Trình Phụng Nguyên
Tác giả gửi tới Dân Luận
13/08/2017
Nước Đức đã phản ứng gắt gao về hành động của mật vụ
Việt Nam bắt cóc người ngay trên lãnh thổ của họ. Bộ trưởng Bộ Ngoại Giao Đức
Sigmar Gabriel tuyên bố: „Chúng tôi không thể tha thứ và sẽ không tha thứ.“
Sự vụ đã được chuyển giao cho Cơ quan Tư pháp cấp
nhà nước. Xa hơn sự trục xuất nhân lực của Đại Sứ quán, họ đang xem xét những
biện pháp trừng phạt về chính trị, kinh tế lẫn viện trợ. Chuyện gì sẽ xảy ra?
Hiện nay, ngoại trừ một vài thông tin cần thiết phải
thông báo trên báo chí, nhà nước Đức tỏ ra kín tiếng một cách đáng ngại, và ai
biết về người Đức thì không thể không ưu tư về một tương lai đen tối trong quan
hệ giữa hai nước, nói riêng.
Nhìn vào vụ việc dưới góc cạnh quốc tế thì đây không
đơn thuần là một vụ bắt cóc lẻ tẻ, mà là một hành động khủng bố xuyên quốc gia,
xâm hại lạnh thổ, vi phạm Công ước Quốc tế, sẽ khó có thể được thế giới chấp nhận.
Nhà nước Hồi giáo IS đã (và đang) đem quân đi khủng bố, họ đang bị thế giới tẩy
chay, đồng bọn và lãnh tụ đều bị truy nã.
Không riêng gì nước Đức phản ứng một cách gay gắt,
khả năng là các nước trong Liên minh Châu Âu, rộng ra là những nhà nước pháp
quyền trong thế giới tự do dân chủ, cũng sẽ có những phản ứng đối phó – dù có
thể nhẹ nhàng hơn, đặc biệt là họ sẽ dè dặt với Việt Nam trên mọi phương diện
trong ít nất là một vài thập niên tới. Việt Nam ta có câu „Một sự bất tín thì vạn
sự bất tin“, người ngoại quốc nghĩ không khác gì hơn.
Nói như thế để biết được rằng hậu quả của sự vụ này
là không lường và thiệt hại là không thể tưởng tượng, nó sẽ tác động tiêu cực đến
tận cùng mà dân tộc bị tai tiếng về nhân phẩm, con người Việt Nam thiệt hại về
an sinh mà người dân cả ở trong nước lẫn ở nước ngoài phải gánh chịu.
Ai
là những kẻ khủng bố trong vụ này?
Trước hết chúng ta có thể khẳng định mà không hề nhầm
lẫn là những người của mật vụ trực tiếp hành động trong vụ việc. Nhưng chưa đủ,
truy xa hơn là những cá nhân ra lệnh và thừa lệnh, đó là những nhân vật cấp
trên, là một số lãnh đạo trong Toà Đại sứ ở Đức - dĩ nhiên là không chỉ một người
như đã bị Nhà nước Đức trục xuất – và tiếp đến là những nhà lãnh đạo ở tại Việt
Nam, tức là Bộ Chính Trị.
Không ai có thể phủ định phương châm lãnh đạo trong
Điều 4 đã được qui định trong Hiến pháp thuộc Nhà nước Việt Nam hiện nay: „Đảng
CSVN là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội“. Cụ thể nhất là ông Nguyễn Phú
trọng, từng công khai ra lệnh phải bắt cho bằng được ông Trịnh Xuân Thanh.
Biện
pháp nào mà ngưới Việt Nam cần hành động?
Với cơ chế độc quyền lãnh đạo đưa đến tha hóa bạo biện
(lỗi hệ thống), Đảng CSVN càng ngày càng lũng đoạn xã hội: tham nhũng, văn hoá
suy đồi, quan chức, thiếu khả năng, tư duy cố thủ, độc ác… dùng bạo lực (cũng
giống với trường hợp ông Trịnh Xuân Thanh ở đây) dập tắt mọi ý kiến bất đồng,
đuối lý nên dùng thủ đoạn lấy côn đồ uy hiếp công dân, dùng sức mạnh chìm nổi uy
hiếp tất cả những sinh hoạt dân sự không theo sự chỉ đạo của đảng. Xã hội gần
như bó tay với tình trạng hỗn độn và những đàn áp này. Tình hình nhìn về tương
lai rất đen tối mà đảng CSVN vẫn nhởn nhơ.
