Tin
Thế Giới
1.
Trung Quốc và Mỹ đồng thuận trừng phạt mạnh Bắc Triều Tiên --- ASEAN: Căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên đe dọa hòa bình thế giới
Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc hôm nay, 05/08/2017, bỏ phiếu để thông qua dự thảo nghị quyết mới liên quan tới việc trừng phạt nghiêm khắc hơn nữa Bắc Triều Tiên, sau khi Bình Nhưỡng tiến hành hai vụ thử nghiệm tên lửa liên lục địa vào ngày 03 và 28/07. Sau nhiều tuần thảo luận, cuối cùng Hoa Kỳ và Trung Quốc đã đạt được đồng thuận. Các biện pháp trừng phạt mới nhắm vào xuất khẩu của Bắc Triều Tiên được cho là sẽ khiến Bình Nhưỡng phải ngưng chương trình phát triển vũ khí hạt nhân và tên lửa đạn đạo. Trước đây, Washington vẫn hy vọng các biện pháp trừng phạt phải mạnh hơn rất nhiều.
Từ New York, thông tín viên RFI Marie Bourreau giải thích :
"Chính quyền Donald Trump đã tính tới việc cấm vận dầu lửa để kìm hãm chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng, nhưng lệnh cấm vận dầu lửa sẽ gây ra những hậu quả thảm khốc đối với người dân Triều Tiên.
Cuối cùng, Washington đã thuyết phục được Bắc Kinh nhắm vào lĩnh vực xuất khẩu của Bình Nhưỡng, nhất là xuất khẩu than đá và khoáng chất. Các hoạt động này mang lại cho chế độ Kim Jong Un số ngoại tệ lên tới 1 tỉ đô la/năm, tương đương với 1/3 thu nhập từ xuất khẩu của Bắc Triều Tiên. Khoản ngoại tệ trên được coi là phương tiện để Bình Nhưỡng duy trì chương trình phát triển hạt nhân và tên lửa đạn đạo.
Trước đây, Bình Nhưỡng đã từng bị quốc tế trừng phạt bằng cách hạn chế nước này xuất khẩu than, nhưng Bắc Kinh vẫn tiếp tục nhập khẩu than của Bình Nhưỡng để giúp đồng minh trong khu vực.
Với dự thảo nghị quyết mới của Liên Hiệp Quốc, Bắc Kinh hiểu rằng sẽ bị cộng đồng quốc tế theo dõi sát sao và quốc tế sẽ không dung thứ cho ''trò chơi hai mặt'' của Trung Quốc." - RFI
***
Các bộ trưởng ngoại giao của các nước Đông Nam Á hôm thứ Bảy bày tỏ mối lo ngại nghiêm trọng về căng thẳng đang gia tăng trên bán đảo Triều Tiên bắt nguồn từ các cuộc thử nghiệm phi đạn tầm xa của nước này "đe dọa nghiêm trọng" tới hòa bình và an ninh toàn cầu.
Với giọng điệu mạnh mẽ hơn trước đây khi đề cập tới vấn đề này, Hiệp hội Các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) kêu gọi Bắc Triều Tiên tuân thủ các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc về chương trình hạt nhân của mình, và đóng góp tích cực vào hòa bình khu vực.
Tuyên bố này được đưa ra riêng rẽ, chứ không nằm trong tuyên bố chung thường lệ của ASEAN vào cuối hội nghị các bộ trưởng ngoại giao.
Sau cuộc họp của các bộ trưởng ngoại giao là Diễn đàn Khu vực ASEAN hàng năm (ARF) diễn ra vào thứ Hai, quy tụ 27 bộ trưởng ngoại giao của các nước bao gồm Nga, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Trung Quốc và Bắc Triều Tiên để thảo luận các vấn đề an ninh ở Châu Á.
"Chúng tôi mạnh mẽ kêu gọi (Bắc Triều Tiên) trong tư cách một nước tham gia Diễn đàn Khu vực ASEAN, đóng góp tích cực để hiện thực hóa viễn kiến của ARF duy trì khu vực Châu Á - Thái Bình Dương như là một khu vực của hòa bình, ổn định, hữu nghị và thịnh vượng," các bộ trưởng ASEAN nói trong cuộc họp ở Manila.
Bắc Triều Tiên quyết tâm phát triển một loại phi đạn mang đầu đạn hạt nhân có khả năng tấn công Mỹ, và các quan chức ở Washington cho biết cuộc thử nghiệm mới nhất của Bắc Triều Tiên một tuần trước cho thấy phi đạn có thể vươn tới được phần lớn lãnh thổ của Mỹ.
Trung Quốc đã kêu gọi sự bình tĩnh và kiềm chế từ tất cả các nước có dính líu trong vụ đối đầu.
Lập trường của ASEAN đối với Bắc Triều Tiên không cứng rắn như lập trường mà Mỹ đã hối thúc. Mỹ muốn các nước Đông Nam Á hạ cấp quan hệ của họ với quốc gia bị cô lập này.
Các nước ASEAN lập luận rằng điều này khó thực hiện vì các nước thành viên không có bang giao có thực chất với Bắc Triều Tiên. - VOA
1.
Trung Quốc và Mỹ đồng thuận trừng phạt mạnh Bắc Triều Tiên --- ASEAN: Căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên đe dọa hòa bình thế giới
Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc hôm nay, 05/08/2017, bỏ phiếu để thông qua dự thảo nghị quyết mới liên quan tới việc trừng phạt nghiêm khắc hơn nữa Bắc Triều Tiên, sau khi Bình Nhưỡng tiến hành hai vụ thử nghiệm tên lửa liên lục địa vào ngày 03 và 28/07. Sau nhiều tuần thảo luận, cuối cùng Hoa Kỳ và Trung Quốc đã đạt được đồng thuận. Các biện pháp trừng phạt mới nhắm vào xuất khẩu của Bắc Triều Tiên được cho là sẽ khiến Bình Nhưỡng phải ngưng chương trình phát triển vũ khí hạt nhân và tên lửa đạn đạo. Trước đây, Washington vẫn hy vọng các biện pháp trừng phạt phải mạnh hơn rất nhiều.
Từ New York, thông tín viên RFI Marie Bourreau giải thích :
"Chính quyền Donald Trump đã tính tới việc cấm vận dầu lửa để kìm hãm chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng, nhưng lệnh cấm vận dầu lửa sẽ gây ra những hậu quả thảm khốc đối với người dân Triều Tiên.
Cuối cùng, Washington đã thuyết phục được Bắc Kinh nhắm vào lĩnh vực xuất khẩu của Bình Nhưỡng, nhất là xuất khẩu than đá và khoáng chất. Các hoạt động này mang lại cho chế độ Kim Jong Un số ngoại tệ lên tới 1 tỉ đô la/năm, tương đương với 1/3 thu nhập từ xuất khẩu của Bắc Triều Tiên. Khoản ngoại tệ trên được coi là phương tiện để Bình Nhưỡng duy trì chương trình phát triển hạt nhân và tên lửa đạn đạo.
Trước đây, Bình Nhưỡng đã từng bị quốc tế trừng phạt bằng cách hạn chế nước này xuất khẩu than, nhưng Bắc Kinh vẫn tiếp tục nhập khẩu than của Bình Nhưỡng để giúp đồng minh trong khu vực.
Với dự thảo nghị quyết mới của Liên Hiệp Quốc, Bắc Kinh hiểu rằng sẽ bị cộng đồng quốc tế theo dõi sát sao và quốc tế sẽ không dung thứ cho ''trò chơi hai mặt'' của Trung Quốc." - RFI
***
Các bộ trưởng ngoại giao của các nước Đông Nam Á hôm thứ Bảy bày tỏ mối lo ngại nghiêm trọng về căng thẳng đang gia tăng trên bán đảo Triều Tiên bắt nguồn từ các cuộc thử nghiệm phi đạn tầm xa của nước này "đe dọa nghiêm trọng" tới hòa bình và an ninh toàn cầu.
Với giọng điệu mạnh mẽ hơn trước đây khi đề cập tới vấn đề này, Hiệp hội Các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) kêu gọi Bắc Triều Tiên tuân thủ các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc về chương trình hạt nhân của mình, và đóng góp tích cực vào hòa bình khu vực.
Tuyên bố này được đưa ra riêng rẽ, chứ không nằm trong tuyên bố chung thường lệ của ASEAN vào cuối hội nghị các bộ trưởng ngoại giao.
Sau cuộc họp của các bộ trưởng ngoại giao là Diễn đàn Khu vực ASEAN hàng năm (ARF) diễn ra vào thứ Hai, quy tụ 27 bộ trưởng ngoại giao của các nước bao gồm Nga, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Trung Quốc và Bắc Triều Tiên để thảo luận các vấn đề an ninh ở Châu Á.
"Chúng tôi mạnh mẽ kêu gọi (Bắc Triều Tiên) trong tư cách một nước tham gia Diễn đàn Khu vực ASEAN, đóng góp tích cực để hiện thực hóa viễn kiến của ARF duy trì khu vực Châu Á - Thái Bình Dương như là một khu vực của hòa bình, ổn định, hữu nghị và thịnh vượng," các bộ trưởng ASEAN nói trong cuộc họp ở Manila.
Bắc Triều Tiên quyết tâm phát triển một loại phi đạn mang đầu đạn hạt nhân có khả năng tấn công Mỹ, và các quan chức ở Washington cho biết cuộc thử nghiệm mới nhất của Bắc Triều Tiên một tuần trước cho thấy phi đạn có thể vươn tới được phần lớn lãnh thổ của Mỹ.
Trung Quốc đã kêu gọi sự bình tĩnh và kiềm chế từ tất cả các nước có dính líu trong vụ đối đầu.
Lập trường của ASEAN đối với Bắc Triều Tiên không cứng rắn như lập trường mà Mỹ đã hối thúc. Mỹ muốn các nước Đông Nam Á hạ cấp quan hệ của họ với quốc gia bị cô lập này.
Các nước ASEAN lập luận rằng điều này khó thực hiện vì các nước thành viên không có bang giao có thực chất với Bắc Triều Tiên. - VOA
*
2.
Mỹ biến đảo Guam thành tiền đồn chống Trung Quốc ở châu Á?
Trong hồ sơ chính của mình, Le Point đã phân tích nhiều về chủ nhân ông của Trung Quốc hiện nay là Tập Cận Bình, và người đã truyền cảm hứng cho ông ta là đại tá về hưu Lưu Minh Phúc (Liu Mingfu), tác giả một quyển sách đang bán rất chạy ở Trung Quốc hiện nay : « Giấc mơ Trung Hoa», xác định rằng « Giấc mơ Trung Hoa là vượt qua Hoa Kỳ, chúng ta không thể hài lòng với vị trí thứ hai. Chúng ta sẽ đạt được điều đó trong 20-30 năm tới đây. »
Theo Le Point, để đạt mục tiêu đó, Trung Quốc chẳng hạn, đang thực hiện một dự án khổng lồ ở tận nước Lào, san bằng bảy ngọn đồi để có được 10.000 ha đất. Boten - tên của dự án đó – « sẽ trở thành một trung tâm giao thương nhờ việc xây dựng hai con đường, một tuyến đường sắt nối liền Bắc Kinh Bangkok và Singapore vào năm 2025, và một đường cao tốc băng qua khu Tam Giác Vàng trước khi chạy xuống vùng đồng bằng Thái Lan, đến tận Bangkok ».
Le Point đặc biệt chú ý đến cục diện mới ở Biển Đông trong bài phóng sự của Sébastien Falletti thực hiện ngay tại đảo Guam, mà tạp chí mệnh danh là « tiền đồn của Mỹ tại vùng Thái Bình Dương ». Le Point ghi nhận là hòn đảo này chính là nơi mà chiếc B29 Enola Gay đã cất cánh, mang theo quả bom nguyên tử thả xuống thành phố Hiroshima của Nhật Bản ngày 06/08/1945. Ngày nay, đối thủ của Washington không còn là Tokyo, mà là Bắc Kinh và Bình Nhưỡng.
Với Tập Cận Bình, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đã gia tăng hành động tại Biển Đông, nơi họ đòi chủ quyền trên 90% diện tích thông qua một bản đồ hình lưỡi bò, không cần đếm xỉa đến những tuyên bố chủ quyền của các láng giềng Việt Nam, Philippines, Malaysia hay Brunei. Kể từ năm 2014, Quân Đội Trung Quốc đã biến 7 rạn san hộ tại đấy thành đảo nhân tạo dưới sự chứng kiến bất lực của chính quyền Barack Obama.
Chỉ trong vòng vài tháng, các rạn san hô như Đá Chữ Thập (Fiery Cross) hay Gạc Ma (South Johnson) đã biến thành tiền đồn trên đại dương với phi đạo, nhà kho, bến cảng, vi phạm Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển và chuẩn mực môi trường. Bắc Kinh lớn tiếng thề rằng đó là các cơ sở hạ tầng dân sự, và chủ tịch Trung Quốc hứa sẽ không quân sự hóa quần đảo Trường Sa ở Biển Đông. Các cam kết đó có vẻ hoàn toàn vô giá trị vào lúc hình ảnh vệ tinh cho thấy súng phòng không được lắp đặt trên bảy hòn đảo nhân tạo.
Khi bị chỉ trích, bộ Quốc Phòng Trung Quốc đã đáp trả : « Nếu ai đó đến réo chuông trước cửa nhà bạn với thái độ ngạo mạn thì bạn không đề phòng sao ?». Bắc Kinh đã đòi Hoa Kỳ đình chỉ ngay lập tức các chiến dịch bảo vệ quyền tự do hàng hải và bản chất quốc tế của Biển Đông, mà Hải Quân Mỹ đã tiến hành trong vùng.
Theo Le Point, sự tăng vọt của các tiền đồn Trung Quốc ở vùng biển chiến lược này, cộng thêm với một chương trình phát triển tàu ngầm hạt nhân đang tăng tốc, đã nuôi dưỡng sự lo ngại của Mỹ về một khả năng tồi tệ nhất : Đó là Biển Đông trở thành « ao nhà » của Trung Quốc, nơi Hải Quân Mỹ bị cấm vào.
Mỹ củng cố đảo Guam thành căn cứ chính của thủy quân lục chiến
Chính trong bối cảnh đó mà theo Le Point, Mỹ đang có kế hoạch cho lực lượng thủy quân lục chiến tinh nhuệ của mình rầm rộ quay lại đảo Guam, một nơi được Lầu Năm Góc cho là có vị trí chiến lược thiết yếu trong thế kỷ 21 này, một căn cứ hậu cần thiết yếu để bảo đảm tuyến liên lạc giữa vùng California ở Mỹ cách đấy 9000 km, với châu Á đang trở thành buồng phổi của nền kinh tế thế giới.
Theo ghi nhận của Le Point, từ nay đến năm 2020, Guam sẽ trở thành căn cứ chính của thủy quân lục chiến Mỹ tại châu Á, với hơn 5000 quân, phối hợp với một lực lượng không nhỏ của Không Quân và Hải Quân Mỹ cũng được tăng cường, để đưa tổng cộng số linh Mỹ trên đảo lên thành 14.000 người.
Hiện nay, Guam đã trở thành nơi mà các hàng không mẫu hạm hay tàu ngầm nguyên tử Mỹ có thể ghé để được tiếp tế, trên đảo có vô số ăng ten vệ tinh cực mạnh để truyền đi hàng tỷ dữ liệu giữa châu Á và Washington.
Luật pháp hay sức mạnh sẽ thắng trên Biển Đông ?
Cục diện sắp tới sẽ ra sao ? Nhận định của Le Point khá bi quan. Theo tạp chí Pháp, nhiều chuyên gia cho rằng ảnh hưởng của Mỹ trong khu vực đang suy giảm, cho dù tân tổng thống Mỹ đã tỏ một số thái độ cứng rắn, thách thức Bắc Kinh về thương mại và Biển Đông.
