quản lý khủng hoảng chính trị và quân sự, và
– Hợp tác an ninh với các nước thứ ba
Thay
đổi cục diện Đông Âu
Năm 2014, Nga sáp nhập bán đảo Crimea và hậu thuẫn cho một cuộc chiến ở
miền đông Ukraine. Hành vi này đã chứng minh là Nga vi phạm luật quốc tế và làm
suy yếu nền trật tự hòa bình tại châu Âu sau năm 1990. Do đó, các nước Baltic
và Ba Lan cảm thấy bị đe dọa, đặc biệt nhất là khi Nga tổ chức các cuộc diễn tập
quân sự quy mô lớn với khoảng 100.000 quân dọc biên giới.
Sau đó, tại các cuộc Hội nghị Thượng đỉnh Wales (2014) và Warsaw (2016),
khối NATO đã đặt lại việc bảo vệ lãnh thổ các quốc gia thành viên trong bối cảnh
nguy cơ mới và quyết định đề ra một sáng kiến hỗ trợ mệnh danh là “Tăng cường sự
hiện diện tiền phương.” (Enhanced Forward Presence).
Kết quả là bốn lực lượng tác chiến đã đóng quân tại Estonia, Latvia,
Lithuania và Ba Lan. Hoạt động của bốn đội quân này nhằm bảo vệ cạnh sườn phía
Đông trong khu vực và tăng cường khả năng răn đe Nga.
Tuy nhiên, nhìn chung, quy mô của các hoạt động này chỉ giới hạn dưới
5.000 quân. Do đó, biện pháp này chủ yếu là nhằm cảnh báo cho Nga về tinh thần
tự vệ, nhưng cũng không vì thế mà kết luận là đe doạ tấn công Nga một cách quá
nghiêm trọng.
Sau khi Nga xâm lược Ukraine vào ngày 24/2/2022, tình hình an ninh khu vực
đã thay đổi triệt để. Khối NATO công khai lên án Nga và ủng hộ các biện pháp trừng
phạt của phương Tây áp đặt cho Nga. Tuy nhiên, do Ukraine không phải là thành
viên, nên khối NATO không thể trực tiếp can thiệp bằng biện pháp quân sự.
Đứng trước tình hình thay đổi, để nhằm để kịp thời chống lại các mối đe dọa,
khối NATO đã đề ra các kế hoạch phòng thủ và tăng cường việc bảo vệ cạnh sườn ở
phía Đông, bằng cách tái phối trí Lực lượng Phản ứng thuộc khối NATO (NATO
Response Force, NRF). NRF gồm có bộ binh, không quân, hải quân và đặc nhiệm với
khoảng 50.000 binh sĩ, trong đó Đức cung cấp 13.700 binh sĩ. Cho đến nay, có
khoảng 40.000 binh sĩ đang sẵn sàng ứng chiến ở các vùng lãnh thổ từ Estonia ở
phía bắc cho đến Romania trên Biển Đen.
Mở
rộng lực lượng
Tại cuộc Hội nghị Thượng đỉnh cuả khối NATO ở Madrid vào ngày 29/6/2022,
30 quốc gia thành viên đã quyết định đề ra một mô hình mới cho lực lượng vũ
trang để tăng cường phòng thủ tại cạnh sườn phía Đông. Các lực lượng chiến
đấu đa quốc gia hiện nay sẽ được mở rộng đến cấp lữ đoàn. Một lữ đoàn thông thường
gồm có khoảng 3.000 đến 5.000 binh sĩ. Ví dụ như đơn vị của Lithuania bao gồm
1.600 binh sĩ.
Tháng 6/2023, Đức tuyên bố sẽ lãnh đạo lữ đoàn chiến đấu với khoảng 4.000
người và sẽ đồn trú thường trực ở Lithuania. Chính phủ Lithuania hứa là đến năm
2026 sẽ xây dựng xong các cơ sở hạ tầng để nhằm phục vụ cho các trại gia binh của
Đức.
Tình hình ngày càng bất ổn, khi toán quân đánh thuê Wagner đang dần chuyển
sang lãnh thổ nước Belarus, nên các đơn vị quân đội cần phải tái phối trí. Quân
đội Đức đã hiện diện tại Lithuania từ năm 2017, hiện nay có khoảng 800 binh sĩ.
Biện pháp này sẽ làm cho Lithuania trở thành một căn cứ quân sự lớn nhất của Đức
ở nước ngoài.