Cũng phải khách quan mà nhìn nhận rằng trong qúa khứ,
những nỗ lực của những tổ chức và các nhà hoạt động dân chủ đối lập đã có những
kết qủa nhất định, nhưng chưa đủ để có thể làm cho tiến trình dân chủ phát triển
ở mức cần thiết hiện nay, âu đó cũng một phần là do lỗi ở ngay chính những tổ
chức này, chưa đủ sức thuyết phục quần chúng, và ngay cả với nhau nữa. Song
song đó, nhiều cơ hội bị bỏ lỡ, không tận dụng sức mạnh của các quốc gia dân chủ
trên thế giới để áp lực lên đảng CSVN mà hiện thân là Nhà nước Việt Nam hiện
nay.
Trường hợp bắt cóc khủng bố này cũng là một cơ hội rất
tốt cho những sinh hoạt dân chủ này, nhất là đối với những người, những tổ chức
đang hoạt động ở nước ngoài, nhân cơ hội tố giác mạnh mẽ tất cả những ai liên
quan trong vụ bắt cóc khủng bố này, trong đó chí ít cũng là một số người trong
Bộ Ngoại giao ở Đức và toàn Bộ Chính trị ở Việt Nam - nơi điều hành mọi động
thái - bằng cách dựa theo tình thế đang nóng kiến nghị với Nhà nước Đức - và cả
thế giới - dùng biện pháp cho vào danh sách cấm đi lại vĩnh viễn vào nước sở tại
´persona non grata` (những người không được hoan nghênh) đối với những ai nằm
trong khả năng phát lệnh, thừa lệnh và thi hành lệnh bắt cóc này. Có thế mới hy
vọng gây được áp lực cụ thể với Nhà nước Việt Nam để họ tôn trọng nhân quyền và
dân chủ đưa đất nước ra khỏi vòng lạc hậu.
Thế giới vẫn ra lệnh trừng phạt hoặc truy nã với những
người có liên quan đến khủng bố. Đã từng có những trường hợp trong những chuyến
công du quan chức bị từ chối vì nhân vật đó đã bị tuyên phạt „persona non
grata“, tức là không được mời vào nước sở tại.
Hy vọng ở sự thảnh công sẽ tác động làm cho những
người lãnh đạo của Đảng CSVN phải suy nghĩ và chùn chân. Luật pháp đã từng thực
hành: Trước hết là qui tội với chứng cớ, và người bị qui kết có bổn phận phải
giải trình.
Đã đến lúc phải có những biện pháp cụ thể với nhà cầm
quyền Việt Nam!
TPN
-----------------------------------
LIÊN
QUAN :
Quốc thể Việt Nam sau vụ bắt cóc Trịnh
Xuân Thanh
Facebooker Hùng Hà có bài dịch từ
báo Suddeutsche Zeitung, nói về chuyện các dân biểu Quốc hội
Liên bang Đức ủng hộ thêm biện pháp trừng phạt Việt Nam. Dẫn nguồn từ báo
Spiegel, ông Burkhard Lischka, phát ngôn viên đảng SPD, phát biểu: “Theo
quan điểm của tôi, cần thiết phải trục xuất thêm những nhân viên
mật vụ Việt Nam được biết đến và đóng băng những khoản tiền của
từng dự án trong khuôn khổ của việc hợp tác phát triển”.
Mặc dù muốn trừng phạt VN, nhưng tính nhân bản của
người Đức thể hiện rõ khi ông Jürgen Hardt, phát ngôn viên ngoại giao của cánh
Liên minh (Union), nói rằng: “Nhưng những việc trừng phạt không được
phép đụng đến người dân Việt Nam“.
Nhà báo Phạm Đoan Trang nhận
định: “Nhà nước công an trị Việt Nam, một mặt, vẫn ra sức củng cố
cái giai thoại ‘Trịnh Xuân Thanh đầu thú’, một mặt, sẽ cố sống cố
chết ngăn cản, không để người dân biết đến những đòn trừng phạt của
nước Đức đối với chính quyền Hà Nội. Chúng sợ, rất sợ dân biết
chuyện ấy“.