Đối với các chuyên gia này, cho dù có hàng không mẫu hạm Mỹ vẫn tuần tra khu vực, ảnh hưởng của Mỹ chủ yếu thể hiện qua « quyền lực mềm » về kinh tế và văn hóa cũng như về quyết tâm bảo vệ đồng minh. Cả hai cột trụ này đều đang bị Donald Trump làm lung lay.
Le Point kết luận : Cuộc đọ sức trên Biển Đông không đơn thuần là cuộc chiến giành lấy một vài hòn đảo nhỏ, mà là một bài trắc nghiệm về trật tự thế giới trong thế kỷ 21, sẽ do luật pháp hay sức mạnh chi phối ? Việc Trung Quốc ngang nhiên chận bắt một chiếc tàu lặn không người lái của Mỹ vào tháng Giêng vừa qua là một lời cảnh báo, nhất là khi lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình, người muốn hiện thực hóa « giấc mơ Trung Hoa » lại không có thể tự do hành động, không thể nào lùi bước trên biển trước một dư luận trong nước đang muốn tái khẳng định sức mạnh có hàng thế kỷ trước đây của Thiên Triều. – RFI
2.
Mỹ biến đảo Guam thành tiền đồn chống Trung Quốc ở châu Á?
Trong hồ sơ chính của mình, Le Point đã phân tích nhiều về chủ nhân ông của Trung Quốc hiện nay là Tập Cận Bình, và người đã truyền cảm hứng cho ông ta là đại tá về hưu Lưu Minh Phúc (Liu Mingfu), tác giả một quyển sách đang bán rất chạy ở Trung Quốc hiện nay : « Giấc mơ Trung Hoa», xác định rằng « Giấc mơ Trung Hoa là vượt qua Hoa Kỳ, chúng ta không thể hài lòng với vị trí thứ hai. Chúng ta sẽ đạt được điều đó trong 20-30 năm tới đây. »
Theo Le Point, để đạt mục tiêu đó, Trung Quốc chẳng hạn, đang thực hiện một dự án khổng lồ ở tận nước Lào, san bằng bảy ngọn đồi để có được 10.000 ha đất. Boten - tên của dự án đó – « sẽ trở thành một trung tâm giao thương nhờ việc xây dựng hai con đường, một tuyến đường sắt nối liền Bắc Kinh Bangkok và Singapore vào năm 2025, và một đường cao tốc băng qua khu Tam Giác Vàng trước khi chạy xuống vùng đồng bằng Thái Lan, đến tận Bangkok ».
Le Point đặc biệt chú ý đến cục diện mới ở Biển Đông trong bài phóng sự của Sébastien Falletti thực hiện ngay tại đảo Guam, mà tạp chí mệnh danh là « tiền đồn của Mỹ tại vùng Thái Bình Dương ». Le Point ghi nhận là hòn đảo này chính là nơi mà chiếc B29 Enola Gay đã cất cánh, mang theo quả bom nguyên tử thả xuống thành phố Hiroshima của Nhật Bản ngày 06/08/1945. Ngày nay, đối thủ của Washington không còn là Tokyo, mà là Bắc Kinh và Bình Nhưỡng.
Với Tập Cận Bình, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đã gia tăng hành động tại Biển Đông, nơi họ đòi chủ quyền trên 90% diện tích thông qua một bản đồ hình lưỡi bò, không cần đếm xỉa đến những tuyên bố chủ quyền của các láng giềng Việt Nam, Philippines, Malaysia hay Brunei. Kể từ năm 2014, Quân Đội Trung Quốc đã biến 7 rạn san hộ tại đấy thành đảo nhân tạo dưới sự chứng kiến bất lực của chính quyền Barack Obama.
Chỉ trong vòng vài tháng, các rạn san hô như Đá Chữ Thập (Fiery Cross) hay Gạc Ma (South Johnson) đã biến thành tiền đồn trên đại dương với phi đạo, nhà kho, bến cảng, vi phạm Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển và chuẩn mực môi trường. Bắc Kinh lớn tiếng thề rằng đó là các cơ sở hạ tầng dân sự, và chủ tịch Trung Quốc hứa sẽ không quân sự hóa quần đảo Trường Sa ở Biển Đông. Các cam kết đó có vẻ hoàn toàn vô giá trị vào lúc hình ảnh vệ tinh cho thấy súng phòng không được lắp đặt trên bảy hòn đảo nhân tạo.
Khi bị chỉ trích, bộ Quốc Phòng Trung Quốc đã đáp trả : « Nếu ai đó đến réo chuông trước cửa nhà bạn với thái độ ngạo mạn thì bạn không đề phòng sao ?». Bắc Kinh đã đòi Hoa Kỳ đình chỉ ngay lập tức các chiến dịch bảo vệ quyền tự do hàng hải và bản chất quốc tế của Biển Đông, mà Hải Quân Mỹ đã tiến hành trong vùng.
Theo Le Point, sự tăng vọt của các tiền đồn Trung Quốc ở vùng biển chiến lược này, cộng thêm với một chương trình phát triển tàu ngầm hạt nhân đang tăng tốc, đã nuôi dưỡng sự lo ngại của Mỹ về một khả năng tồi tệ nhất : Đó là Biển Đông trở thành « ao nhà » của Trung Quốc, nơi Hải Quân Mỹ bị cấm vào.
Mỹ củng cố đảo Guam thành căn cứ chính của thủy quân lục chiến
Chính trong bối cảnh đó mà theo Le Point, Mỹ đang có kế hoạch cho lực lượng thủy quân lục chiến tinh nhuệ của mình rầm rộ quay lại đảo Guam, một nơi được Lầu Năm Góc cho là có vị trí chiến lược thiết yếu trong thế kỷ 21 này, một căn cứ hậu cần thiết yếu để bảo đảm tuyến liên lạc giữa vùng California ở Mỹ cách đấy 9000 km, với châu Á đang trở thành buồng phổi của nền kinh tế thế giới.
Theo ghi nhận của Le Point, từ nay đến năm 2020, Guam sẽ trở thành căn cứ chính của thủy quân lục chiến Mỹ tại châu Á, với hơn 5000 quân, phối hợp với một lực lượng không nhỏ của Không Quân và Hải Quân Mỹ cũng được tăng cường, để đưa tổng cộng số linh Mỹ trên đảo lên thành 14.000 người.
Hiện nay, Guam đã trở thành nơi mà các hàng không mẫu hạm hay tàu ngầm nguyên tử Mỹ có thể ghé để được tiếp tế, trên đảo có vô số ăng ten vệ tinh cực mạnh để truyền đi hàng tỷ dữ liệu giữa châu Á và Washington.
Luật pháp hay sức mạnh sẽ thắng trên Biển Đông ?
Cục diện sắp tới sẽ ra sao ? Nhận định của Le Point khá bi quan. Theo tạp chí Pháp, nhiều chuyên gia cho rằng ảnh hưởng của Mỹ trong khu vực đang suy giảm, cho dù tân tổng thống Mỹ đã tỏ một số thái độ cứng rắn, thách thức Bắc Kinh về thương mại và Biển Đông.
Đối với các chuyên gia này, cho dù có hàng không mẫu hạm Mỹ vẫn tuần tra khu vực, ảnh hưởng của Mỹ chủ yếu thể hiện qua « quyền lực mềm » về kinh tế và văn hóa cũng như về quyết tâm bảo vệ đồng minh. Cả hai cột trụ này đều đang bị Donald Trump làm lung lay.
Le Point kết luận : Cuộc đọ sức trên Biển Đông không đơn thuần là cuộc chiến giành lấy một vài hòn đảo nhỏ, mà là một bài trắc nghiệm về trật tự thế giới trong thế kỷ 21, sẽ do luật pháp hay sức mạnh chi phối ? Việc Trung Quốc ngang nhiên chận bắt một chiếc tàu lặn không người lái của Mỹ vào tháng Giêng vừa qua là một lời cảnh báo, nhất là khi lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình, người muốn hiện thực hóa « giấc mơ Trung Hoa » lại không có thể tự do hành động, không thể nào lùi bước trên biển trước một dư luận trong nước đang muốn tái khẳng định sức mạnh có hàng thế kỷ trước đây của Thiên Triều. – RFI
*
3.
Mỹ thông báo với LHQ rút khỏi Hiệp ước Biến đổi Khí hậu Paris
Mỹ chính thức thông báo với Liên hiệp quốc rút ra khỏi Hiệp ước Biến đổi Khí hậu Paris, trong một văn kiện ban hành hôm 4/8, nhưng để ngỏ khả năng quay trở lại nếu các điều kiện được cải thiện có lợi cho Hoa Kỳ.
Trong thông cáo báo chí, Bộ Ngoại giao nói Mỹ sẽ tiếp tục tham gia các cuộc họp của Liên hiệp quốc về biến đổi khí hậu trong quá trình rút lui vốn dự kiến mất ít nhất 3 năm.
“Mỹ ủng hộ phương pháp cân bằng đối với chính sách khí hậu, giảm bớt khí thải và đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế và bảo đảm an ninh năng lượng,” thông cáo nói.
Tổng thống Donald Trump hồi tháng 6 loan báo quyết định rút ra khỏi Hiệp ước Paris với lý do hiệp ước này tiêu tốn hàng ngàn tỷ đô la của người Mỹ, làm mất công ăn việc làm của dân Mỹ và gây hại cho các ngành công nghiệp sản xuất dầu khí, than đá, nhiên liệu.
Tuy nhiên, nhà lãnh đạo Mỹ nói ông mở ngỏ khả năng tái thương thuyết lại hiệp ước. Các lãnh đạo thế giới và lãnh đạo doanh nghiệp cho rằng khó có khả năng thương lượng lại Hiệp ước mất nhiều thời gian đàm phán để được sự nhất trí của gần 200 quốc gia này.
Trong khi giới lãnh đạo Cộng hòa ở Quốc hội ủng hộ hành động của ông Trump, nhiều lãnh đạo doanh nghiệp chỉ trích rằng quyết định này là đòn giáng vào các nỗ lực quốc tế chống lại biến đổi khí hậu và đánh mất cơ hội tăng trưởng trong kỹ nghệ năng lượng sạch.
Thời hạn sớm nhất để Mỹ rút hoàn toàn ra khỏi Hiệp ước là 4/11/2020. - VOA
*
4.
Quốc Hội Lập Hiến Venezuela ra mắt
Sau một ngày trì hoãn so với dự kiến, ngày 04/08/2017, tổng thống Venezuela Nicolas Maduro đã chủ trì phiên khai mạc Quốc Hội Lập Hiến tại trụ sở Quốc Hội. Lễ ra mắt với 545 nghị sĩ, bất chấp sự phản đối của phe đối lập. Theo Hội Đồng Bầu Cử Quốc Gia, có hơn 8 triệu người đã tham gia bỏ phiếu Quốc Hội Lập Hiến, chỉ chiếm khoảng 41% tổng số cử tri của Venezuela. Dù tổng thống Nicolas Maduro khẳng định rằng « Quốc Hội Lập Hiến sẽ bảo đảm hòa bình » nhưng phe đối lập khẳng định đó là « một cuộc đảo chính » bằng nghị trường.
Thông tín viên RFI Julien Gonzalez tại Caracas gửi về bài tường trình :
Hình ảnh ấn tượng của ngày thứ Sáu là các nghị sĩ mới của Quốc Hội Lập Hiến bước vào nghị trường, hơn một năm rưỡi sau chiến thắng của phe đối lập trong bầu cử Quốc Hội Venezuela năm 2016.
Trong khuôn viên tòa nhà Quốc Hội, 545 nghị sĩ vừa được bầu hôm Chủ nhật vừa qua đã cùng chụp ảnh kỷ niệm dưới chân dung của cựu tổng thống Hugo Chavez và nhà cách mạng Simon Bolivar trước khi vào phòng bầu dục, phòng họp lớn nhất của nghị viện.
Buổi họp bắt đầu khoảng 13 giờ, giờ địa phương. Chủ tịch Quốc Hội Lập Hiến đã được chỉ định, đó là bà Delcy Rodriguez, một người trung thành với tổng thống Nicolas Maduro, từng là bộ trưởng Ngoại Giao vào thời điểm mà Caracas rút ra khỏi Tổ Chức Các Quốc Gia Châu Mỹ.
Các thủ tục hôm thứ Sáu kéo dài chưa tới hai tiếng đồng hồ. Bà chủ tịch Quốc Hội Lập Hiến cho biết các nghị sĩ sẽ bắt đầu làm việc trong phiên họp đầu tiên từ thứ Bảy.
Các nghị sĩ Quốc Hội Lập Hiến được đề nghị họp tại phòng bầu dục. Cần lưu ý rằng đây không phải là hội trường bán nguyệt, nơi các nghị sĩ đối lập chiếm đa số vẫn thường tổ chức phiên họp.
Phe đối lập quả quyết họ « sẽ tiếp tục công việc của mình tại Quốc Hội ». Ngoài ra, đối lập đã kêu gọi người dân Venezuela biểu tình, theo họ là để bảo vệ nghị viện. Về phần mình, chủ tịch Quốc Hội tiếp tục lên án Quốc Hội Lập Hiến là hiện thân cho sự « gian lận lớn nhất trong lịch sử Vênzuela". - RFI
*
5.
TQ diễn tập đánh sập trang web 'có hại'
Trung Quốc vừa tiến hành một cuộc diễn tập thực hành đóng cửa các trang web mà chính quyền cho là có hại.
Truyền thông nhà nước cho biết cuộc tập hôm 3/8 cũng buộc các trung tâm dữ liệu internet phải cung cấp thông tin của các chủ trang web.
Trung Quốc vốn đang thực hiện chế độ kiểm duyệt internet nghiêm ngặt.
Các nhà phân tích cho biết có vẻ Bắc Kinh đang muốn thắt chặt kiểm soát trước cuộc họp chính trị quan trọng vào cuối năm nay.
Bắc Kinh cũng gần đây đã bắt đầu tấn công VPN (mạng riêng ảo) cho phép người sử dụng Internet có thể phá vỡ kiểm duyệt và giám sát.
Phóng viên BBC John Sudworth ở Bắc Kinh, nói trong cuộc diễn tập hai tiếng rưỡi các trung tâm đã đóng sập một số trang web.
Ít nhất bốn đơn vị đã xác nhận tham gia cuộc tập trận, bao gồm cả nhà điều hành dịch vụ lưu trữ trực tuyến của Microsoft tại Trung Quốc, theo Reuters.
Một văn bản lưu truyền trên mạng được cho là của một đơn vị an ninh mạng ghi nhận cuộc diễn tập được tổ chức "để tăng cường an ninh trực tuyến cho Đại hội Đảng lần thứ 19 và giải quyết vấn đề các trang web nhỏ phổ biến thông tin có hại một cách bất hợp pháp".
Đại hội Đảng Cộng sản, cuộc họp chính trị quan trọng được tổ chức 5 năm một lần, sẽ được tổ chức vào mùa thu năm nay.
Trung Quốc có số lượng người dùng trực tuyến ngày càng tăng nhanh và nhiều người đã tìm ra lỗ hổng trong "bức vạn lý tường lửa" của nước này.
Apple gần đây đã gỡ bỏ một số ứng dụng VPN trên Apple Store ở Trung Quốc, nói công ty này buộc phải làm vậy vì các ứng dụng không tuân thủ các quy định mới của nước sở tại.
VPN cho phép người dùng kết nối internet qua máy tính khác - thường là ở một quốc gia khác - ẩn địa chỉ IP (internet protocol) và cho phép họ truy cập các trang web bị kiểm duyệt hoặc bị chặn bởi các nhà cung cấp dịch vụ của họ.
Bắc Kinh chặn một số trang web và ứng dụng truyền thông xã hội, bao gồm Facebook, Instagram và Twitter.
Các công cụ tìm kiếm như Google cũng bị chặn và truy cập vào nhiều phương tiện truyền thông nước ngoài, bao gồm cả BBC, bị hạn chế. - BBC
5.