Cho đến khi kết thúc Chiến tranh Lạnh, nhìn chung về mặt địa lý, Đức từ một
nước đứng ở vị thế trung tâm, nay thuộc về cạnh sườn ở phía Đông. Do đó, Đức
đang nhận ra tầm quan trọng trong việc hợp tác quân sự với các nước Baltic mà
việc đồn trú ở Lithuania được coi như là một biểu tượng chiến lược quan trọng.
Trong tương lai, khối NATO cũng muốn đặt các binh sĩ luôn trong tình trạng
sẵn sàng ứng chiến. Để đạt được mục tiêu này, lực lượng NRF sẽ được tân trang.
Theo kế hoạch dự trù, số lượng quân sẽ tăng từ 40.000 lên hơn 300.000. Những
binh sĩ này hiện nay đang được đặt dưới quyền chỉ huy của từng quốc gia, nhưng
trong trường hợp khẩn cấp, có thể được yêu cầu thuộc quyền điều động chung của
vị Tổng tư lệnh quân đội khối NATO.
Xác định thời gian sẵn sàng ứng chiến cũng sẽ là một vần đề. Các chi tiết
về tình trạng này sẽ được đặt ra trong các kế hoạch phòng thủ và sẽ chung quyết
vào năm tới.
Đức
và khối NATO
Tại hội nghị thượng đỉnh NATO Praha (2002) và Warsaw (2014), các nước
đã đồng ý về mức đóng góp ngân sách quốc phòng là tương ứng với khoảng 2% của tổng
sản phẩm quốc nội.
Trong quá khứ, Đức cùng với một số nước thành viên khác đã không đạt được
mục tiêu này, mặc dù ngân sách quốc phòng đã tăng lên trong những năm gần đây.
Tuy nhiên, Quân đội Đức đã bị thu hẹp hoạt động trong 20 năm qua, không có các
khoản đầu tư mới đáng kể và mức độ trang thiết bị còn rất tệ hại. Trong nhiều
năm, việc đóng góp khiếm khuyết này của Đức đã bị các đồng minh chỉ trích,
nhưng gay gắt nhất là Cựu Tổng thống Donald Trump, khi ông đe doạ là Mỹ sẽ rút
ra khỏi khối NATO.
Khi Nga xâm lược Ukraine, thái độ của Đức đã thay đổi đáng kể. Hiện nay,
tình trạng quân trang và quân dụng của Đức được cải thiện khá nhiều nhờ
vào việc một quỹ đặc biệt trị giá 100 tỷ euro đã được Hiến pháp chấp thuận. Năm
2024, chi tiêu quốc phòng dự kiến sẽ tăng thêm từ 1,7 tỷ euro lên mức kỷ lục là
51,8 tỷ euro, trong đó với 19,2 tỷ euro trích từ quỹ đặc biệt. Bằng cách này,
phần đóng góp của Đức cho khối NATO có thể sẽ đạt được mục tiêu 2%.
Ukraine
gia nhập khối NATO?
Trong thời gian 16 tháng qua, Tổng thống Zelensky đã nhiều lần kêu gọi cộng
đồng quốc tế ủng hộ cho Ukraine được gia nhập khối NATO như là một thành viên
chính thức.
Việc Ukraine gia nhập sẽ được đề cập tại tại hội nghị thượng đỉnh NATO
vào ngày 11-12/7 tại Lithuania. Đây là một trong các chủ đề quan trọng nhất
trong cuộc họp này. Thực ra, từ lâu, vấn đề gia nhập đã gây nhiều tranh luận.
Gần đây, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã tỏ ra ủng hộ nhiệt
tình khi tuyên bố trước báo giới Istanbul là “Không còn nghi ngờ gì nữa,
Ukraine xứng đáng là thành viên của khối NATO”.
Ngược lại, Mỹ, cho dù viện trợ quân sự tối đa cho Ukraine để chiến đấu,
nhưng đã làm Ukraine giảm hy vọng trong việc gia nhập. Theo Tổng thống Joe
Biden, Mỹ sẵn sàng bảo vệ cho Ukraine tương tự như Israel sau khi kết thúc cuộc
chiến tranh xâm lược của Nga. Biden đề xuất là nên có một khoảng thời gian bảo
đảm cần thiết từ khi kết thúc chiến tranh cho đến khi Ukraine có đủ khả năng
gia nhập.