Tác giả Thập Toàn có bài: Những nghịch lý tư duy Việt qua vụ
Trịnh Xuân Thanh. Tác giả đặt câu hỏi: “Thử hỏi danh dự quốc
gia có còn không mà mọi người lo mất? Nếu có mất, đó là sự thiệt thòi của
từng cá nhân người Việt còn phải mang cái hộ chiếu Việt Nam, khi quyển hộ chiếu
đó đã bị thế giới nhìn thấy con dấu chìm ‘TXT, tên ăn cắp‘ và ‘Nguyễn Đức Thoa,
tên mật vụ côn đồ‘.”
VOA có bài: Người Việt biểu tình ở Đức, nhắc
tên Trịnh Xuân Thanh. Nhiều người Việt ở Đức xuống đường biểu
tình ở Berlin hôm 12/8, phản đối chính quyền CSVN ngang nhiên bắt cóc ông Trịnh
Xuân Thanh, đe dọa an ninh của cộng đồng và vi phạm luật pháp Đức, cũng như đòi
“nhân quyền cho Việt Nam”.
Video biểu tình ở Berlin đã được Facebooker Nguyễn
Thái đưa trực tiếp lên mạng: https://www.facebook.com/nguyenthai1506/videos/1576706069014430/
Trên báo nhà nước VOV, “thần đồng thơ” Trần Đăng
Khoa vẫn tin rằng ông Trịnh Xuân Thanh về nước đầu thú, qua
bài: Trịnh Xuân Thanh đang đứng trước
lựa chọn sinh tử. Theo ông Khoa, để tự cứu mình, ông Thanh phải
khai hết những ai dính tới đường dây tham nhũng, khai ra những ai đã giúp
ông ta trốn ra nước ngoài, để “xử lý thật nghiêm để lấy lại niềm tin của dân
đối với Đảng, với thể chế này“.
Mời độc giả xem bức tranh “tự thú” của họa sĩ
Hố ở San Francisco:
Họa sĩ Hố từ San Francisco mến tặng bạn đọc Thoi
Báo. Ảnh: FB Lê Trung Khoa
*
“Đồng chí T” bị lộ, Trịnh Xuân Thanh và
công cuộc “đốt lò” của cụ Tổng
Về chuyện một ‘đồng chí’ nằm vùng đã bị lộ,
blogger Phan Ba có bài dịch từ báo Taz: Vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh: Người
cộng sản trong Sở Liên bang. Bài báo nói về vai trò gián điệp
của ông Ho Ngoc T. (tức Hồ Ngọc Thắng), là người làm việc cho Sở Nhập cư, thuộc
Bộ Nội vụ Đức, suốt 26 năm qua, nhưng trung thành với chế độ CSVN.
Bài báo viết: “Cho tới nay, lòng trung thành của
T. với chế độ ở Việt Nam đã không bị phát hiện… Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhiều
lần khen thưởng ông ta vì những bài viết mà ông đã công bố trên báo Nhân Dân –
chắc hẳn là tờ báo bảo thủ nhất Việt Nam. ‘Vì những thành tích đặc biệt
trong tuyên truyền đối ngoại‘ nằm trên một tờ giấy“.
Blogger Song Chi có bài đăng trên blog RFA: Nhân chuyện “đồng chí” T. và những
“đồng chí” giống như vậy. Tác giả viết: “Một thực tế là cho
đến giờ phút này, có thể nói rằng ở bất cứ nơi nào trên trái đất mà có cộng
đồng người Việt sinh sống, thì chắc chắn sẽ có những kẻ do nhà cầm quyền VN gài
vào…” và những người này “được nước sở tại cưu mang nhưng vẫn mang
tư tưởng, suy nghĩ không khác với đám dư luận viên trong nước bao nhiêu“.
Cư dân mạng còn đăng hình ảnh ông Hồ Ngọc Thắng đã
từng được cựu Trưởng ban Tuyên giáo Đinh… tặc, nhầm, Đinh Thế Huynh, tặng giải
khuyến khích cho bài báo… đời này: Người nói dối nhất định sẽ thất
bại! Chưa hết, hôm 10/6/2016, ông Thuận Hữu, TBT báo Nhân
Dân, cũng đã ký tặng giải A cho ông Thắng, qua bài viết: Nền dân chủ Phương Tây và sự khủng
hoảng niềm tin.