TQ diễn tập đánh sập trang web 'có hại'
Trung Quốc vừa tiến hành một cuộc diễn tập thực hành đóng cửa các trang web mà chính quyền cho là có hại.
Truyền thông nhà nước cho biết cuộc tập hôm 3/8 cũng buộc các trung tâm dữ liệu internet phải cung cấp thông tin của các chủ trang web.
Trung Quốc vốn đang thực hiện chế độ kiểm duyệt internet nghiêm ngặt.
Các nhà phân tích cho biết có vẻ Bắc Kinh đang muốn thắt chặt kiểm soát trước cuộc họp chính trị quan trọng vào cuối năm nay.
Bắc Kinh cũng gần đây đã bắt đầu tấn công VPN (mạng riêng ảo) cho phép người sử dụng Internet có thể phá vỡ kiểm duyệt và giám sát.
Phóng viên BBC John Sudworth ở Bắc Kinh, nói trong cuộc diễn tập hai tiếng rưỡi các trung tâm đã đóng sập một số trang web.
Ít nhất bốn đơn vị đã xác nhận tham gia cuộc tập trận, bao gồm cả nhà điều hành dịch vụ lưu trữ trực tuyến của Microsoft tại Trung Quốc, theo Reuters.
Một văn bản lưu truyền trên mạng được cho là của một đơn vị an ninh mạng ghi nhận cuộc diễn tập được tổ chức "để tăng cường an ninh trực tuyến cho Đại hội Đảng lần thứ 19 và giải quyết vấn đề các trang web nhỏ phổ biến thông tin có hại một cách bất hợp pháp".
Đại hội Đảng Cộng sản, cuộc họp chính trị quan trọng được tổ chức 5 năm một lần, sẽ được tổ chức vào mùa thu năm nay.
Trung Quốc có số lượng người dùng trực tuyến ngày càng tăng nhanh và nhiều người đã tìm ra lỗ hổng trong "bức vạn lý tường lửa" của nước này.
Apple gần đây đã gỡ bỏ một số ứng dụng VPN trên Apple Store ở Trung Quốc, nói công ty này buộc phải làm vậy vì các ứng dụng không tuân thủ các quy định mới của nước sở tại.
VPN cho phép người dùng kết nối internet qua máy tính khác - thường là ở một quốc gia khác - ẩn địa chỉ IP (internet protocol) và cho phép họ truy cập các trang web bị kiểm duyệt hoặc bị chặn bởi các nhà cung cấp dịch vụ của họ.
Bắc Kinh chặn một số trang web và ứng dụng truyền thông xã hội, bao gồm Facebook, Instagram và Twitter.
Các công cụ tìm kiếm như Google cũng bị chặn và truy cập vào nhiều phương tiện truyền thông nước ngoài, bao gồm cả BBC, bị hạn chế. - BBC
*
6.
Cựu đại sứ Nga tại Mỹ: Các cuộc nói chuyện với Michael Flynn ‘hết sức minh bạch’
Cựu đại sứ Nga tại Washington, Sergei Kislyak, hôm thứ Bảy nói rằng những cuộc nói chuyện của ông với cựu cố vấn an ninh quốc gia Nhà Trắng Michael Flynn là minh bạch và tập trung vào các vấn đề hợp tác Mỹ-Nga.
Ông Kislyak kết thúc nhiệm kỳ tại Washington vào tháng 7 nhưng vẫn là một nhân vật chủ chốt trong các cuộc điều tra đang diễn tiến ở Mỹ về cáo buộc Moscow can dự vào cuộc vận động tranh cử tổng thống Mỹ năm 2016.
Ông Flynn bị buộc phải từ chức vào tháng 2 sau khi tin tức cho hay ông đã không tiết lộ nội dung các cuộc nói chuyện giữa ông với ông Kislyak và nói dối Phó Tổng thống Mike Pence về các cuộc gặp gỡ của họ.
"Chúng tôi chỉ nói về những điều đơn giản nhất...nhưng sự giao tiếp là hoàn toàn chính xác, bình tĩnh, hết sức minh bạch. Trong bất cứ tình huống nào, không hề có bí mật gì ở phía chúng ta," ông Kislyak nói trong một cuộc hội luận trên truyền hình Nga.
"Có một số vấn đề quan trọng cho sự hợp tác giữa Nga và Mỹ - hầu hết là khủng bố, và đó là một trong những điều mà chúng tôi đã thảo luận." - VOA
*
7.
Trung Quốc bắt nghi phạm ở Fiji, đưa về nước
Gần 80 nghi can trong các vụ lừa đảo trực tuyến và viễn thông đã bị đưa từ Fiji trở lại Trung Quốc.
Tân Hoa Xã dẫn lời Bộ Công an nước này hôm 5/8 cho biết rằng đây là lần đầu tiên lực lượng cảnh sát của Trung Quốc giải về nước nhiều nghi can đến vậy từ một quốc gia nằm ở Châu Đại Dương.
77 nghi phạm bị cáo buộc liên quan tới hơn 50 vụ việc có giá trị lên tới gần 1 triệu đôla.
Hình ảnh được báo chí Trung Quốc đăng tải cho thấy những người bị đưa về nước đội mũ màu đen chùm kín mặt và có số thứ tự dán trên áo.
Cảnh sát Trung Quốc đã phái một nhóm tới Fiji hôm 2/7 để làm việc với cảnh sát địa phương. Hôm 18/7, họ trấn áp 5 nhóm, bắt 77 nghi phạm và thu giữ các thiết bị như điện thoại, máy tính và thẻ ngân hàng.
Còn ở trong nước, công an cũng đã đột phá 8 băng nhóm và bắt 83 nghi phạm, theo Xinhua.
Trong một vụ riêng rẽ khác, Bộ Công An Trung Quốc hôm 4/8 thông báo đã đưa về nước 143 nghi can từ Indonesia, trong khi 10 người khác vẫn còn bị giữ tại quốc gia Đông Nam Á này để điều tra.
Một phần trong chiến dịch chống tham nhũng của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đó là đưa các nghi phạm tham nhũng và phạm tội kinh tế bị bắt ở nước ngoài về nước, theo Reuters. - VOA
*
8.
Thủ tướng Campuchia muốn cháu từ bỏ quốc tịch Mỹ
Thủ tướng Campuchia, nước có quan hệ không suôn sẻ với Mỹ vì những vấn đề như chiến tranh, di dân tị nạn và căng thẳng chính trị đôi lúc bùng phát, nói ông không muốn người cháu sinh ra ở Mỹ của ông mang hộ chiếu Mỹ.
Ông Hun Sen nói ông lo lắng rằng đứa cháu 14 tuổi của ông có thể đủ tiêu chuẩn để chiến đấu cho quân đội Mỹ.
Ông Hun Sen nói ông đang tìm cách để cháu của ông, người mà ông không nêu tên, từ bỏ quốc tịch Mỹ.
"Bây giờ tôi đang tìm cách để từ bỏ quốc tịch Mỹ của cháu tôi bởi vì có lẽ Mỹ sẽ gây chiến với một số nước và sẽ bắt cháu tôi đi lính," ông nói trong những bình luận đăng trên Facebook hôm thứ Năm.
Người cháu được sinh ra khi cha mẹ đang du học ở Mỹ. Ông Hun Sen, 64 tuổi và vợ Bun Rany có sáu người con, trong đó có một con gái nuôi mà họ đã từ. Hầu hết, nếu không muốn nói là tất cả họ, đều du học ở nước ngoài, trong đó có người con trai Hun Manet, người đã theo học tại Học viện Quân sự Hoa Kỳ ở West Point.
Công dân Mỹ hiện không bắt buộc phải thực hiện nghĩa vụ quân sự, dù nam giới được yêu cầu đăng ký nhập ngũ khi tròn 18 tuổi. Ông Hun Sen nói ông không muốn cháu ngoại của ông gia nhập quân đội Mỹ để chống lại các nước khác.
Công dân Mỹ phải chính thức tuyên bố từ bỏ quốc tịch của mình. Cha mẹ hay người nào khác không thể làm điều đó, cũng như bất cứ trẻ em nào dưới 16 tuổi vì chúng không được xem là đủ chín chắn. Người vị thành niên từ 16 đến 18 tuổi phải chứng tỏ mình sẵn lòng làm điều đó và với sự hiểu biết trọn vẹn về những hậu quả.
Ông Hun Sen có mối quan hệ không suôn sẽ với Mỹ, nước mà ông cảm thấy ủng hộ những đối thủ chính trị của ông. Washington chỉ trích thành tích của ông về nhân quyền nhưng cố gắng duy trì một mối quan hệ ổn định để bù lại ảnh hưởng mạnh mẽ của Trung Quốc ở Campuchia.
Tuy nhiên ông Hun Sen lại là người hâm mộ Tổng thống Donald Trump và thậm chí còn lên tiếng ủng hộ ông Trump trước cuộc bầu cử năm ngoái ở Mỹ, nói rằng trong tư cách một doanh nhân, ông Trump muốn hòa bình và có thể làm bạn với ông Vladimir Putin, trong khi bà Hillary Clinton từng thúc đẩy chiến tranh ở Syria khi bà còn là Ngoại trưởng.
Ông Hun Sen cũng bày tỏ sự đồng tình với sự khinh thị của ông Trump dành cho báo chí. - VOA
*
9.
Giới chức Vatican: Đức Giáo Hoàng Francis ‘yêu thích Trung Quốc’
Một giới chức Tòa Thánh Vatican hiện đang viếng thăm Bắc Kinh cho hay Đức Giáo Hoàng Francis “yêu thích Trung Quốc” – một quốc gia cộng sản hiện chưa thiết lập quan hệ ngoại giao với tòa thánh.
“Đức Giáo Hoàng Francis yêu thích Trung Quốc và người dân Trung Quốc, cũng như lịch sử Trung Quốc,” theo lời Giám Mục Marcelo Sanchez Sorondo, thuộc Hàn Lâm Viện Khoa Học Tòa Thánh, cho hay hôm Thứ Năm, theo tường thuật của tờ “Hoàn Cầu Thời Báo” của Trung Quốc.
Giám Mục Sorondo, người được coi là rất thân cận với Đức Giáo Hoàng Francis, hôm Thứ Sáu xác nhận với hãng thông tấn AFP là có phát biểu như trên.
Tòa Thánh Vatican và Trung Quốc không có quan hệ ngoại giao, nhưng từ khi lên nhậm chức năm 2013, Đức Giáo Hoàng Francis vẫn tìm cách tạo dựng mối quan hệ với Bắc Kinh, với hy vọng là sẽ nối kết được liên lạc với giáo dân Công Giáo ở lục địa.
Cuộc thương thuyết giữa hai bên bị cản trở về vấn đề ai có thẩm quyền bổ nhiệm gíam mục.
Khoảng 12 triệu tín đồ Công Giáo ở lục địa Trung Quốc phải chọn lựa giữa hàng giáo phẩm do đảng cộng sản Trung Quốc chọn lựa và bổ nhiệm, với những vị chủ chăn trung thành với Vatican.
Hồi Tháng Sáu vừa qua, Vatican bày tỏ sự “quan tâm lớn lao” về số phận của một giám mục thuộc giới hoạt động ngoài vòng kiểm soát của chế độ và bị bắt hồi giữa Tháng Năm.
Giám Mục Sorondo đến Bắc Kinh để dự một cuộc hội thảo về ghép nội tạng, một vấn đề Trung Quốc thường bị quốc tế lên án vì tình trạng buôn bán nội tạng cũng như lấy nội tạng của các tử tội.
Giám Mục Sorondo cho AFP hay Trung Quốc đang có nỗ lực chấm dứt tình trạng này. - nguoiviet
*
Tin Hoa Kỳ
10.
Thống đốc West Virginia bỏ Dân chủ theo Cộng hòa
Thống đốc bang West Virginia Jim Justice hôm thứ Năm tuyên bố rằng ông sẽ chuyển qua gia nhập Đảng Cộng hòa trong lúc Tổng thống Donald Trump ghé thăm tiểu bang vốn đang càng ngày càng trở nên bảo thủ hơn.
Ông Justice nói trước khoảng 9.000 ủng hộ viên của Tổng thống Trump tại một cuộc tập hợp ở thành phố Huntington rằng ông sẽ thay đổi đăng ký đảng phái vào ngày 4/8. Gần đây ông đã đến thăm Tòa Bạch Ốc hai lần với những đề xuất về ngành sản xuất và than đá, ông nói.
"Ông ấy là người tốt. Ông ấy có bản lĩnh. Ông ấy có những ý tưởng thực sự," ông Justice nói về ông Trump. "Ông ấy quan tâm đến nước Mỹ. Ông ấy quan tâm đến chúng ta ở West Virginia."
Ông Trump cho biết vài tuần trước họ đã trò chuyện về việc hợp tác cùng nhau để mở các mỏ than và tạo ra công ăn việc làm trong ngành sản xuất đồ đạc trong nhà và các hình thức sản xuất khác. "Nhưng Thống đốc Justice đã làm một điều gì đó khác rất quan trọng tối hôm nay. Ông ấy đã cho cả nước thấy rằng chủ trương của chúng ta vượt lên trên đảng phái," ông Trump nói.
Ông Justice đắc cử Thống đốc vào tháng 11 chỉ với 49 phần trăm số phiếu, kém 20 điểm phần trăm so với mức mà ông Trump nhận được tại bang này trong cuộc bầu cử Tổng thống.
Quyết định của ông Justice là một cú giáng đối với Đảng Dân chủ, hiện chỉ có 15 Thống đốc đang nắm quyền trong số 50 bang của Mỹ.
Ông Justice hôm thứ Năm giải thích rằng sở dĩ ông rời bỏ Đảng Dân chủ là vì lập trường của họ dẫn tới những hậu quả gây tổn hại cho người dân. Ông nói cả cha mẹ ông đều là những người trung thành với Đảng Cộng hòa. "Ngày hôm nay tôi nói với các bạn, người dân West Virginia, rằng tôi không thể giúp gì được cho các bạn trong tư cách là một Thống đốc theo Đảng Dân chủ," ông nói.
Chủ tịch Đảng Dân chủ West Virginia, Belinda Biafore, nói rằng ông Justice đã lợi dụng người dân bằng cách lấy tiền và phiếu bầu của họ. "Tôi nghĩ tất cả chúng ta đều có thể đoán được ông ta quan tâm tới ai ngày hôm nay và đó không phải là người dân West Virginia," bà nói. - VOA
*
11.
Tình báo Mỹ vẫn quan ngại ‘hơn bao giờ hết’ về Nga
Các quan chức tình báo hàng đầu của Hoa Kỳ vẫn tiếp tục quan ngại về nước Nga, dù cả Tổng thống Mỹ Donald Trump lẫn các giới chức Nga đều than phiền về các quan hệ đang xấu đi giữa hai nước.
"Các giá trị và các lợi ích của chúng ta không phải tự nhiên mà đi đôi với nhau", Giám Đốc Tình báo Quốc phòng Vincent Stewart nói với một số nhà báo trong tuần này.
"Nga muốn trở thành tâm điểm của ảnh hưởng trên sân khấu châu Âu. Sẽ có một cuộc tranh đua vĩnh viễn giữa chúng ta với nhà nước Nga để chiếm vai trò thống trị khu vực hay thế giới."
Phát biểu trước cuộc cãi vã công khai mới nhất giữa Tổng thống Trump với Quốc hội Mỹ về hướng tiếp cận của Washington đối với nước Nga, ông Stewart còn cảnh báo về khả năng của Moscow có thể can thiệp và định hình sân chơi.
Đây không phải là lần đầu tiên Trung Tướng Vincent Stewart, Giám đốc cơ quan Tình báo quốc phòng (DIA) từ tháng 7 năm 2015, cảnh báo về các ý đồ của Nga.