Các quốc gia Lithuania và Ba Lan đang có các yêu cầu khác hơn: Ukraine
nên được hứa hẹn sẽ kết nạp ngay sau khi chiến tranh kết thúc. Trong khi đó Đức
cho là việc gia nhập nên liên kết với các điều kiện khác, thí dụ như quân đội
Ukraine phải chịu sự kiểm soát của chính quyền dân sự và dân chủ.
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cho biết khi cuộc chiến vẫn tiếp diễn
thì hội nghị thượng đỉnh tại Vilnius cũng sẽ không đưa ra lời mời chính thức
nào đối với Kiev.
Đối với Ukraine và những người ủng hộ, triển vọng gia nhập khối NATO là
quan trọng nhất, nhưng việc cuộc chiến leo thang hay hy vọng hạn chế hoặc đóng
băng là một tương lai khó lường đoán.
Nếu Kiev sẽ được mời gia nhập với một lịch trình cụ thể trong tình trạng
đầy bất trắc hiện nay, tự nó cũng sẽ không mang lại hứa hẹn nào gọi là tốt đẹp,
mà hậu qủa trước mắt là khối NATO sẽ bị lôi kéo một cách tự động vào cuộc chiến
bất định của một quốc gia thành viên.
Những người khác tin rằng nếu quốc tế viện trợ quân sự hùng hậu và kịp thời
cho Ukraine để nâng cao tinh thần chiến đấu đến thành công, phương sách này khả
thi hơn là mang lại tư cách thành viên của Ukraine trong khối NATO.
__________
Bài liên quan:
Nguyên
nhân nào gây ra cuộc chiến Ukraine?
Joseph S. Nye, Jr. | Project-Syndicate
Đỗ Kim
Thêm dịch
https://kimthemdo.com/2022/10/13/nguyen-nhan-nao-gay-ra-cuoc-chien-ukraine/
Hình : https://kimthemdo.files.wordpress.com/2022/10/image-7.png
Chris
McGrath/Getty Images
Giữa những cuộc tranh luận sôi nổi về các yếu tố khiến Nga xâm lăng
Ukraine vào ngày 24 tháng 2 năm 2022, nó giúp phân biệt giữa các nguyên nhân
sâu xa, trung gian và trực tiếp. Nhưng trong khi mỗi nguyên nhân có thể gây ra
vấn đề theo những cách riêng của nó, chiến tranh không cần phải được coi là
không thể tránh được ngay cả khi tất cả các nguyên nhân đều hiện diện.
Cuộc chiến của Nga ở Ukraine là sự xung đột gây rối loạn nhất mà châu Âu
đã chứng kiến kể từ năm 1945. Trong khi nhiều người ở phương Tây thấy một cuộc
chiến là do Tổng thống Nga Vladimir Putin lựa chọn, ông nói rằng quyết định của
khối NATO vào năm 2008 để ủng hộ tư cách thành viên của Ukraine cuối cùng đã
mang lại một mối đe dọa sinh tồn đối với các biên giới của Nga, và những người
khác vẫn theo dõi cuộc xung đột trở lại kể từ lúc kết thúc Chiến tranh Lạnh và
sự thất bại của phương Tây trong việc hỗ trợ cho Nga một cách phù hợp sau khi
Liên Xô sụp đổ. Làm thế nào chúng ta có thể phân biệt được các nguồn gốc của một
cuộc chiến mà nó có thể kéo dài trong nhiều năm?
Đệ nhất Thế chiến đã xảy ra hơn một thế kỷ, nhưng các nhà sử học vẫn viết
các cuốn sách tranh luận về nguyên nhân gây chiến. Cuộc chiến khởi đầu do một kẻ
khủng bố người Serbia đã ám sát Công tước người Áo vào năm 1914, hay nguyên
nhân có liên quan nhiều hơn đến sức mạnh của nước Đức trỗi dậy đang thách thức
nước Anh, hay tinh thần dân tộc đang dâng trào trên khắp châu Âu? Câu trả lời
là „tất cả những điều trên, cộng với nhiều hơn nữa.“ Nhưng chiến tranh không phải
là không thể tránh khỏi cho đến khi nó thực sự bùng nổ vào tháng Tám năm 1914
và thậm chí sau đó, chiến tranh không thể tránh khỏi việc bốn năm tàn sát theo
sau.