Trước đó, ông Thắng còn được tặng danh hiệu “Dũng
Sĩ”, cũng như huy chương “chiến sĩ giải phóng”. Mời độc giả chiêm ngưỡng các “thành
tích” của ông Thắng:
Các loại giấy khen tặng của ông Hồ Ngọc Thắng. Ảnh:
internet
Ông Thuận Hữu, TBT báo Nhân Dân đã ký tặng giải A
cho ông Hồ Ngọc Thắng bài viết “Nền dân chủ Phương Tây và sự khủng hoảng niềm
tin” năm 2015. Ảnh: FB Dân Luận
Tác giả Thạch Đạt Lang có bài: Văn phòng Tổng Biện lý Đức điều tra
vụ Trịnh Xuân Thanh – Vai trò của Hồ Ngọc Thắng trong vụ bắt cóc.
Tác giả viết, “… việc lên facebook bày tỏ suy nghĩ, nhận định của mình
theo chiều hướng có lợi cho chế độ CSVN, chỉ trích chính phủ Đức làm căng thẳng
ngoại giao là hành động phản bội lại đất nước đã cưu mang
mình. Căn cứ vào các bằng khen, giấy chứng nhận anh hùng mà Thắng nhận được từ
chế độ CS Hà Nội, có thể kết luận Thắng là một Kẻ Nằm Vùng được Hà Nội cài cắm
vào nước Đức chờ dịp quậy phá“.
Mời đọc thêm: Vụ TXT: một người Việt làm việc cho
chính phủ Đức bị điều tra (VOA). – Hồ Ngọc Thắng: Tôi gửi gắm niềm tin
vào sự lãnh đạo của Đảng! (QĐND/ TD). – Đôi điều cùng ông Hồ Ngọc Thắng –
CHLB Đức (BS). Nhà văn Phạm Thị Hoài có bài châm biếm đăng
trên báo Trẻ: Từ vườn thú đến đầu thú “Tuyên bố
của Bộ Ngoại giao Việt Nam”.
Về chuyện Trịnh Xuân Thanh có ảnh hưởng thế nào tới
mối quan hệ Việt – Đức, Facebooker Nguyễn Anh Tuấn trích
dịch bài trên báo Forbes, cho biết: “Đức có thể hạn chế khoản viện trợ phát
triển cho Việt Nam. Năm 2015 nước này đã cam kết trợ giúp 257 triệu USD cho
Việt Nam trong hai năm.
Một phương án khác, theo một số nhà phân tích tự tin
nhận định, có thể là Thủ tướng Đức Angela Merkel, trong vai trò lãnh đạo hiện
nay của EU, sẽ vận động các quốc gia láng giềng ngưng EVFTA – hiệp định được
đôi bên Việt Nam và EU ký cuối năm 2015 và kỳ vọng sẽ được phê chuẩn vào đầu
năm tới. Hiệp định này cực kỳ quan trọng đối với Việt Nam. Thương mại hai
chiều với EU đã tăng từ chỉ 10 tỷ USD năm 2006 lên 48 tỷ USD vào năm ngoái”.
Báo Sputnik của đồng chí ‘lái súng’ Putin có đăng
bài dịch từ báo Forbes: Vụ “bắt cóc” Trịnh Xuân Thanh có
phải là dấu chấm hết cho FTA Việt Nam-châu Âu?
VOA có bài: Vụ Trịnh Xuân Thanh: Người Việt tại
Đức biểu tình. Người Việt ở Đức chuẩn bị một cuộc biểu tình lúc
14 giờ thứ Bảy, ngày 12/8 tại cổng thành Brandenburg, Berlin, để phản đối việc
chính quyền Việt Nam sử dụng mật vụ ở Đức bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh, đe dọa an
ninh của cộng đồng người Việt ở Đức.
Bài của tác giả Bùi Văn Phú: Từ Trịnh Xuân Thanh đến Trầm Bê, Hồ
Thị Kim Thoa. Tác giả viết: “Đảng Cộng sản kêu gọi chống tham
nhũng từ mấy chục năm qua, nhưng Đảng lại đứng trên cả Hiến pháp thì mong gì có
một nhà nước pháp quyền hay pháp trị ở Việt Nam. Bao giờ có thay đổi thể chế để
tiến đến một nền dân chủ pháp trị thì mới hy vọng tham nhũng sẽ bớt đi nhiều để
đất nước có cơ hội phát triển nhanh hơn“.