Trong phúc trình "Sức mạnh quân sự Nga" của DIA, phát hành vào cuối tháng 6, ông Stewart cảnh báo Nga "đang thao túng môi trường thông tin toàn cầu" và đặc biệt thành công ở Crimea và Syria trong việc "định hình môi trường thông tin cho phù hợp với các lợi ích của Moscow."
Bất chấp những lời cảnh cáo của Tướng Stewart và các quan chức tình báo cấp cao khác, Tổng thống Trump vẫn hối thúc việc cải thiện các quan hệ với Nga.
Tuần trước, ông Trump ký một đạo luật cho phép áp dụng các biện pháp trừng phạt mới, cứng rắn hơn đối với Nga, nhưng cùng lúc ông lên Twitter, cảnh báo về hậu quả của hành động đó.
"Mối quan hệ của chúng ta với Nga đang ở mức thấp nhất và nguy hiểm nhất từ trước tới nay", và ông nói thêm: "Bạn có thể cảm ơn Quốc hội (về sự thể đó)."
Ông Trump cũng bác bỏ những lo ngại về nhiều cuộc điều tra tiến hành song song về khả năng có sự thông đồng giữa ban vận động tranh cử tổng thống của ông Trump và người Nga. Ông nói tại một cuộc mít tinh ở West Virginia hôm thứ Năm:
"Câu chuyện về Nga là chuyện hoàn toàn bịa đặt."
Các quan chức Nga lập tức góp giọng đồng ý với quan điểm của Tổng thống Trump.
Phát ngôn viên điện Kremlin Dimitry Peskov nói với các nhà báo hôm thứ Sáu 4/8 khi được hỏi về mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Nga đang sa sút xuống mức "thấp nguy hiểm":
"Thật đáng tiếc, Washington ngày càng rơi sâu hơn vào thế nhai đi nhai lại những luận điệu nhàm chán của thời kỳ Chiến tranh Lạnh sơ khai", đại sứ quán Nga ở Nam Phi viết trên Twitter.
Ngoài Giám đốc Cơ quan Tình báo Quốc phòng, các quan chức tình báo hàng đầu khác của Hoa Kỳ cũng cảnh báo về các hoạt động nhằm tăng cường ảnh hưởng của Nga.
Giám Đốc An ninh Quốc gia Dan Coats:
“Họ đang tìm cách làm suy yếu nền dân chủ Tây phương.”
Phát biểu trước Diễn đàn An ninh Aspen vào cuối tháng trước, Giám đốc Cơ quan Tình báo Quốc gia Dan Coats thừa nhận các nỗ lực của Nga để tăng cường ảnh hưởng "tinh tế hơn trước đây nhiều".
Giám đốc CIA Mike Pompeo, người được Tổng thống Trump đề cử như Giám Đốc Tình báo Quốc gia Dan Coats, nói tại cùng diễn đàn rằng không có nghi ngờ gì trong tâm trí của ông, là người Nga sẽ tiếp tục tìm cách xen vào các cuộc bầu cử ở Mỹ.
Tuy nhiên ông Pompeo từ chối gạt hẳn giải pháp hợp tác với Nga trong những lĩnh vực mà Moscow và Washington có thể tìm thấy đáp số chung, như nỗ lực chống khủng bố. - VOA
*
12.
Không cấp visa, Bộ Ngoại giao Mỹ bị kiện
Hàng chục người Yemen và Iran được phép di cư tới Mỹ ngày 4/8 kiện Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ vì không tiến hành thụ lý đơn xin visa của họ sau khi lệnh cấm du hành của Tổng thống Donald Trump được tái tục.
Lệnh cấm của ông Trump từng bị các tòa dưới ngăn cản trước khi được Tòa Tối cao cho tái tục một phần hồi tháng sáu. Lệnh cấm tạm thời không cho công dân từ các nước có đa số dân theo Hồi giáo, trong đó có Yemen và Iran, nhập cảnh Mỹ nếu không có liên hệ mật thiết gia đình hay làm ăn tại Hoa Kỳ.
Phán quyết của Tòa Tối cao giúp giảm số người bị ảnh hưởng bởi lệnh cấm. Tuy nhiên, số phận hàng ngàn người từ 6 nước trong danh sách trúng xổ số visa của chính phủ Mỹ năm ngoái không rõ sẽ ra sao
Một email từ chính phủ Mỹ gửi những người may mắn trúng xổ số đang chờ được cấp visa khuyến cáo rằng có thể họ sẽ không được cấp visa do lệnh cấm du hành 90 ngày của Tổng thống Trump
Trong đơn kiện gửi lên Tòa án ở thủ đô Washington D.C., hơn 90 người trúng số visa gốc Yemen và Iran tố cáo vì lệnh cấm du hành mà chính phủ Mỹ từ chối cấp visa mà họ may mắn trúng được theo chương trình ‘Visa đa dạng’.
Luật sư đại diện nhóm này khẳng định điều này không công bằng, phi pháp, vô lý và rằng ông sẽ đi tới cùng để tranh đấu cho quyền của thân chủ.
Bộ Ngoại giao Mỹ chưa bình luận về việc này.
Nhóm đương đơn yêu cầu chính phủ Mỹ xử lý đơn xin visa cho họ trước ngày 30/9 tới đây, ngày hợp lệ hạn chót để họ được nhận visa.
Chương trình xổ số visa mỗi năm thu hút khoảng 14 triệu người tham gia là cơ hội sang Mỹ định cư cho người từ các nước có tỷ lệ di dân sang Mỹ thấp. - VOA
*
13.
Chính quyền Trump ngăn chặn rò rỉ thông tin, nhưng vấp phải quyền tự do báo chí
Các thông tin về nội bộ Nhà Trắng lục đục liên tiếp bị phát tán, gây không ít rắc rối khó chịu cho tổng thống Donald Trump. Hôm qua, 04/08/2017, bộ trưởng Tư Pháp Mỹ đã phải ra tay. Ông Jeff Sessions thông báo sẽ tăng gấp ba lần các cuộc điều tra về các vụ phát tán thông tin mật của chính quyền ra bên ngoài và trước mắt đã có 4 người bị truy tố, liên quan đến các vụ rò rỉ tin cho báo chí.
Từ Washington, thông tín viên Jean Louis Pourtet cho biết thêm chi tiết:
"Bộ Tư Pháp đã tăng gấp ba số các cuộc điều tra nhằm vào những quan chức chính quyền không giữ miệng. Giờ đây bộ này còn muốn trừng phạt cả những người nhận những thông tin bị rò rỉ ra bên ngoài, đó là các nhà báo. Nhưng làm thế nào ? Bằng cách ra các quy định buộc các nhà báo phải tiết lộ danh tính nguồn tin mà họ có. Thế nhưng đây là điều mà một ký giả đàng hoàng vẫn luôn từ chối. Bởi vì điều đó đi ngược lại đạo đức nghề nghiệp của họ.
Bởi vậy, những phát biểu của ông Jeff Sessions đã gây lo ngại thực sự trong giới truyền thông và chắc báo chí Mỹ sẽ phải có phản ứng. Tuy nhiên, bộ trưởng Tư Pháp nhấn mạnh sự cần thiết phải thiết lập cân bằng giữa tự do báo chí và vấn đề an ninh quốc gia, có thể bị nguy hiểm nếu một số thông tin mật bị phát tán. Các nhà báo là người giữ quyền quyết định đâu là tin đe doạ an ninh quốc gia và đâu là tin mà công chúng có quyền được biết.
Việc phổ biến nội dung cuộc điện đàm của ông Trump với tổng thống Mêhicô và thủ tướng Úc không gây nguy hại gì đến an ninh quốc gia. Đó đơn thuần chỉ là thông tin không làm hài lòng ông Donald Trump".
Trong một diễn biến khác liên quan đến chính quyền Trump, hôm qua, nhật báo New York Times cho biết các nhà điều tra nghi vấn Nga can dự vào bầu cử tổng Mỹ, làm việc dưới sự chỉ đạo của thẩm phán đặc biệt Rober Mueller, đã đề nghị Nhà Trắng cung cấp các tài liệu liên quan cựu cố vấn an ninh quốc gia Michael Flynn.
Nhật báo Mỹ bình luận, dù không phải là một lệnh chính thức, nhưng đây là lần đầu tiên nhóm điều tra của thẩm phán Mueller yêu cầu Nhà Trắng cung cấp tài liệu để phục vụ điều tra một vụ việc liên quan đến chính quyền Trump. - RFI
*
14.
Nhân viên Hạ Viện Mỹ gặp cựu tình báo viết chuyện bí mật của TT Trump
Hai nhân viên thuộc Ủy Ban Tình Báo Hạ Viện do đảng Cộng Hòa kiểm soát đến London, Anh, hồi đầu mùa Hè này để tìm cựu nhân viên tình báo Anh, người soạn thảo ra một hồ sơ gây tranh cãi liên quan đến quan hệ giữa Tổng Thống Donald Trump và Nga, theo báo mạng Politico, dẫn lời ba người biết sự việc này cho biết.
Chuyến đi không được công khai này cho thấy tầm quan trọng của bộ hồ sơ dày 35 trang mà ông Christopher Steele viết hồi năm ngoái và gởi cho giới chức điều tra ở Quốc Hội để xem xét liệu có sự thông đồng giữa Moscow và ban vận động của ông Trump không.
Chuyện này cũng làm gia tăng căng thẳng giữa các nhà lập pháp của Hạ Viện và Thượng Viện, trong lúc họ cùng điều tra sự liên hệ giữa Tổng Thống Trump và Nga.
Các nhà lập pháp Cộng Hòa thuộc Ủy Ban Tình Báo Hạ Viện không báo cho các đồng viện Dân Chủ trong cùng ủy ban, Ủy Ban Tình Báo Thượng Viện, và ngay cả điều tra viên đặc biệt Robert Muller, biết họ đang tìm cách tiếp cận ông Steele.
Nhân viên ủy ban Hạ Viện để thông tin liên lạc tại hai địa chỉ liên quan đến ông Steele, một cựu nhân viên của MI6, cơ quan tình báo của Anh.
Một trong hai địa chỉ này là văn phòng luật sư của ông Steele, nơi cựu nhân viên tình báo này gặp luật sư của mình khi nhân viên ủy ban Hạ Viện đến.
Các giới chức Thượng Viện, mà đài truyền hình NBC News nói rằng đang thương thuyết để phỏng vấn riêng với ông Steele, sợ rằng tiếp cận ông Steele mạnh mẽ quá có thể làm ông lo ngại, đổi ý, không hợp tác với cuộc điều tra nữa.
Hồ sơ dài 35 trang do ông Steele viết có nhiều chi tiết chưa được kiểm chứng, trong đó nói rằng Nga thông đồng với ban vận động của ông Trump trong cuộc bầu cử năm 2016, và được đăng toàn bộ trên báo mạng BuzzFeed hôm 10 Tháng Giêng.
Hiện chưa rõ ai là người cử hai nhân viên đến London.
Chủ tịch Ủy Ban Tình Báo Hạ Viện hiện nay là Dân Biểu Devin Nunes (Cộng Hòa-California), thành viên trong ủy ban chuyển tiếp của ứng cử viên thắng cử Donald Trump.
Hồi Tháng Ba, ông Nunes từng bí mật đến Tòa Bạch Ốc để đọc các báo cáo tình báo liên quan vụ Tổng Thống Trump tố cáo ông bị chính quyền Barack Obama nghe lén. - nguoiviet
*
15.
McMaster và Bannon cãi vã, Tướng Mattis phải can ngăn
Bộ Trưởng Quốc Phòng James Mattis hồi tháng trước phải can ngăn cuộc cãi vã giữa Cố Vấn An Ninh Quốc Gia HR McMaster và ông Stephen Bannon, chiến lược gia Tòa Bạch Ốc, xảy ra trong phiên họp chính sách về vấn đề Afghanistan.
Theo trang mạng TheHill, sự bất hòa giữa hai ông McMaster và Stephen Bannon không phải là điều mới mẻ. Hai người từng gấu ó nhau từ hồi Tháng Tư, khi ông McMaster được Tổng Thống Donald Trump bổ nhiệm vào chức vụ cố vấn an ninh quốc gia.
Không lâu sau khi nhận chức vụ, ông McMaster loại ông Bannon ra khỏi ủy ban Principals Commitee, thuộc Hội Đồng An Ninh Quốc Gia.
Theo tường thuật của trang mạng ThePolitico, ông McMaster tin rằng ông Bannon, cựu giám đốc điều hành tờ báo mạng Breitbart có khuynh hướng cực hữu, là người đứng đằng sau những rò rĩ thông tin tiêu cực về ông.
Người ta cho rằng quan hệ giữa ông McMaster với ông Trump rất “mỏng”, mặc dù tổng thống có ý định giữ ông trong Hội Đồng An Ninh Quốc Gia ít nhất trong thời điểm hiện tại.
Tuy quan hệ không mặn mà với hai ông Trump và Bannon, nhưng ông McMaster giành được thế liên minh với ông John Kelly, cựu bộ trưởng Nội An, người vừa được đề cử làm chánh văn phòng Tòa Bạch Ốc hồi tuần trước.
Có nguồn tin cho hay, ông Kelly bảo với ông McMaster rằng ông muốn ông McMaster vẫn tiếp tục làm cố vấn an ninh quốc gia và cho phép ông muốn thay đổi nhân sự trong hội đồng ra sao tùy ý.
Theo Politico, tuần này ông McMaster cách chức ông Ezra Cohen-Watnick, phụ tá tình báo hàng đầu ở Tòa Bạch Ốc, người từng được ông Michael Flynn tuyển vào.
Ông Flynn là người tiền nhiệm của ông McMaster. - nguoiviet
*
Tin Việt Nam
16.
Tuyên bố ASEAN bị trì hoãn vì Việt Nam bất đồng về lập trường Biển Đông
Các bộ trưởng ngoại giao của các nước Đông Nam Á đã không đưa ra được một bản tuyên bố thường lệ vào cuối hội nghị cao cấp hôm thứ Bảy sau khi các nhà ngoại giao cho biết là không có sự đồng thuận về việc nhắc tới các tranh chấp ở Biển Đông như thế nào, cụ thể là vì đòi hỏi từ Việt Nam.
Biển Đông lâu nay vẫn là vấn đề gai góc nhất cho Hiệp hội Các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) với nhiều ý kiến khác nhau trong khối 10 thành viên về cách thức ứng phó trước sự quyết đoán và hoạt động xây cất của Trung Quốc cũng như việc nước này đưa thiết bị quân sự tới những đảo nhân tạo trong vùng biển tranh chấp.
Phát ngôn viên bộ ngoại giao Philippines, Robespierre Bolivar, không chính thức đưa ra lý do về sự trì hoãn và nói rằng tuyên bố sẽ được đưa ra sau một loạt các sự kiện khu vực do Manila tổ chức trong vài ngày tới.
Tuy nhiên những nhà ngoại giao từ ba nước ASEAN nói với hãng tin Reuters rằng sự trì hoãn là do Việt Nam, một trong số bốn nước có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc, muốn văn bản này đề cập tới sự cần thiết phải tránh những hoạt động bồi đắp cải tạo đất và quân sự hóa.
"Chỉ có mỗi Việt Nam là kháng cự. Có lẽ ngày mai, mọi chuyện sẽ được giải quyết," Reuters dẫn lời một nhà ngoại giao tham gia quá trình soạn thảo tuyên bố nói.
Bản dự thảo của tuyên bố mà Reuters xem qua hôm thứ Năm là phiên bản được giảm nhẹ so với phiên bản vào năm ngoái và gạt bỏ những đề cập tới chuyện bồi đắp cải tạo đất và quân sự hóa của Trung Quốc ở Biển Đông.
Trung Quốc cực kỳ nhạy cảm về việc ASEAN đề cập tới chuyện nước này mở rộng năng lực quân sự của họ trên các đảo và một số thành viên lo ngại về những hệ lụy có thể xảy khi làm Bắc Kinh phật lòng vì sức mạnh quân sự và kinh tế của cường quốc này.