Để phân loại mọi thứ, nó giúp phân biệt giữa nguyên nhân sâu xa, trung
gian và cấp thời. Hãy nghĩ về việc xây một đống lửa: chất đống các khúc gỗ là một
nguyên nhân sâu xa; thêm mồi nhử và giấy là một nguyên nhân trung gian; và nổi
lửa là một nguyên nhân thúc đẩy. Nhưng ngay cả khi đó, một đống lửa là không thể
tránh khỏi. Một cơn gió mạnh có thể dập tắt ngọn lửa, hoặc một cơn mưa bất chợt
có thể đã làm ướt gỗ. Trong cuốn sách về nguồn gốc của Đệ nhất Thế chiến Những
kẻ mộng du (The Sleepwalkers), nhà sử học Christopher Clark đã
ghi nhận là vào năm 1914, „tương lai vẫn còn rộng mở – đơn giản.“ Lựa
chọn chính sách kém cỏi là nguyên nhân quan trọng của thảm họa.
Tại Ukraine, không có nghi ngờ gì về việc Putin đã nổi lửa khi ra lệnh
cho quân đội Nga xâm lược vào ngày 24 tháng Hai. Giống như các nhà lãnh đạo của
các cường quốc trong năm 1914, có lẽ Putin tin rằng, đó sẽ là một cuộc chiến ngắn,
sắc bén với một chiến thắng nhanh chóng, nó có phần giống như việc Liên Xô chiếm
giử Budapest năm 1956 hoặc Prague năm 1968. Các không lực sẽ chiếm sân bay và
các xe tăng tiến công sẽ chiếm giữ Kyiv, loại bỏ Tổng thống Ukraine Volodymyr
Zelensky và thiết lập một chính phủ bù nhìn.
Putin nói với người dân Nga rằng, ông đang tiến hành một „chiến dịch quân
sự đặc biệt“ để làm cho Ukraine không còn bị Nazi hoá và ngăn ngừa khối NATO mở
rộng sang các biên giới của Nga. Nhưng đứng trước việc Putin đã tính toán sai lạc
một cách nghiêm trọng, chúng ta phải hỏi Putin thực sự đang nghĩ gì. Chúng ta
biết từ các tác phẩm của chính Putin, và từ nhiều nhà viết tiểu sử khác nhau
như Philip Short, họ nói rằng nguyên nhân trung gian là Putin từ chối coi
Ukraine là một quốc gia chính danh hợp pháp.
Putin than phiền về sự tan rã của Liên Xô, nơi ông từng phục vụ như là sĩ
quan KGB, và do mối quan hệ văn hóa chặt chẽ của Ukraine và Nga, Putin coi
Ukraine là một quốc gia giả mạo. Hơn nữa, Ukraine đã vô ơn, xúc phạm Nga bằng
cuộc nổi dậy Maidan năm 2014, loại bỏ một chính phủ thân Nga và tăng cường thêm
các mối quan hệ mậu dịch với Liên minh châu Âu.
Putin muốn khôi phục lại cái mà ông gọi là “thế giới Nga”, và khi đã bước
sang tuổi 70, Putin đã suy nghĩ về di sản của mình. Các nhà lãnh đạo trước đó,
như Đại đế Peter đã mở rộng quyền lực Nga trong thời đại của mình. Đứng trước
việc yếu kém trong các biện pháp trừng phạt của phương Tây sau khi Nga xâm lược
Ukraine và sáp nhập bán đảo Crimea vào năm 2014, Putin dường như đã tự hỏi
mình: Tại sao không đi xa hơn?
Triển vọng mở rộng khối NATO là một nguyên nhân trung gian ít hơn. Trong
khi phương Tây đã thành lập một Hội đồng NATO – Nga, thông qua đó các sĩ quan
quân đội Nga có thể tham dự một số cuộc họp của khối NATO, Nga mong đợi nhiều
hơn từ mối quan hệ này. Và trong khi Ngoại trưởng Hoa Kỳ James Baker đã nói với
người đồng cấp Nga của mình vào đầu những năm 1990 rằng khối NATO sẽ không mở rộng,
các nhà sử học như Mary Sarotte đã chỉ ra rằng, Baker đã nhanh chóng đảo ngược
sự đảm bảo bằng lời nói của mình, vốn chưa bao giờ có một văn bản thỏa thuận
cho việc này.