*
Vụ bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh
Dịch giả Phan Ba có bài dịch từ báo Spiegel: Ông T. và người đàn ông Việt bị bắt
cóc. Ông Ho Ngoc T. nói trong bài này, chính là ông Hồ Ngọc Thắng, nhân viên Sở Liên bang về
Nhập cư và Người Tỵ nạn (Bamf) của Đức, phụ trách phỏng vấn những người nộp đơn
xin tị nạn, nhưng ông ta lại là “cánh tay nối dài” của đảng!
Bài báo viết: “Người được phỏng vấn Ho Ngoc T.
theo các bài viết trên trang Facebook của ông cũng cộng tác cho báo đảng của
đảng Cộng sản và đã được khen thưởng vì việc này. Theo thông tin của chính ông,
ông học đại học về luật ở Đại học Friedrich Schiller tại Jena và theo thông tin
từ giới cơ quan nhà nước thì đã làm việc lâu nay cho Bamf, ví dụ như là người
phỏng vấn những người xin tỵ nạn“.
Như vậy là thêm một đồng chí ‘nằm vùng’ đã bị lộ! Ông
Hồ Ngọc Thắng, một cây bút quá quen thuộc với giới tranh đấu, vì ông có nhiều
bài viết đăng trên báo Nhân Dân, tấn công các nhà hoạt động, phê phán các giá
trị dân chủ, nhân quyền phương Tây, dù ông đang sống và làm việc ở Đức suốt 26
năm qua! Ôi, đảng ta “lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối”, có mặt khắp nơi trên thế
giới, nơi nào cũng có “tai, mắt” của đảng.
Một bài dịch khác của blogger Phan Ba từ báo
Spiegel: Vụ bắt cóc một người Việt: Viện
Công tố Liên bang tiếp nhận nhiệm vụ điều tra. Bài viết cho
biết, hiện ông Hồ Ngọc Thắng đã bị cho nghỉ việc và cảnh sát liên bang đang vào
cuộc điều tra vụ này.
RFA có bài: Hoạt động an ninh trong các cơ quan
ngoại giao Việt Nam. Bài viết dẫn lời ông Đặng Xương Hùng, một
cựu viên chức ngoại giao VN, nói: “Thông thường thì các sứ quán Việt Nam tại
nước ngoài bao giờ cũng có một nhân viên an ninh của Bộ Công an chuyển sang,
núp dưới danh nghĩa có hàm ngoại giao, thường giữ chức Bí thư thứ nhất, thường
làm nhiệm vụ báo chí, cũng như là làm cái nhiệm vụ quản lý cộng đồng người
Việt, tức là cái gọi là ‘người Việt yêu nước’, hay là những tổ chức mà Việt Nam
gọi là phản động chống lại chính quyền”.
Theo tin từ báo Dân Việt,
có một số vấn đề chưa rõ trong việc ông Trịnh Xuân Thanh được cấp bằng Đại học
chính quy tại Đại học Kiến trúc Hà Nội. Trả lời về việc này, ông Đỗ Việt Phương
– Phó trưởng Phòng Tổng hợp kiêm Thư ký Hiệu trưởng trường Đại học Kiến trúc Hà
Nội cho biết: “thông tin về bằng đại học của ông Trịnh Xuân Thanh hiện vẫn
chưa tìm thấy“. Ông Phương cho biết, vẫn đang tìm lại tư liệu về bằng đại
học của ông Trịnh Xuân Thanh ở… “Trung tâm Lưu trữ Quốc gia“.
Trên trang blog của TS Nguyễn Xuân Diện có bài viết
của tác giả Quốc Phong: Thấy gì từ công tác cán bộ qua lá
đơn đầu thú của Trịnh Xuân Thanh? Theo tác giả, từ những
lỗi chính tả trong lá đơn “đầu thú” của ông Trịnh Xuân Thanh, “nó càng minh
chứng cho một điều, Trịnh Xuân Thanh leo cao trong sự nghiệp chính trị cũng chỉ
do quan hệ, do chạy chức và chạy bằng cấp“.
Và “dù thua lỗ ngập đầu nhưng ông Vũ Huy Hoàng,
người lúc đó là Bí thư ban Cán sự Đảng, Bộ trưởng bộ Công Thương còn khéo léo
‘nhồi’ bằng được cho Thanh luân chuyển địa phương để ‘quy hoạch thứ trưởng bộ’
trong tương lai sau một kịch bản đầy lớp lang ngoạn mục“.