Sự bất đồng của ASEAN về câu chữ làm nổi bật ảnh hưởng đang lớn dần của Trung Quốc vào lúc có những bất định về việc liệu chính quyền mới của Mỹ có ưu tiên các mối quan hệ với ASEAN, và tìm cách kiểm soát những hoạt động hàng hải gây tranh cãi của Bắc Kinh hay không. - VOA
*
17.
Chưa thấy tên ông Trịnh Xuân Thanh trên trang Interpol --- Cựu chuyên viên ngoại giao Mỹ: ‘Việt Nam không tuân thủ nguyên tắc cuộc chơi’
Tên của nhân vật hiện là tâm điểm của tranh cãi ngoại giao Việt – Đức vẫn chưa có trên trang web “những người bị truy nã” của tổ chức Cảnh sát Hình sự Quốc tế (Interpol), dù Hà Nội từng tuyên bố truy lùng ráo riết ông trên toàn thế giới.
Danh sách các nhân vật bị truy nã trên toàn cầu của Interpol hôm 5/8, trong đó có nhiều công dân Việt Nam, chưa có ai tên là Trịnh Xuân Thanh.
Gần một năm trước, Bộ Công an Việt Nam phát lệnh khởi tố và truy nã quốc tế đối với Cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty Xây lắp dầu khí Việt Nam vì “cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.
Mới đây, Bộ Công an Việt Nam ra thông cáo nói rằng ông Thanh đã “ra đầu thú” hôm 31/7. Không lâu sau đó, Bộ Ngoại giao Đức lên tiếng cáo buộc Hà Nội “bắt cóc” ông tại Berlin.
Chưa rõ vì sao tên của ông Thanh chưa xuất hiện trên trang Interpol gần một năm qua dù quan chức công an Việt Nam từng nhiều lần nhấn mạnh phối hợp với Cảnh sát Hình sự Quốc tế truy tìm ông trên toàn cầu.
Báo điện tử VnExpress từng dẫn lời ông Phan Văn Vĩnh (Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát, Bộ Công an) cho biết rằng “Việt Nam đã liên hệ các cơ quan có thẩm quyền của Đức, Mỹ, Canada, Séc... phối hợp truy tìm” ông Thanh theo lệnh truy nã quốc tế.
Thứ trưởng Bộ Công an Lê Quý Vương cũng từng được trang mạng này dẫn lời nói rằng “Ban thư ký của Interpol đã ra lệnh truy nã quốc tế ông Trịnh Xuân Thanh từ 29/9 (năm 2016), sau khi nhận được yêu cầu của cơ quan điều tra Việt Nam”.
Mới đây nhất, hôm 3/8, luật sư của ông Thanh xác nhận với VOA tiếng Việt rằng cựu quan chức tỉnh Hậu Giang này đã nộp đơn xin tị nạn chính trị ở Đức để được bảo vệ do lo sợ không được đảm bảo về mặt luật pháp ở Việt Nam.
Chính phủ Đức đã yêu cầu Hà Nội cho phép ông trở lại quốc gia Tây Âu này để được xét đơn cũng như để cân nhắc yêu cầu dẫn độ ông của Việt Nam. - VOA
***
Câu chuyện ông Trịnh Xuân Thanh có mặt ở Việt Nam bằng con đường đầu thú, theo cách nói của phía Việt Nam, hay bị bắt cóc, theo như phía Bộ ngoại giao Đức gọi là “cách thức trong những phim kinh dị thời Chiến tranh lạnh”, vẫn tiếp tục là đề tài bàn tán sôi nổi của truyền thông quốc tế.
Sự kiện truy bắt một bị can đang bị truy nã của Việt Nam tại một quốc gia khác bằng phương cách ‘vô tiền khoáng hậu’ này được các chuyên viên ngoại giao Việt Nam và quốc tế nhận định như thế nào?
Vi phạm chuẩn mực ngoại giao
Hãng tin AP ngày 2 tháng 8 trích lời phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Đức, Martin Schaefer, nói rằng chính phủ Đức không nghi ngờ gì việc đại sứ quán Việt Nam và cơ quan tình báo nước này có dính líu vào vụ bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh vào ngày 23 tháng 7.
Theo lời ông Martin Schaefer, việc bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh ngay trên nước Đức là một sự vi phạm luật pháp quốc tế và luật pháp nước Đức chưa hề có tiền lệ.
Từ Fresno, California, ông David Brown, nhà cựu ngoại giao Hoa Kỳ từng sống và làm việc nhiều năm ở Việt Nam bình luận về sự việc này với chúng tôi qua email, ông cho biết quan điểm của mình.
“Công an Việt Nam đã không tuân thủ nguyên tắc của cuộc chơi. Với sự tiếp tay của Đại sứ Việt Nam Đoàn Xuân Hùng, họ đã vi phạm các chuẩn mực ngoại giao đã được thiết lập tốt bằng cách bắt cóc Trịnh Xuân Thành và trục xuất ông ta ra khỏi nước Đức. Berlin đúng là thật sự đã rất tức giận.
Chính quyền Việt Nam đã biết Thanh đang tìm kiếm quy chế tỵ nạn ở Đức. Các quan chức hàng đầu như Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hoặc Phó Thủ tưởng Phạm Bình Minh cũng từng đã đề cập trực tiếp với chính phủ Đức vấn đề dẫn độ Trịnh Xuân Thanh về Việt Nam tại cuộc họp hội nghị thượng đỉnh G-20 diễn ra ở Đức vào tháng 7 vừa qua.”
Về việc này, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Đức cũng có nhắc đến. Ông cho biết hai nước đã gặp nhau bên lề Thượng đỉnh G20 hồi tháng 7 vừa qua để thảo luận đề nghị từ phía Hà Nội là muốn Đức trục xuất ông Thanh.
Khả năng có sự thoả thuận
Tất cả diễn biến của câu chuyện Trịnh Xuân Thanh cho đến thời điểm này được ông Lê Hưng Quốc, chuyên gia đối ngoại, Nguyên Phó Giám đốc thường trực Sở Ngoại vụ, trực thuộc Bộ Ngoại giao Việt Nam, ngày 3 tháng 8, từ Sài Gòn, đưa ra một góc nhìn khác mang tính chất “chưa đưa ra nhận định vội vàng”. Ông cho biết.
“Đây không phải là vấn đề chính trị. Đây là vấn đề tham nhũng. Tham nhũng thì nước nào cũng có, cũng phải có biện pháp để trị. Các quốc gia không ủng hộ chuyện tham nhũng.”
Khi được hỏi về liệu có sự vi phạm luật pháp quốc tế như lời phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Đức, Martin Schaefer đã lên tiếng hay không? Ông Lê Hưng Quốc cho biết.
“Nếu nói về luật pháp quốc tế thì nó rất chung chung và vô cùng. Nhưng đây không phải là câu chuyện về luật pháp quốc tế mà là câu chuyện giữa hai nước.
Tôi không hình dung là câu chuyện này làm như thế nào. Nhiều người nói là bắt cóc, nhưng tôi lại không có thông tin, chuyện bắt cóc ấy làm sao qua biên giới được. Cho nên cũng không loại trừ khả năng như Bộ ngoại giao đã nói là anh này đã đến lúc về nước để giải trình, vì tội tham nhũng thì chả có nước nào dung chứa cả.”
Ông Lê Hưng Quốc nói rằng theo ý kiến của ông, ông nhìn thấy có hai cách để dư luận nhận xét về vụ Trịnh Xuân Thanh.
“Người mà không thích Việt Nam thì nói là đây là bắt cóc rồi, đã vi phạm luật. Thế nhưng người mà nắm được sự kiện thì có thể đây là một thoả thuận nào đó.”
Khi được hỏi quan điểm riêng của ông trên góc nhìn ngoại giao, ông chia sẽ rằng cần phải thận trọng trước khi đưa ra kết luận.
“Rõ ràng bây giờ là thế kỷ 21 rồi, và các nước cũng đều đang phát triển. Văn minh thế giới cũng rất rõ rồi. Cho nên tôi không loại trừ khả năng có những thoả thuận. Thế nhưng không phải thoả thuận nào cũng công bố trên báo đài đâu?”
Tối ngày 3 tháng 8, truyền hình Việt Nam, kênh VTV1 đăng hình ảnh ông Trịnh Xuân Thanh trong một đoan video thú nhận ông “đã làm một việc nông nổi” và ông “cần phải quay về để đối diện với sự thật”.
Sẽ nhanh chóng được giải quyết
Trước đó, ngày 2 tháng 8, Bộ Ngoại giao Việt Nam lần đầu lên tiếng với phát biểu của bà Lê Thị Thu Hằng, phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Việt Nam, nói rằng “Việt Nam rất lấy làm tiếc về phát ngôn của Bộ Ngoại giao Đức đưa ra” và Việt Nam rất coi trọng mối quan hệ giữa hai nước Việt – Đức.
Chúng tôi đặt vấn đề về khả năng mối quan hệ giữa hai nước sau sự việc này như thế nào, ông David Brown cho biết, theo nhận định của ông, việc này sẽ “chìm dần” bằng hình thức ngoại giao.
“ Hà Nội cần phải biết rằng sẽ mất một khoảng thời gian nhiều tháng trước khi các toà án ở Đức ra quyết định về qui chế tỵ nạn của Trịnh Xuân Thanh, và không cần thiết phải xử lý như thế. Họ đã nghĩ rằng họ có thể loại trừ ông ta một cách gọn gàng, và họ đã làm như thế.
Sau một thời gian ngắn, sau những lời xin lỗi, gửi một Đại sứ mới sang Berlin, vụ việc sẽ được giải quyết và sẽ lắng xuống. Có lẽ họ đúng. Giữa Việt Nam và Đức có nhiều lợi ích chung, và sẽ không có lợi nếu cả hai kéo dài chuyện này.”
Về việc này, ông Lê Hưng Quốc có quan điểm tương đồng với ông David Brown, ông khẳng định sự việc sẽ được giải quyết qua kênh ngoại giao.
“Quan điểm cá nhân của tôi, việc này không ảnh hưởng đến quan hệ giữa hai nước. Quan hệ Việt Nam với Đức là xu thế.
Tôi không hình dung được vì chuyện này mà Đức cấm vận hay tuyên chiến với Việt Nam. Bởi vì câu chuyện này là câu chuyện tham nhũng chứ không phải vấn đề nhân quyền hay chính trị.”
Sau những ngày giữ im lặng, thì ngày 4 tháng 8, Ngoại trưởng Đức Sigmar Gabriel phát biểu trong cuộc họp báo tại Wolfsburg rằng không có điều gì sai với suy luận ông Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc là có sự hổ trợ của viện chức tình báo Việt Nam và Đại sứ quán Việt Nam ở Đức. Ngoại trưởng Sigmar nhấn mạnh trong buổi họp báo, phía Đức không thể chấp nhận việc Việt Nam đưa ông Trịnh Xuân Thanh ra khỏi Đức bằng hình thức mà ông gọi là “người ta thấy khi xem phim kinh dị thời Chiến tranh lạnh.” - RFA
*
18.
Phóng viên Không biên giới ‘điểm danh’ nhân quyền Việt Nam
Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) cho biết họ rất lo ngại về việc chính quyền Việt Nam đột ngột gia tăng đàn áp những người bất đồng chính kiến, nhắc tới bảy blogger và các nhà báo công dân bị bắt giữ trong những tuần gần đây và hai người bị tuyên án tù nhiều năm.
RSF nói chỉ riêng trong hai tuần vừa qua, năm người đã bị bắt vì tội "hoạt động nhắm lật đổ chính quyền nhân dân" theo điều 79 của Bộ luật Hình sự vì những gì mà họ đăng tải lên mạng.
Nhóm này bao gồm bốn cựu tù nhân lương tâm là hai blogger Phạm Văn Trội và Nguyễn Trung Tôn, nhà báo Trương Minh Đức và luật sư nhân quyền Nguyễn Bắc Truyển – tất cả đều bị bắt vào ngày 30 tháng 7.
Họ bị tố cáo dính líu tới luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài, một thành viên của Hội Anh em Dân chủ, một hội cựu tù nhân lương tâm. Ông Đài bị bắt vào tháng 12 năm 2015 về tội danh "tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam" theo điều 88 của Bộ luật Hình sự.
"Chúng tôi kiên quyết lên án các vụ bắt giữ và xét xử giả tạo trong những tuần qua," RSF nói trong một thông cáo. "Nhờ công nghệ mới, các nhà báo công dân ở Việt Nam có thể viết về những diễn biến và mô tả thực tế của đất nước một cách sống động khác với tuyên truyền của nhà nước."
"Những vụ bắt giữ tùy tiện này kêu gọi một phản ứng hữu hiệu từ cộng đồng quốc tế, và cộng đồng quốc tế phải gây sức ép để nhà chức trách Việt Nam phóng thích những người bị giam giữ và ngừng sách nhiễu các nhà báo công dân," RSF nhấn mạnh.
Việt Nam xếp hạng 175 trên tổng số 180 quốc gia trong Chỉ số Tự do Báo chí Thế giới 2017 do RSF thực hiện. - VOA
*
19.
Lũ miền Bắc ‘thổi bay’ hơn 500 tỷ đồng, 33 người chết và mất tích
Ngày 4 Tháng Tám, theo phúc trình của Ban Chỉ Ðạo Trung Ương Về Phòng Chống Thiên Tai và tổng hợp từ các tỉnh Yên Bái, Sơn La, Ðiện Biên, Lai Châu, Bắc Kạn, Cao Bằng,… những nơi chịu thiệt hại nặng nề do lũ ống, lũ quét, mưa lũ, hiện tổng thiệt hại về vật chất đã lên tới 538.2 tỷ đồng.
Tính đến sáng cùng ngày, có chín người chết, 24 người còn đang mất tích và 12 người bị thương nặng phải cấp cứu tại các bệnh viện, trung tâm y tế. Ngoài ra, gần 200 căn nhà, trường học bị lũ cuốn trôi hoặc đánh sập hoàn toàn; 131 hécta lúa bị cuốn trôi, vùi lấp do sạt lở; cả ngàn gia súc, gia cầm bị chết…
Lũ cũng đã gây ra tình trạng sạt lở tại nhiều tuyến đường ở huyện Nậm Nhùn, Mường Tè, tỉnh Lai Châu và rải rác ở tỉnh Ðiện Biên, Sơn La,… với khối lượng đất đá vùi lấp 55,000 khối.
Riêng ở huyện Mù Cang Chải, Yên Bái, khoảng 16,500 khối đá chôn vùi hoàn toàn tuyến đường tổ 8, thị trấn Mù Cang Chải và đường đi xã Chế Cu Nha. Ngoài ra, lũ đã cuốn trôi 3 cây số đường tỉnh lộ 109 làm xã Nậm Chiến và thủy điện Nậm Chiến, huyện Mường La, Sơn La, bị cô lập.
Báo Lao Ðộng dẫn dự báo thời tiết của Trung Tâm Dự Báo Khí Tượng Thủy Trung Ương cho biết, do ảnh hưởng của rãnh áp thấp có trục đi qua Bắc Bộ nối với vùng xoáy thấp phát triển từ mặt đất lên tới 5,000 mét, nên ở Bắc Bộ một số nơi có mưa rất to từ tối ngày 3 đến sáng 4 Tháng Tám, đe dọa tiếp tục gây sạt lở đất và lũ quét trên các sông, suối nhỏ tại các tỉnh ở vùng núi phía Bắc, đặc biệt tại Lai Châu, Ðiện Biên, Sơn La, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Cao Bằng. - nguoiviet
*
20.
Hà Nội: Cá chết trắng hồ quận Đống Đa
Hàng trăm ký cá chết nổi trắng hồ Hoàng Cầu, quận Đống Đa, đã bắt đầu phân hủy, bốc mùi hôi tanh nồng nặc cả khu vực dân cư rất khó chịu.