Khi Tổng thống Mỹ Bill Clinton thảo luận vấn đề này với Tổng thống Nga
Boris Yeltsin vào những năm 1990, đã có sự chấp nhận miễn cưỡng của Nga đối với
một số việc mở rộng của khối NATO, nhưng các kỳ vọng của cả hai bên đều khác
nhau. Quyết định của khối NATO tại Hội nghị Thượng đỉnh ở Bucharest năm 2008
bao gồm Ukraine (và Georgia) là những thành viên tiềm năng trong tương lai chỉ
đơn giản là xác nhận những kỳ vọng tồi tệ nhất của Putin về phương Tây.
Trong khi quyết định của khối NATO vào năm 2008 có thể đã sai lầm, tuy
nhiên, sự thay đổi thái độ của Putin đã có trước đó. Ông đã giúp Hoa Kỳ sau vụ
tấn công ngày 11 tháng 9 năm 2001, nhưng bài phát biểu tại Hội nghị An ninh
Munich năm 2007 của ông cho thấy rằng, ông đã tỏ ra chua chát với phương
Tây trước Hội nghị Thượng đỉnh Bucharest. Do đó, khả năng mở rộng của khối NATO
chỉ là một trong một số nguyên nhân trung gian – một nguyên nhân trở nên ít nổi
bật hơn ngay sau Hội nghị Thượng đỉnh Bucharest của Pháp và Đức thông báo rằng
họ sẽ phủ quyết tư cách thành viên trong khối NATO của Ukraine.
Đằng sau tất cả những điều này là những nguyên nhân xa xôi hoặc sâu rộng
sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc. Ban đầu, ở cả Nga và phương Tây có rất nhiều
về tinh thần lạc quan rằng sự sụp đổ của Liên Xô sẽ cho phép nền dân chủ và
kinh tế thị trường Nga trỗi dậy. Trong những năm đầu, Clinton và Yeltsin đã nỗ
lực nghiêm túc để phát triển mối quan hệ tốt đẹp. Nhưng trong khi Mỹ cung cấp
các khoản vay và hỗ trợ kinh tế cho chính phủ của Thủ tướng Nga Yegor Gaidar,
nhiều người Nga mong đợi nhiều hơn nữa.
Hơn nữa, sau bảy thập kỷ theo kế hoạch tập trung, một sự chuyển đổi đột
ngột thành một nền kinh tế thị trường hưng thịnh là chuyện không thể. Những nỗ
lực để buộc thông qua những thay đổi nhanh chóng như vậy không thể không tạo ra
sự gián đoạn to lớn, tham nhũng và tình trạng bất bình đẳng cùng cực. Trong khi
một số nhà tài phiệt và chính trị gia trở nên cực kỳ giàu có từ việc tư nhân
hóa nhanh chóng các tài sản thuộc sở hữu nhà nước, hầu hết mức sống của người
Nga đã suy giảm.
Tại Davos vào tháng 2 năm 1997, Thống đốc Nizhny Novgorod, Boris Nemtsov
(sau đó bị ám sát), báo cáo rằng không ai ở Nga đang nộp thuế, và chính phủ chậm
trể trong việc trả lương. Sau đó, vào tháng Chín năm sau, trong một bữa tối tại
Trường Harvard Kennedy, Nghị sĩ có khuynh hướng tự do Grigory Yavlinsky nói rằng:
„Nga hoàn toàn tham nhũng và Yeltsin không có tầm nhìn.“ Không thể
đối phó với hậu quả chính trị của tình hình kinh tế xấu đi, Yeltsin, khi đó
trong tình trạng sức khỏe suy giảm, đã chuyển quyền sang cho Putin, cựu đặc vụ
KGB vô danh, để giúp ông khôi phục trật tự.
Không có điều nào trong số này có nghĩa là cuộc chiến Ukraine là chuyện
không thể tránh khỏi. Nhưng nó đã trở nên ngày càng có thể xảy ra theo thời
gian. Vào ngày 24 tháng Hai năm 2022, Putin đã tính toán sai và đốt lửa gây ra
đám cháy. Thật khó để thấy là Putin thoát ra khỏi đám cháy này.
***
Joseph S. Nye Jr. là Giáo sư Đại học Harvard và tác giả sách Do Morals Matter? Presidents and Foreign Policy from FDR to Trump (Oxford
University Press, 2019).
Bài liên quan:
Chiến tranh
hạt nhân không thể tránh khỏi?
Liệu cuộc
chiến tranh Ukraine có thúc đẩy việc phổ biến hạt nhân?
Tám bài học
từ chiến tranh Ukraine
No comments:
Post a Comment