Mời đọc thêm: Chiếc Volkswagen nghi dùng bắt cóc
Trịnh Xuân Thanh bị Đức tạm giữ (VOA). – Cảnh sát EU thu giữ xe hơi chợ
Sapa, Czech để ‘điều tra‘ (BBC/ TD). Trịnh Xuân Thanh bị đưa tới sứ quán
Việt Nam ở Berlin trước khi về nước (VOA). – Vụ Trịnh Xuân Thanh: Đức tiếp tục
gây sức ép với Việt Nam (RFI). – Đức ‘khẩn trương’ điều tra vụ Trịnh Xuân Thanh (BBC).
– Đức điều tra cáo buộc Việt Nam bắt
cóc Trịnh Xuân Thanh (RFA). – Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc nhốt
trong Đại sứ quán Việt Nam ở Berlin (TD). – Tài sản Trịnh Xuân Thanh đã đi đâu? (DV/
KT). – Tài sản của bà Hồ Thị Kim Thoa,
Trịnh Xuân Thanh có dễ thu hồi? (VOV). – Việt Nam “quá tay” trong vụ bắt cóc
Trịnh Xuân Thanh? (VOA)
*
Vụ bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh
BBC đưa tin: Đức ‘cân nhắc hành động’ do VN ‘phớt lờ’ vụ Trịnh Xuân Thanh.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Đức nói: “Chúng tôi đã hy vọng là sẽ có khả
năng nhằm… sửa chữa sau lỗi vi phạm nghiêm trọng luật Đức và luật pháp quốc tế.
Thật không may là điều đó đã không xảy ra, cho nên chúng tôi đang cân nhắc xem
cần làm gì để đối tác Việt Nam của chúng tôi hiểu rõ rằng chúng tôi không thể
chấp nhận chuyện đó“.
VOA có bài phỏng vấn GS Lê Đình Thông, luật sư và là
giáo sư môn Quan hệ Quốc tế, tại Trường Đại học Paris-Nanterre: Vụ Trịnh Xuân Thanh: Khía cạnh pháp lý & Hệ lụy.
GS Thông cho biết, khi một quốc gia, “dùng các biện
pháp cưỡng chế, bắt người hoặc thủ tiêu người tại nước ngoài, gây mê để dễ dàng
đưa người này lên máy bay cứu thương bay về Hà Nội, tội danh này được quy định
trong Công ước quốc tế do Liên Hiệp Quốc thông qua ngày 20/12/2006 và được coi
là tội phạm chống nhân loại trong trường hợp thủ tiêu đối thủ
chính trị“.
VOA có bài: Chuyên gia: ‘Đức không thật sự cần Trịnh Xuân Thanh’.
Ông Lê Ngọc Sơn, một chuyên gia quản lý khủng hoảng ở Đức, nhận định: “Về mặt
lý thuyết của nước Đức, họ muốn phục hồi tình trạng trước khi sự việc xảy ra,
trước khi sự cố ngoại giao xảy ra. Họ có những bộ phận để điều tra tư cách một
người có được lợi ích về mặt tị nạn hay không. Với những gì đang diễn ra, với sự
thật về Trịnh Xuân Thanh, thì nước Đức họ sẽ không chấp nhận [cho tị nạn]. Tôi
không nghĩ họ thực sự cần Trịnh Xuân Thanh”.
Liên quan tới cách hành xử của chính quyền Việt Nam,
nhà báo độc lập JB Nguyễn Hữu Vinh có bài đăng ở blog RFA: Qua vụ Trịnh Xuân Thanh: Nghĩ về một thói quen hành xử.
Ông Vinh viết: “ở đây là thói quen côn đồ đã ngấm vào não trạng và biến
thành hành động của nhà nước Cộng sản Việt Nam. Với họ, việc bắt cóc, bất chấp
luật pháp quy định là chuyện hết sức thường ngày. Đơn giản chỉ vì họ là cộng sản,
họ là công an, là người nhà nước Việt Nam“.
Nhà báo Bùi Tín nêu nghi vấn: Vụ Trịnh Xuân Thanh: Một nghi vấn cần làm rõ. Ông viết:
“Tôi nghi rằng Thanh đã bị đầu độc, làm cho mê muội, ngây ngất, không thể chống
cự, la hét như ý muốn, do đó bị bắt đi, và sau đó phải bất động nằm trên cáng
đưa lên máy bay“.