Đây là lần thứ ba xảy ra tình trạng cá chết ở hồ Hoàng Cầu. Trước đó, hồi Tháng Sáu, 2017, và Tháng Sáu, 2016, cũng đã xảy ra tình trạng này. Đặc biệt trong ngày 8 Tháng Sáu, 2016, số lượng cá chết ở hồ Hoàng Cầu lên tới 40 tấn.
Nói với báo Tuổi Trẻ, nhiều người dân sống quanh hồ Hoàng Cầu cho hay chiều tối 3 Tháng Tám, cá bắt đầu nổi trên mặt nước đớp khí, lác đác con nằm ngửa bụng. Sáng ngày 4 Tháng Tám thì cá chết đã kết thành mảng nổi trắng bốn góc hồ, chủ yếu là cá chép, cá trôi, rô phi.
Theo quan sát, cá trong hồ có biểu hiện bị thiếu ôxy vì rất nhiều cá chưa chết ngoi lên mặt nước đớp khí, và dù trên mặt hồ được lắp đặt nhiều máy sục khí cùng bè thủy sinh nhưng hiện tượng cá chết ở hồ Hoàng Cầu tiếp tục lập lại.
Nhận được tin báo, công ty thoát nước Hà Nội đã điều động công nhân sử dụng canô vớt cá chết trên mặt hồ, dọn dẹp vệ sinh. - nguoiviet
Link:
http://bit.ly/2kWPNo9
6.
Cựu đại sứ Nga tại Mỹ: Các cuộc nói chuyện với Michael Flynn ‘hết sức minh bạch’
Cựu đại sứ Nga tại Washington, Sergei Kislyak, hôm thứ Bảy nói rằng những cuộc nói chuyện của ông với cựu cố vấn an ninh quốc gia Nhà Trắng Michael Flynn là minh bạch và tập trung vào các vấn đề hợp tác Mỹ-Nga.
Ông Kislyak kết thúc nhiệm kỳ tại Washington vào tháng 7 nhưng vẫn là một nhân vật chủ chốt trong các cuộc điều tra đang diễn tiến ở Mỹ về cáo buộc Moscow can dự vào cuộc vận động tranh cử tổng thống Mỹ năm 2016.
Ông Flynn bị buộc phải từ chức vào tháng 2 sau khi tin tức cho hay ông đã không tiết lộ nội dung các cuộc nói chuyện giữa ông với ông Kislyak và nói dối Phó Tổng thống Mike Pence về các cuộc gặp gỡ của họ.
"Chúng tôi chỉ nói về những điều đơn giản nhất...nhưng sự giao tiếp là hoàn toàn chính xác, bình tĩnh, hết sức minh bạch. Trong bất cứ tình huống nào, không hề có bí mật gì ở phía chúng ta," ông Kislyak nói trong một cuộc hội luận trên truyền hình Nga.
"Có một số vấn đề quan trọng cho sự hợp tác giữa Nga và Mỹ - hầu hết là khủng bố, và đó là một trong những điều mà chúng tôi đã thảo luận." - VOA
*
7.
Trung Quốc bắt nghi phạm ở Fiji, đưa về nước
Gần 80 nghi can trong các vụ lừa đảo trực tuyến và viễn thông đã bị đưa từ Fiji trở lại Trung Quốc.
Tân Hoa Xã dẫn lời Bộ Công an nước này hôm 5/8 cho biết rằng đây là lần đầu tiên lực lượng cảnh sát của Trung Quốc giải về nước nhiều nghi can đến vậy từ một quốc gia nằm ở Châu Đại Dương.
77 nghi phạm bị cáo buộc liên quan tới hơn 50 vụ việc có giá trị lên tới gần 1 triệu đôla.
Hình ảnh được báo chí Trung Quốc đăng tải cho thấy những người bị đưa về nước đội mũ màu đen chùm kín mặt và có số thứ tự dán trên áo.
Cảnh sát Trung Quốc đã phái một nhóm tới Fiji hôm 2/7 để làm việc với cảnh sát địa phương. Hôm 18/7, họ trấn áp 5 nhóm, bắt 77 nghi phạm và thu giữ các thiết bị như điện thoại, máy tính và thẻ ngân hàng.
Còn ở trong nước, công an cũng đã đột phá 8 băng nhóm và bắt 83 nghi phạm, theo Xinhua.
Trong một vụ riêng rẽ khác, Bộ Công An Trung Quốc hôm 4/8 thông báo đã đưa về nước 143 nghi can từ Indonesia, trong khi 10 người khác vẫn còn bị giữ tại quốc gia Đông Nam Á này để điều tra.
Một phần trong chiến dịch chống tham nhũng của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đó là đưa các nghi phạm tham nhũng và phạm tội kinh tế bị bắt ở nước ngoài về nước, theo Reuters. - VOA
*
8.
Thủ tướng Campuchia muốn cháu từ bỏ quốc tịch Mỹ
Thủ tướng Campuchia, nước có quan hệ không suôn sẻ với Mỹ vì những vấn đề như chiến tranh, di dân tị nạn và căng thẳng chính trị đôi lúc bùng phát, nói ông không muốn người cháu sinh ra ở Mỹ của ông mang hộ chiếu Mỹ.
Ông Hun Sen nói ông lo lắng rằng đứa cháu 14 tuổi của ông có thể đủ tiêu chuẩn để chiến đấu cho quân đội Mỹ.
Ông Hun Sen nói ông đang tìm cách để cháu của ông, người mà ông không nêu tên, từ bỏ quốc tịch Mỹ.
"Bây giờ tôi đang tìm cách để từ bỏ quốc tịch Mỹ của cháu tôi bởi vì có lẽ Mỹ sẽ gây chiến với một số nước và sẽ bắt cháu tôi đi lính," ông nói trong những bình luận đăng trên Facebook hôm thứ Năm.
Người cháu được sinh ra khi cha mẹ đang du học ở Mỹ. Ông Hun Sen, 64 tuổi và vợ Bun Rany có sáu người con, trong đó có một con gái nuôi mà họ đã từ. Hầu hết, nếu không muốn nói là tất cả họ, đều du học ở nước ngoài, trong đó có người con trai Hun Manet, người đã theo học tại Học viện Quân sự Hoa Kỳ ở West Point.
Công dân Mỹ hiện không bắt buộc phải thực hiện nghĩa vụ quân sự, dù nam giới được yêu cầu đăng ký nhập ngũ khi tròn 18 tuổi. Ông Hun Sen nói ông không muốn cháu ngoại của ông gia nhập quân đội Mỹ để chống lại các nước khác.
Công dân Mỹ phải chính thức tuyên bố từ bỏ quốc tịch của mình. Cha mẹ hay người nào khác không thể làm điều đó, cũng như bất cứ trẻ em nào dưới 16 tuổi vì chúng không được xem là đủ chín chắn. Người vị thành niên từ 16 đến 18 tuổi phải chứng tỏ mình sẵn lòng làm điều đó và với sự hiểu biết trọn vẹn về những hậu quả.
Ông Hun Sen có mối quan hệ không suôn sẽ với Mỹ, nước mà ông cảm thấy ủng hộ những đối thủ chính trị của ông. Washington chỉ trích thành tích của ông về nhân quyền nhưng cố gắng duy trì một mối quan hệ ổn định để bù lại ảnh hưởng mạnh mẽ của Trung Quốc ở Campuchia.
Tuy nhiên ông Hun Sen lại là người hâm mộ Tổng thống Donald Trump và thậm chí còn lên tiếng ủng hộ ông Trump trước cuộc bầu cử năm ngoái ở Mỹ, nói rằng trong tư cách một doanh nhân, ông Trump muốn hòa bình và có thể làm bạn với ông Vladimir Putin, trong khi bà Hillary Clinton từng thúc đẩy chiến tranh ở Syria khi bà còn là Ngoại trưởng.
Ông Hun Sen cũng bày tỏ sự đồng tình với sự khinh thị của ông Trump dành cho báo chí. - VOA
*
9.
Giới chức Vatican: Đức Giáo Hoàng Francis ‘yêu thích Trung Quốc’
Một giới chức Tòa Thánh Vatican hiện đang viếng thăm Bắc Kinh cho hay Đức Giáo Hoàng Francis “yêu thích Trung Quốc” – một quốc gia cộng sản hiện chưa thiết lập quan hệ ngoại giao với tòa thánh.
“Đức Giáo Hoàng Francis yêu thích Trung Quốc và người dân Trung Quốc, cũng như lịch sử Trung Quốc,” theo lời Giám Mục Marcelo Sanchez Sorondo, thuộc Hàn Lâm Viện Khoa Học Tòa Thánh, cho hay hôm Thứ Năm, theo tường thuật của tờ “Hoàn Cầu Thời Báo” của Trung Quốc.
Giám Mục Sorondo, người được coi là rất thân cận với Đức Giáo Hoàng Francis, hôm Thứ Sáu xác nhận với hãng thông tấn AFP là có phát biểu như trên.
Tòa Thánh Vatican và Trung Quốc không có quan hệ ngoại giao, nhưng từ khi lên nhậm chức năm 2013, Đức Giáo Hoàng Francis vẫn tìm cách tạo dựng mối quan hệ với Bắc Kinh, với hy vọng là sẽ nối kết được liên lạc với giáo dân Công Giáo ở lục địa.
Cuộc thương thuyết giữa hai bên bị cản trở về vấn đề ai có thẩm quyền bổ nhiệm gíam mục.
Khoảng 12 triệu tín đồ Công Giáo ở lục địa Trung Quốc phải chọn lựa giữa hàng giáo phẩm do đảng cộng sản Trung Quốc chọn lựa và bổ nhiệm, với những vị chủ chăn trung thành với Vatican.
Hồi Tháng Sáu vừa qua, Vatican bày tỏ sự “quan tâm lớn lao” về số phận của một giám mục thuộc giới hoạt động ngoài vòng kiểm soát của chế độ và bị bắt hồi giữa Tháng Năm.
Giám Mục Sorondo đến Bắc Kinh để dự một cuộc hội thảo về ghép nội tạng, một vấn đề Trung Quốc thường bị quốc tế lên án vì tình trạng buôn bán nội tạng cũng như lấy nội tạng của các tử tội.
Giám Mục Sorondo cho AFP hay Trung Quốc đang có nỗ lực chấm dứt tình trạng này. - nguoiviet
*
Tin Hoa Kỳ
10.
Thống đốc West Virginia bỏ Dân chủ theo Cộng hòa
Thống đốc bang West Virginia Jim Justice hôm thứ Năm tuyên bố rằng ông sẽ chuyển qua gia nhập Đảng Cộng hòa trong lúc Tổng thống Donald Trump ghé thăm tiểu bang vốn đang càng ngày càng trở nên bảo thủ hơn.
Ông Justice nói trước khoảng 9.000 ủng hộ viên của Tổng thống Trump tại một cuộc tập hợp ở thành phố Huntington rằng ông sẽ thay đổi đăng ký đảng phái vào ngày 4/8. Gần đây ông đã đến thăm Tòa Bạch Ốc hai lần với những đề xuất về ngành sản xuất và than đá, ông nói.
"Ông ấy là người tốt. Ông ấy có bản lĩnh. Ông ấy có những ý tưởng thực sự," ông Justice nói về ông Trump. "Ông ấy quan tâm đến nước Mỹ. Ông ấy quan tâm đến chúng ta ở West Virginia."
Ông Trump cho biết vài tuần trước họ đã trò chuyện về việc hợp tác cùng nhau để mở các mỏ than và tạo ra công ăn việc làm trong ngành sản xuất đồ đạc trong nhà và các hình thức sản xuất khác. "Nhưng Thống đốc Justice đã làm một điều gì đó khác rất quan trọng tối hôm nay. Ông ấy đã cho cả nước thấy rằng chủ trương của chúng ta vượt lên trên đảng phái," ông Trump nói.
Ông Justice đắc cử Thống đốc vào tháng 11 chỉ với 49 phần trăm số phiếu, kém 20 điểm phần trăm so với mức mà ông Trump nhận được tại bang này trong cuộc bầu cử Tổng thống.
Quyết định của ông Justice là một cú giáng đối với Đảng Dân chủ, hiện chỉ có 15 Thống đốc đang nắm quyền trong số 50 bang của Mỹ.
Ông Justice hôm thứ Năm giải thích rằng sở dĩ ông rời bỏ Đảng Dân chủ là vì lập trường của họ dẫn tới những hậu quả gây tổn hại cho người dân. Ông nói cả cha mẹ ông đều là những người trung thành với Đảng Cộng hòa. "Ngày hôm nay tôi nói với các bạn, người dân West Virginia, rằng tôi không thể giúp gì được cho các bạn trong tư cách là một Thống đốc theo Đảng Dân chủ," ông nói.
Chủ tịch Đảng Dân chủ West Virginia, Belinda Biafore, nói rằng ông Justice đã lợi dụng người dân bằng cách lấy tiền và phiếu bầu của họ. "Tôi nghĩ tất cả chúng ta đều có thể đoán được ông ta quan tâm tới ai ngày hôm nay và đó không phải là người dân West Virginia," bà nói. - VOA
*
11.
Tình báo Mỹ vẫn quan ngại ‘hơn bao giờ hết’ về Nga
Các quan chức tình báo hàng đầu của Hoa Kỳ vẫn tiếp tục quan ngại về nước Nga, dù cả Tổng thống Mỹ Donald Trump lẫn các giới chức Nga đều than phiền về các quan hệ đang xấu đi giữa hai nước.
"Các giá trị và các lợi ích của chúng ta không phải tự nhiên mà đi đôi với nhau", Giám Đốc Tình báo Quốc phòng Vincent Stewart nói với một số nhà báo trong tuần này.
"Nga muốn trở thành tâm điểm của ảnh hưởng trên sân khấu châu Âu. Sẽ có một cuộc tranh đua vĩnh viễn giữa chúng ta với nhà nước Nga để chiếm vai trò thống trị khu vực hay thế giới."
Phát biểu trước cuộc cãi vã công khai mới nhất giữa Tổng thống Trump với Quốc hội Mỹ về hướng tiếp cận của Washington đối với nước Nga, ông Stewart còn cảnh báo về khả năng của Moscow có thể can thiệp và định hình sân chơi.
Đây không phải là lần đầu tiên Trung Tướng Vincent Stewart, Giám đốc cơ quan Tình báo quốc phòng (DIA) từ tháng 7 năm 2015, cảnh báo về các ý đồ của Nga.
Trong phúc trình "Sức mạnh quân sự Nga" của DIA, phát hành vào cuối tháng 6, ông Stewart cảnh báo Nga "đang thao túng môi trường thông tin toàn cầu" và đặc biệt thành công ở Crimea và Syria trong việc "định hình môi trường thông tin cho phù hợp với các lợi ích của Moscow."
Bất chấp những lời cảnh cáo của Tướng Stewart và các quan chức tình báo cấp cao khác, Tổng thống Trump vẫn hối thúc việc cải thiện các quan hệ với Nga.
Tuần trước, ông Trump ký một đạo luật cho phép áp dụng các biện pháp trừng phạt mới, cứng rắn hơn đối với Nga, nhưng cùng lúc ông lên Twitter, cảnh báo về hậu quả của hành động đó.
"Mối quan hệ của chúng ta với Nga đang ở mức thấp nhất và nguy hiểm nhất từ trước tới nay", và ông nói thêm: "Bạn có thể cảm ơn Quốc hội (về sự thể đó)."
Ông Trump cũng bác bỏ những lo ngại về nhiều cuộc điều tra tiến hành song song về khả năng có sự thông đồng giữa ban vận động tranh cử tổng thống của ông Trump và người Nga. Ông nói tại một cuộc mít tinh ở West Virginia hôm thứ Năm:
"Câu chuyện về Nga là chuyện hoàn toàn bịa đặt."
Các quan chức Nga lập tức góp giọng đồng ý với quan điểm của Tổng thống Trump.