Báo Người Đưa Tin có bài phỏng vấn ĐBQH Phạm
Văn Hòa, Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, cho rằng: Cần đưa những người “chống lưng” cho Trịnh Xuân Thanh ra ánh
sáng. Ông Hòa nói, “người dân mong muốn ngọn lửa chống tham nhũng sẽ
cháy mãi, thiêu rụi những ‘con sâu làm rầu nồi canh’ để bộ máy của Đảng, Nhà nước
ngày càng trong sạch, vững mạnh“.
Mời đọc thêm các bài viết về Trịnh Xuân Thanh: Một chế độ bỗng im hơi, lặng tiếng (VOA/ TD).
– Việt Nam quá khó để ‘trả’ Trịnh Xuân Thanh cho Đức (Cali
Today). – Đức: sẽ có hành động nếu yêu cầu trả Trịnh Xuân Thanh không
được VN đáp ứng (RFA). – Gân
gà Trịnh Xuân Thanh, đặc sản của chế độ CSVN (TD). – Trung Quốc đắc lợi từ vụ Trịnh Xuân Thanh? (VOA).
– Cuộc trò chuyện với chủ cho thuê xe chở Trịnh Xuân Thanh từ
Berline sang Praha (TD).
*
Vụ bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh
Blogger
Lê Anh Hùng có bài: Vụ Trịnh Xuân Thanh: Tương lai nào
cho Trần Đại Quang? Về tin đồn Trịnh Xuân Thanh trốn thoát
khỏi Việt Nam là nhờ Chủ tịch nước Trần Đại Quang bật đèn xanh, ông Hùng cho
biết, từ khi ông Thanh bị bắt cóc đưa về nước đến nay, chỉ một lần duy nhất,
ông Quang xuất hiện trên truyền thông hôm 26/7. Tác giả lo ngại, có khả năng “ông
Trần Đại Quang bị xử lý công khai và phải rời khỏi chiếc ghế Chủ tịch nước“.
Chuyện
xin tị nạn của Trịnh Xuân Thanh, trang Luật Khoa có bài lý giải: Vì sao Trịnh Xuân Thanh có thể xin
tị nạn chính trị ở Đức? Và vì sao Đức giận dữ với Việt Nam? Ông
Thanh có thể xin tị nạn ở Đức, vì “một người vẫn có quyền
xin tị nạn chính trị ở một nước khác khi đang bị chính quốc gia của mình truy
nã“.
Do
Đức đã bãi bỏ án tử hình, nếu ông Thanh chứng minh được ông sẽ không được xét
xử công bằng khi bị dẫn độ về nước và ông có thể nhận bản án tử hình, thì ông
Thanh có cơ hội tị nạn. Trong khi chính phủ Đức cân nhắc đơn xin tị nạn của
Trịnh Xuân Thanh, cũng như xem xét yêu cầu dẫn độ của chính phủ Việt Nam, hướng
dẫn VN các thủ tục pháp lý cho việc dẫn độ ông Thanh, thì Việt Nam đột ngột bắt
cóc ông ta, điều này đã làm cho Đức giận dữ.
Trong
khi Đức điều tra vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh, đến lượt Cộng hòa Czech cũng điều tra vụ này.
Theo VOA đưa tin, phát ngôn viên của Cảnh sát Cộng hòa Czech cho biết: “Chúng
tôi có thể xác nhận rằng cảnh sát đang xử lý hồ sơ này. Tuy nhiên, vì lý do
nghiệp vụ, chúng tôi không thể cung cấp thêm chi tiết”.
Trên
trang mạng Thời Báo đăng bài viết của tác giả Thục Quyên có tựa đề: Đối trị nhà cầm quyền Việt Nam, làm
sao khỏi hại đến dân? Theo tác giả, “Đức cũng thừa biết
Việt Nam nếu mất thêm sự ủng hộ của Âu Châu sau khi đã bị Mỹ lơ là, thì càng
nhanh chóng bị Trung Quốc khống chế. Nhưng đồng thời khuynh hướng chống những
chính phủ độc tài có hành động khủng bố (với dân của họ), dù phải hy sinh những
lợi ích kinh tế của Đức, càng ngày càng quyết liệt“.
Tác
giả kêu gọi những người dân Việt, “thay vì đuổi theo những tin tức giật gân
vô bổ về nhân vật Trịnh Xuân Thanh, nên dành thời gian suy nghĩ để đóng góp ý
kiến cho ông Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Đức, mà cũng là để giúp chính mình, trong
tình thế tối đen của dân tộc“.
No comments:
Post a Comment