Phát ngôn viên điện Kremlin Dimitry Peskov nói với các nhà báo hôm thứ Sáu 4/8 khi được hỏi về mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Nga đang sa sút xuống mức "thấp nguy hiểm":
"Thật đáng tiếc, Washington ngày càng rơi sâu hơn vào thế nhai đi nhai lại những luận điệu nhàm chán của thời kỳ Chiến tranh Lạnh sơ khai", đại sứ quán Nga ở Nam Phi viết trên Twitter.
Ngoài Giám đốc Cơ quan Tình báo Quốc phòng, các quan chức tình báo hàng đầu khác của Hoa Kỳ cũng cảnh báo về các hoạt động nhằm tăng cường ảnh hưởng của Nga.
Giám Đốc An ninh Quốc gia Dan Coats:
“Họ đang tìm cách làm suy yếu nền dân chủ Tây phương.”
Phát biểu trước Diễn đàn An ninh Aspen vào cuối tháng trước, Giám đốc Cơ quan Tình báo Quốc gia Dan Coats thừa nhận các nỗ lực của Nga để tăng cường ảnh hưởng "tinh tế hơn trước đây nhiều".
Giám đốc CIA Mike Pompeo, người được Tổng thống Trump đề cử như Giám Đốc Tình báo Quốc gia Dan Coats, nói tại cùng diễn đàn rằng không có nghi ngờ gì trong tâm trí của ông, là người Nga sẽ tiếp tục tìm cách xen vào các cuộc bầu cử ở Mỹ.
Tuy nhiên ông Pompeo từ chối gạt hẳn giải pháp hợp tác với Nga trong những lĩnh vực mà Moscow và Washington có thể tìm thấy đáp số chung, như nỗ lực chống khủng bố. - VOA
*
12.
Không cấp visa, Bộ Ngoại giao Mỹ bị kiện
Hàng chục người Yemen và Iran được phép di cư tới Mỹ ngày 4/8 kiện Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ vì không tiến hành thụ lý đơn xin visa của họ sau khi lệnh cấm du hành của Tổng thống Donald Trump được tái tục.
Lệnh cấm của ông Trump từng bị các tòa dưới ngăn cản trước khi được Tòa Tối cao cho tái tục một phần hồi tháng sáu. Lệnh cấm tạm thời không cho công dân từ các nước có đa số dân theo Hồi giáo, trong đó có Yemen và Iran, nhập cảnh Mỹ nếu không có liên hệ mật thiết gia đình hay làm ăn tại Hoa Kỳ.
Phán quyết của Tòa Tối cao giúp giảm số người bị ảnh hưởng bởi lệnh cấm. Tuy nhiên, số phận hàng ngàn người từ 6 nước trong danh sách trúng xổ số visa của chính phủ Mỹ năm ngoái không rõ sẽ ra sao
Một email từ chính phủ Mỹ gửi những người may mắn trúng xổ số đang chờ được cấp visa khuyến cáo rằng có thể họ sẽ không được cấp visa do lệnh cấm du hành 90 ngày của Tổng thống Trump
Trong đơn kiện gửi lên Tòa án ở thủ đô Washington D.C., hơn 90 người trúng số visa gốc Yemen và Iran tố cáo vì lệnh cấm du hành mà chính phủ Mỹ từ chối cấp visa mà họ may mắn trúng được theo chương trình ‘Visa đa dạng’.
Luật sư đại diện nhóm này khẳng định điều này không công bằng, phi pháp, vô lý và rằng ông sẽ đi tới cùng để tranh đấu cho quyền của thân chủ.
Bộ Ngoại giao Mỹ chưa bình luận về việc này.
Nhóm đương đơn yêu cầu chính phủ Mỹ xử lý đơn xin visa cho họ trước ngày 30/9 tới đây, ngày hợp lệ hạn chót để họ được nhận visa.
Chương trình xổ số visa mỗi năm thu hút khoảng 14 triệu người tham gia là cơ hội sang Mỹ định cư cho người từ các nước có tỷ lệ di dân sang Mỹ thấp. - VOA
*
13.
Chính quyền Trump ngăn chặn rò rỉ thông tin, nhưng vấp phải quyền tự do báo chí
Các thông tin về nội bộ Nhà Trắng lục đục liên tiếp bị phát tán, gây không ít rắc rối khó chịu cho tổng thống Donald Trump. Hôm qua, 04/08/2017, bộ trưởng Tư Pháp Mỹ đã phải ra tay. Ông Jeff Sessions thông báo sẽ tăng gấp ba lần các cuộc điều tra về các vụ phát tán thông tin mật của chính quyền ra bên ngoài và trước mắt đã có 4 người bị truy tố, liên quan đến các vụ rò rỉ tin cho báo chí.
Từ Washington, thông tín viên Jean Louis Pourtet cho biết thêm chi tiết:
"Bộ Tư Pháp đã tăng gấp ba số các cuộc điều tra nhằm vào những quan chức chính quyền không giữ miệng. Giờ đây bộ này còn muốn trừng phạt cả những người nhận những thông tin bị rò rỉ ra bên ngoài, đó là các nhà báo. Nhưng làm thế nào ? Bằng cách ra các quy định buộc các nhà báo phải tiết lộ danh tính nguồn tin mà họ có. Thế nhưng đây là điều mà một ký giả đàng hoàng vẫn luôn từ chối. Bởi vì điều đó đi ngược lại đạo đức nghề nghiệp của họ.
Bởi vậy, những phát biểu của ông Jeff Sessions đã gây lo ngại thực sự trong giới truyền thông và chắc báo chí Mỹ sẽ phải có phản ứng. Tuy nhiên, bộ trưởng Tư Pháp nhấn mạnh sự cần thiết phải thiết lập cân bằng giữa tự do báo chí và vấn đề an ninh quốc gia, có thể bị nguy hiểm nếu một số thông tin mật bị phát tán. Các nhà báo là người giữ quyền quyết định đâu là tin đe doạ an ninh quốc gia và đâu là tin mà công chúng có quyền được biết.
Việc phổ biến nội dung cuộc điện đàm của ông Trump với tổng thống Mêhicô và thủ tướng Úc không gây nguy hại gì đến an ninh quốc gia. Đó đơn thuần chỉ là thông tin không làm hài lòng ông Donald Trump".
Trong một diễn biến khác liên quan đến chính quyền Trump, hôm qua, nhật báo New York Times cho biết các nhà điều tra nghi vấn Nga can dự vào bầu cử tổng Mỹ, làm việc dưới sự chỉ đạo của thẩm phán đặc biệt Rober Mueller, đã đề nghị Nhà Trắng cung cấp các tài liệu liên quan cựu cố vấn an ninh quốc gia Michael Flynn.
Nhật báo Mỹ bình luận, dù không phải là một lệnh chính thức, nhưng đây là lần đầu tiên nhóm điều tra của thẩm phán Mueller yêu cầu Nhà Trắng cung cấp tài liệu để phục vụ điều tra một vụ việc liên quan đến chính quyền Trump. - RFI
*
14.
Nhân viên Hạ Viện Mỹ gặp cựu tình báo viết chuyện bí mật của TT Trump
Hai nhân viên thuộc Ủy Ban Tình Báo Hạ Viện do đảng Cộng Hòa kiểm soát đến London, Anh, hồi đầu mùa Hè này để tìm cựu nhân viên tình báo Anh, người soạn thảo ra một hồ sơ gây tranh cãi liên quan đến quan hệ giữa Tổng Thống Donald Trump và Nga, theo báo mạng Politico, dẫn lời ba người biết sự việc này cho biết.
Chuyến đi không được công khai này cho thấy tầm quan trọng của bộ hồ sơ dày 35 trang mà ông Christopher Steele viết hồi năm ngoái và gởi cho giới chức điều tra ở Quốc Hội để xem xét liệu có sự thông đồng giữa Moscow và ban vận động của ông Trump không.
Chuyện này cũng làm gia tăng căng thẳng giữa các nhà lập pháp của Hạ Viện và Thượng Viện, trong lúc họ cùng điều tra sự liên hệ giữa Tổng Thống Trump và Nga.
Các nhà lập pháp Cộng Hòa thuộc Ủy Ban Tình Báo Hạ Viện không báo cho các đồng viện Dân Chủ trong cùng ủy ban, Ủy Ban Tình Báo Thượng Viện, và ngay cả điều tra viên đặc biệt Robert Muller, biết họ đang tìm cách tiếp cận ông Steele.
Nhân viên ủy ban Hạ Viện để thông tin liên lạc tại hai địa chỉ liên quan đến ông Steele, một cựu nhân viên của MI6, cơ quan tình báo của Anh.
Một trong hai địa chỉ này là văn phòng luật sư của ông Steele, nơi cựu nhân viên tình báo này gặp luật sư của mình khi nhân viên ủy ban Hạ Viện đến.
Các giới chức Thượng Viện, mà đài truyền hình NBC News nói rằng đang thương thuyết để phỏng vấn riêng với ông Steele, sợ rằng tiếp cận ông Steele mạnh mẽ quá có thể làm ông lo ngại, đổi ý, không hợp tác với cuộc điều tra nữa.
Hồ sơ dài 35 trang do ông Steele viết có nhiều chi tiết chưa được kiểm chứng, trong đó nói rằng Nga thông đồng với ban vận động của ông Trump trong cuộc bầu cử năm 2016, và được đăng toàn bộ trên báo mạng BuzzFeed hôm 10 Tháng Giêng.
Hiện chưa rõ ai là người cử hai nhân viên đến London.
Chủ tịch Ủy Ban Tình Báo Hạ Viện hiện nay là Dân Biểu Devin Nunes (Cộng Hòa-California), thành viên trong ủy ban chuyển tiếp của ứng cử viên thắng cử Donald Trump.
Hồi Tháng Ba, ông Nunes từng bí mật đến Tòa Bạch Ốc để đọc các báo cáo tình báo liên quan vụ Tổng Thống Trump tố cáo ông bị chính quyền Barack Obama nghe lén. - nguoiviet
*
15.
McMaster và Bannon cãi vã, Tướng Mattis phải can ngăn
Bộ Trưởng Quốc Phòng James Mattis hồi tháng trước phải can ngăn cuộc cãi vã giữa Cố Vấn An Ninh Quốc Gia HR McMaster và ông Stephen Bannon, chiến lược gia Tòa Bạch Ốc, xảy ra trong phiên họp chính sách về vấn đề Afghanistan.
Theo trang mạng TheHill, sự bất hòa giữa hai ông McMaster và Stephen Bannon không phải là điều mới mẻ. Hai người từng gấu ó nhau từ hồi Tháng Tư, khi ông McMaster được Tổng Thống Donald Trump bổ nhiệm vào chức vụ cố vấn an ninh quốc gia.
Không lâu sau khi nhận chức vụ, ông McMaster loại ông Bannon ra khỏi ủy ban Principals Commitee, thuộc Hội Đồng An Ninh Quốc Gia.
Theo tường thuật của trang mạng ThePolitico, ông McMaster tin rằng ông Bannon, cựu giám đốc điều hành tờ báo mạng Breitbart có khuynh hướng cực hữu, là người đứng đằng sau những rò rĩ thông tin tiêu cực về ông.
Người ta cho rằng quan hệ giữa ông McMaster với ông Trump rất “mỏng”, mặc dù tổng thống có ý định giữ ông trong Hội Đồng An Ninh Quốc Gia ít nhất trong thời điểm hiện tại.
Tuy quan hệ không mặn mà với hai ông Trump và Bannon, nhưng ông McMaster giành được thế liên minh với ông John Kelly, cựu bộ trưởng Nội An, người vừa được đề cử làm chánh văn phòng Tòa Bạch Ốc hồi tuần trước.
Có nguồn tin cho hay, ông Kelly bảo với ông McMaster rằng ông muốn ông McMaster vẫn tiếp tục làm cố vấn an ninh quốc gia và cho phép ông muốn thay đổi nhân sự trong hội đồng ra sao tùy ý.
Theo Politico, tuần này ông McMaster cách chức ông Ezra Cohen-Watnick, phụ tá tình báo hàng đầu ở Tòa Bạch Ốc, người từng được ông Michael Flynn tuyển vào.
Ông Flynn là người tiền nhiệm của ông McMaster. - nguoiviet
*
Tin Việt Nam
16.
Tuyên bố ASEAN bị trì hoãn vì Việt Nam bất đồng về lập trường Biển Đông
Các bộ trưởng ngoại giao của các nước Đông Nam Á đã không đưa ra được một bản tuyên bố thường lệ vào cuối hội nghị cao cấp hôm thứ Bảy sau khi các nhà ngoại giao cho biết là không có sự đồng thuận về việc nhắc tới các tranh chấp ở Biển Đông như thế nào, cụ thể là vì đòi hỏi từ Việt Nam.
Biển Đông lâu nay vẫn là vấn đề gai góc nhất cho Hiệp hội Các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) với nhiều ý kiến khác nhau trong khối 10 thành viên về cách thức ứng phó trước sự quyết đoán và hoạt động xây cất của Trung Quốc cũng như việc nước này đưa thiết bị quân sự tới những đảo nhân tạo trong vùng biển tranh chấp.
Phát ngôn viên bộ ngoại giao Philippines, Robespierre Bolivar, không chính thức đưa ra lý do về sự trì hoãn và nói rằng tuyên bố sẽ được đưa ra sau một loạt các sự kiện khu vực do Manila tổ chức trong vài ngày tới.
Tuy nhiên những nhà ngoại giao từ ba nước ASEAN nói với hãng tin Reuters rằng sự trì hoãn là do Việt Nam, một trong số bốn nước có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc, muốn văn bản này đề cập tới sự cần thiết phải tránh những hoạt động bồi đắp cải tạo đất và quân sự hóa.
"Chỉ có mỗi Việt Nam là kháng cự. Có lẽ ngày mai, mọi chuyện sẽ được giải quyết," Reuters dẫn lời một nhà ngoại giao tham gia quá trình soạn thảo tuyên bố nói.
Bản dự thảo của tuyên bố mà Reuters xem qua hôm thứ Năm là phiên bản được giảm nhẹ so với phiên bản vào năm ngoái và gạt bỏ những đề cập tới chuyện bồi đắp cải tạo đất và quân sự hóa của Trung Quốc ở Biển Đông.
Trung Quốc cực kỳ nhạy cảm về việc ASEAN đề cập tới chuyện nước này mở rộng năng lực quân sự của họ trên các đảo và một số thành viên lo ngại về những hệ lụy có thể xảy khi làm Bắc Kinh phật lòng vì sức mạnh quân sự và kinh tế của cường quốc này.
Sự bất đồng của ASEAN về câu chữ làm nổi bật ảnh hưởng đang lớn dần của Trung Quốc vào lúc có những bất định về việc liệu chính quyền mới của Mỹ có ưu tiên các mối quan hệ với ASEAN, và tìm cách kiểm soát những hoạt động hàng hải gây tranh cãi của Bắc Kinh hay không. - VOA
*
17.
Chưa thấy tên ông Trịnh Xuân Thanh trên trang Interpol --- Cựu chuyên viên ngoại giao Mỹ: ‘Việt Nam không tuân thủ nguyên tắc cuộc chơi’
Tên của nhân vật hiện là tâm điểm của tranh cãi ngoại giao Việt – Đức vẫn chưa có trên trang web “những người bị truy nã” của tổ chức Cảnh sát Hình sự Quốc tế (Interpol), dù Hà Nội từng tuyên bố truy lùng ráo riết ông trên toàn thế giới.
Danh sách các nhân vật bị truy nã trên toàn cầu của Interpol hôm 5/8, trong đó có nhiều công dân Việt Nam, chưa có ai tên là Trịnh Xuân Thanh.
Gần một năm trước, Bộ Công an Việt Nam phát lệnh khởi tố và truy nã quốc tế đối với Cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty Xây lắp dầu khí Việt Nam vì “cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.
Mới đây, Bộ Công an Việt Nam ra thông cáo nói rằng ông Thanh đã “ra đầu thú” hôm 31/7. Không lâu sau đó, Bộ Ngoại giao Đức lên tiếng cáo buộc Hà Nội “bắt cóc” ông tại Berlin.
Chưa rõ vì sao tên của ông Thanh chưa xuất hiện trên trang Interpol gần một năm qua dù quan chức công an Việt Nam từng nhiều lần nhấn mạnh phối hợp với Cảnh sát Hình sự Quốc tế truy tìm ông trên toàn cầu.
Báo điện tử VnExpress từng dẫn lời ông Phan Văn Vĩnh (Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát, Bộ Công an) cho biết rằng “Việt Nam đã liên hệ các cơ quan có thẩm quyền của Đức, Mỹ, Canada, Séc... phối hợp truy tìm” ông Thanh theo lệnh truy nã quốc tế.
Thứ trưởng Bộ Công an Lê Quý Vương cũng từng được trang mạng này dẫn lời nói rằng “Ban thư ký của Interpol đã ra lệnh truy nã quốc tế ông Trịnh Xuân Thanh từ 29/9 (năm 2016), sau khi nhận được yêu cầu của cơ quan điều tra Việt Nam”.
Mới đây nhất, hôm 3/8, luật sư của ông Thanh xác nhận với VOA tiếng Việt rằng cựu quan chức tỉnh Hậu Giang này đã nộp đơn xin tị nạn chính trị ở Đức để được bảo vệ do lo sợ không được đảm bảo về mặt luật pháp ở Việt Nam.
Chính phủ Đức đã yêu cầu Hà Nội cho phép ông trở lại quốc gia Tây Âu này để được xét đơn cũng như để cân nhắc yêu cầu dẫn độ ông của Việt Nam. - VOA
***
Câu chuyện ông Trịnh Xuân Thanh có mặt ở Việt Nam bằng con đường đầu thú, theo cách nói của phía Việt Nam, hay bị bắt cóc, theo như phía Bộ ngoại giao Đức gọi là “cách thức trong những phim kinh dị thời Chiến tranh lạnh”, vẫn tiếp tục là đề tài bàn tán sôi nổi của truyền thông quốc tế.
Sự kiện truy bắt một bị can đang bị truy nã của Việt Nam tại một quốc gia khác bằng phương cách ‘vô tiền khoáng hậu’ này được các chuyên viên ngoại giao Việt Nam và quốc tế nhận định như thế nào?
Vi phạm chuẩn mực ngoại giao
Hãng tin AP ngày 2 tháng 8 trích lời phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Đức, Martin Schaefer, nói rằng chính phủ Đức không nghi ngờ gì việc đại sứ quán Việt Nam và cơ quan tình báo nước này có dính líu vào vụ bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh vào ngày 23 tháng 7.
Theo lời ông Martin Schaefer, việc bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh ngay trên nước Đức là một sự vi phạm luật pháp quốc tế và luật pháp nước Đức chưa hề có tiền lệ.
Từ Fresno, California, ông David Brown, nhà cựu ngoại giao Hoa Kỳ từng sống và làm việc nhiều năm ở Việt Nam bình luận về sự việc này với chúng tôi qua email, ông cho biết quan điểm của mình.
“Công an Việt Nam đã không tuân thủ nguyên tắc của cuộc chơi. Với sự tiếp tay của Đại sứ Việt Nam Đoàn Xuân Hùng, họ đã vi phạm các chuẩn mực ngoại giao đã được thiết lập tốt bằng cách bắt cóc Trịnh Xuân Thành và trục xuất ông ta ra khỏi nước Đức. Berlin đúng là thật sự đã rất tức giận.
Chính quyền Việt Nam đã biết Thanh đang tìm kiếm quy chế tỵ nạn ở Đức. Các quan chức hàng đầu như Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hoặc Phó Thủ tưởng Phạm Bình Minh cũng từng đã đề cập trực tiếp với chính phủ Đức vấn đề dẫn độ Trịnh Xuân Thanh về Việt Nam tại cuộc họp hội nghị thượng đỉnh G-20 diễn ra ở Đức vào tháng 7 vừa qua.”
Về việc này, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Đức cũng có nhắc đến. Ông cho biết hai nước đã gặp nhau bên lề Thượng đỉnh G20 hồi tháng 7 vừa qua để thảo luận đề nghị từ phía Hà Nội là muốn Đức trục xuất ông Thanh.
Khả năng có sự thoả thuận
Tất cả diễn biến của câu chuyện Trịnh Xuân Thanh cho đến thời điểm này được ông Lê Hưng Quốc, chuyên gia đối ngoại, Nguyên Phó Giám đốc thường trực Sở Ngoại vụ, trực thuộc Bộ Ngoại giao Việt Nam, ngày 3 tháng 8, từ Sài Gòn, đưa ra một góc nhìn khác mang tính chất “chưa đưa ra nhận định vội vàng”. Ông cho biết.
“Đây không phải là vấn đề chính trị. Đây là vấn đề tham nhũng. Tham nhũng thì nước nào cũng có, cũng phải có biện pháp để trị. Các quốc gia không ủng hộ chuyện tham nhũng.”
Khi được hỏi về liệu có sự vi phạm luật pháp quốc tế như lời phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Đức, Martin Schaefer đã lên tiếng hay không? Ông Lê Hưng Quốc cho biết.
“Nếu nói về luật pháp quốc tế thì nó rất chung chung và vô cùng. Nhưng đây không phải là câu chuyện về luật pháp quốc tế mà là câu chuyện giữa hai nước.
Tôi không hình dung là câu chuyện này làm như thế nào. Nhiều người nói là bắt cóc, nhưng tôi lại không có thông tin, chuyện bắt cóc ấy làm sao qua biên giới được. Cho nên cũng không loại trừ khả năng như Bộ ngoại giao đã nói là anh này đã đến lúc về nước để giải trình, vì tội tham nhũng thì chả có nước nào dung chứa cả.”
Ông Lê Hưng Quốc nói rằng theo ý kiến của ông, ông nhìn thấy có hai cách để dư luận nhận xét về vụ Trịnh Xuân Thanh.
“Người mà không thích Việt Nam thì nói là đây là bắt cóc rồi, đã vi phạm luật. Thế nhưng người mà nắm được sự kiện thì có thể đây là một thoả thuận nào đó.”
Khi được hỏi quan điểm riêng của ông trên góc nhìn ngoại giao, ông chia sẽ rằng cần phải thận trọng trước khi đưa ra kết luận.
“Rõ ràng bây giờ là thế kỷ 21 rồi, và các nước cũng đều đang phát triển. Văn minh thế giới cũng rất rõ rồi. Cho nên tôi không loại trừ khả năng có những thoả thuận. Thế nhưng không phải thoả thuận nào cũng công bố trên báo đài đâu?”
Tối ngày 3 tháng 8, truyền hình Việt Nam, kênh VTV1 đăng hình ảnh ông Trịnh Xuân Thanh trong một đoan video thú nhận ông “đã làm một việc nông nổi” và ông “cần phải quay về để đối diện với sự thật”.
Sẽ nhanh chóng được giải quyết
Trước đó, ngày 2 tháng 8, Bộ Ngoại giao Việt Nam lần đầu lên tiếng với phát biểu của bà Lê Thị Thu Hằng, phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Việt Nam, nói rằng “Việt Nam rất lấy làm tiếc về phát ngôn của Bộ Ngoại giao Đức đưa ra” và Việt Nam rất coi trọng mối quan hệ giữa hai nước Việt – Đức.
Chúng tôi đặt vấn đề về khả năng mối quan hệ giữa hai nước sau sự việc này như thế nào, ông David Brown cho biết, theo nhận định của ông, việc này sẽ “chìm dần” bằng hình thức ngoại giao.
“ Hà Nội cần phải biết rằng sẽ mất một khoảng thời gian nhiều tháng trước khi các toà án ở Đức ra quyết định về qui chế tỵ nạn của Trịnh Xuân Thanh, và không cần thiết phải xử lý như thế. Họ đã nghĩ rằng họ có thể loại trừ ông ta một cách gọn gàng, và họ đã làm như thế.
Sau một thời gian ngắn, sau những lời xin lỗi, gửi một Đại sứ mới sang Berlin, vụ việc sẽ được giải quyết và sẽ lắng xuống. Có lẽ họ đúng. Giữa Việt Nam và Đức có nhiều lợi ích chung, và sẽ không có lợi nếu cả hai kéo dài chuyện này.”
Về việc này, ông Lê Hưng Quốc có quan điểm tương đồng với ông David Brown, ông khẳng định sự việc sẽ được giải quyết qua kênh ngoại giao.
“Quan điểm cá nhân của tôi, việc này không ảnh hưởng đến quan hệ giữa hai nước. Quan hệ Việt Nam với Đức là xu thế.
Tôi không hình dung được vì chuyện này mà Đức cấm vận hay tuyên chiến với Việt Nam. Bởi vì câu chuyện này là câu chuyện tham nhũng chứ không phải vấn đề nhân quyền hay chính trị.”
Sau những ngày giữ im lặng, thì ngày 4 tháng 8, Ngoại trưởng Đức Sigmar Gabriel phát biểu trong cuộc họp báo tại Wolfsburg rằng không có điều gì sai với suy luận ông Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc là có sự hổ trợ của viện chức tình báo Việt Nam và Đại sứ quán Việt Nam ở Đức. Ngoại trưởng Sigmar nhấn mạnh trong buổi họp báo, phía Đức không thể chấp nhận việc Việt Nam đưa ông Trịnh Xuân Thanh ra khỏi Đức bằng hình thức mà ông gọi là “người ta thấy khi xem phim kinh dị thời Chiến tranh lạnh.” - RFA
*
18.
Phóng viên Không biên giới ‘điểm danh’ nhân quyền Việt Nam
Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) cho biết họ rất lo ngại về việc chính quyền Việt Nam đột ngột gia tăng đàn áp những người bất đồng chính kiến, nhắc tới bảy blogger và các nhà báo công dân bị bắt giữ trong những tuần gần đây và hai người bị tuyên án tù nhiều năm.
RSF nói chỉ riêng trong hai tuần vừa qua, năm người đã bị bắt vì tội "hoạt động nhắm lật đổ chính quyền nhân dân" theo điều 79 của Bộ luật Hình sự vì những gì mà họ đăng tải lên mạng.
Nhóm này bao gồm bốn cựu tù nhân lương tâm là hai blogger Phạm Văn Trội và Nguyễn Trung Tôn, nhà báo Trương Minh Đức và luật sư nhân quyền Nguyễn Bắc Truyển – tất cả đều bị bắt vào ngày 30 tháng 7.
Họ bị tố cáo dính líu tới luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài, một thành viên của Hội Anh em Dân chủ, một hội cựu tù nhân lương tâm. Ông Đài bị bắt vào tháng 12 năm 2015 về tội danh "tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam" theo điều 88 của Bộ luật Hình sự.
"Chúng tôi kiên quyết lên án các vụ bắt giữ và xét xử giả tạo trong những tuần qua," RSF nói trong một thông cáo. "Nhờ công nghệ mới, các nhà báo công dân ở Việt Nam có thể viết về những diễn biến và mô tả thực tế của đất nước một cách sống động khác với tuyên truyền của nhà nước."
"Những vụ bắt giữ tùy tiện này kêu gọi một phản ứng hữu hiệu từ cộng đồng quốc tế, và cộng đồng quốc tế phải gây sức ép để nhà chức trách Việt Nam phóng thích những người bị giam giữ và ngừng sách nhiễu các nhà báo công dân," RSF nhấn mạnh.
Việt Nam xếp hạng 175 trên tổng số 180 quốc gia trong Chỉ số Tự do Báo chí Thế giới 2017 do RSF thực hiện. - VOA
*
19.
Lũ miền Bắc ‘thổi bay’ hơn 500 tỷ đồng, 33 người chết và mất tích
Ngày 4 Tháng Tám, theo phúc trình của Ban Chỉ Ðạo Trung Ương Về Phòng Chống Thiên Tai và tổng hợp từ các tỉnh Yên Bái, Sơn La, Ðiện Biên, Lai Châu, Bắc Kạn, Cao Bằng,… những nơi chịu thiệt hại nặng nề do lũ ống, lũ quét, mưa lũ, hiện tổng thiệt hại về vật chất đã lên tới 538.2 tỷ đồng.
Tính đến sáng cùng ngày, có chín người chết, 24 người còn đang mất tích và 12 người bị thương nặng phải cấp cứu tại các bệnh viện, trung tâm y tế. Ngoài ra, gần 200 căn nhà, trường học bị lũ cuốn trôi hoặc đánh sập hoàn toàn; 131 hécta lúa bị cuốn trôi, vùi lấp do sạt lở; cả ngàn gia súc, gia cầm bị chết…
Lũ cũng đã gây ra tình trạng sạt lở tại nhiều tuyến đường ở huyện Nậm Nhùn, Mường Tè, tỉnh Lai Châu và rải rác ở tỉnh Ðiện Biên, Sơn La,… với khối lượng đất đá vùi lấp 55,000 khối.
Riêng ở huyện Mù Cang Chải, Yên Bái, khoảng 16,500 khối đá chôn vùi hoàn toàn tuyến đường tổ 8, thị trấn Mù Cang Chải và đường đi xã Chế Cu Nha. Ngoài ra, lũ đã cuốn trôi 3 cây số đường tỉnh lộ 109 làm xã Nậm Chiến và thủy điện Nậm Chiến, huyện Mường La, Sơn La, bị cô lập.
Báo Lao Ðộng dẫn dự báo thời tiết của Trung Tâm Dự Báo Khí Tượng Thủy Trung Ương cho biết, do ảnh hưởng của rãnh áp thấp có trục đi qua Bắc Bộ nối với vùng xoáy thấp phát triển từ mặt đất lên tới 5,000 mét, nên ở Bắc Bộ một số nơi có mưa rất to từ tối ngày 3 đến sáng 4 Tháng Tám, đe dọa tiếp tục gây sạt lở đất và lũ quét trên các sông, suối nhỏ tại các tỉnh ở vùng núi phía Bắc, đặc biệt tại Lai Châu, Ðiện Biên, Sơn La, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Cao Bằng. - nguoiviet
*
20.
Hà Nội: Cá chết trắng hồ quận Đống Đa
Hàng trăm ký cá chết nổi trắng hồ Hoàng Cầu, quận Đống Đa, đã bắt đầu phân hủy, bốc mùi hôi tanh nồng nặc cả khu vực dân cư rất khó chịu.
Đây là lần thứ ba xảy ra tình trạng cá chết ở hồ Hoàng Cầu. Trước đó, hồi Tháng Sáu, 2017, và Tháng Sáu, 2016, cũng đã xảy ra tình trạng này. Đặc biệt trong ngày 8 Tháng Sáu, 2016, số lượng cá chết ở hồ Hoàng Cầu lên tới 40 tấn.
Nói với báo Tuổi Trẻ, nhiều người dân sống quanh hồ Hoàng Cầu cho hay chiều tối 3 Tháng Tám, cá bắt đầu nổi trên mặt nước đớp khí, lác đác con nằm ngửa bụng. Sáng ngày 4 Tháng Tám thì cá chết đã kết thành mảng nổi trắng bốn góc hồ, chủ yếu là cá chép, cá trôi, rô phi.
Theo quan sát, cá trong hồ có biểu hiện bị thiếu ôxy vì rất nhiều cá chưa chết ngoi lên mặt nước đớp khí, và dù trên mặt hồ được lắp đặt nhiều máy sục khí cùng bè thủy sinh nhưng hiện tượng cá chết ở hồ Hoàng Cầu tiếp tục lập lại.
Nhận được tin báo, công ty thoát nước Hà Nội đã điều động công nhân sử dụng canô vớt cá chết trên mặt hồ, dọn dẹp vệ sinh. - nguoiviet
Link:
http://bit.ly/2kWPNo9
No comments:
Post a Comment