17/08/2017
Sau 6 tháng cầm quyền, chỉ số tín nhiệm của tổng thống
Trump rơi từ 46% tháng Tư xuống 33% hiện nay, mức thấp nhất so với 12 khóa tổng
thống trong 70 năm qua.
Mấy ngày qua, sự tín nhiệm và tình trạng cô đơn của
ông Trump có nguy cơ xuống thấp và cô đơn nguy hiểm hơn nữa, qua sự kiện phân
biệt chủng tộc ở thị trấn Charlottesville ở bang Virginia ngày thứ Bảy, 12/8.
Hoa, trên con đường nơi cô Heather Heyer thiệt mạng do chiếc xe của một
người được cho là thuộc nhóm cực hữu đâm vào.
Tại đây, người theo chủ nghĩa chủng tộc cực đoan coi
da trắng là thượng đẳng, kỳ thị người da màu, cùng nhóm neo-nazis – phát xít mới,
Ku Klux Klan cũ vừa trỗi dậy, cùng nhau tổ chức cuộc tuần hành phô trương lực
lượng. Nhóm này phản đối mọi người nhập cư và người Hồi giáo… để phô trương
thanh thế. Họ từng kêu gọi nhau bỏ phiếu cho ông Trump, vì tự coi mình là cùng
đứng về một phe, phe cực hữu liên minh với phe hữu, cùng hội cùng thuyền cùng
ông tổng thống.
Phong trào dân chủ ở Virginia liền tổ chức các cuộc
phản biểu tình khi nhóm cực hữu trưng ra những lá cờ phát xít chữ thập ngoặc,
lá cờ Ku Klux Klan, chào nhau theo kiểu Hitler, và hô khẩu hiệu đề cao chủng tộc
thượng đẳng da trắng. Xung đột đã xảy ra, một phụ nữ dân chủ da trắng Heather
Heyer, 32 tuổi, thiệt mạng, 19 bị thương.
Trong khi dư luận Hoa Kỳ sôi sục lên án những người
phát xít mới, thì tổng thống Trump, đang nghỉ mát, chơi golf ở ngôi nhà nghỉ
riêng của ông, đã đưa ra những nhận xét mâu thuẫn nhau.
Thoạt đầu, ngày 13/8, ông lên án «cả 2 bên đã có những
hành động bạo lực,» sáng hôm sau 14/8 khi thấy dư luận không đồng tình, ông lại
xoay sang lên án đích danh «bọn phát xít, Ku Klux Klan mới, bọn phân biệt chủng
tộc,» để rồi ngày 15/8 ông lại xoay sang nói lại kiểu nước đôi, lên án cả 2 bên
ngang bằng nhau: «Hai bên đều có kẻ tốt, người xấu», chắc hẳn ông lo sẽ bị mất
phiếu của phe cực hữu, theo quan điểm nhà buôn kiếm lợi nhuận, bất kể đạo đức,
luật pháp và thái độ chính trị, vốn là lập trường chính trị riêng của ông.
Đây là lý do để CNN nhận định rằng ông Trump không
thật sự ở trong đảng Cộng Hòa, ông đứng giữa đảng Cộng Hòa và đảng Dân Chủ - «đảng
Trump!»
Thật ra trong khi ông Trump bị cô lập, chê trách
ngay trong đảng Cộng Hòa, ông vẫn được tầng lớp giàu có, lớp tỷ phú trong xã hội
Hoa Kỳ tín nhiệm, là chỗ dựa vững chắc còn lại của ông.
Thế nhưng quan điểm nước đôi của ông về sự kiện
Charlottesville đã dẫn đến sự chia tay của một số nhà tỷ phú có ảnh hưởng chính
trị lớn nhất.
Theo mạng Huffington Post ngày 16/8, 4 tỷ phú lớn nhất
đã tuyên bố thôi hợp tác với tổng thống Trump, rút chân khỏi Hội đồng tham vấn
về công nghiệp và kinh doanh của tổng thống. Đó là các tỷ phú Kenneth Frazier đứng
đầu công ty dược phẩm Merk; Kevin Plank đứng đầu công ty dụng cụ thể thao Under
Amour; Brian Krzanich, đứng đầu hãng Intel, và Scott Paul, Chủ tịch liên minh Công
nghiệp Hoa Kỳ.
Vẫn chưa hết, nỗi cô đơn nguy hiểm của tổng thống tập
sự Trump còn rõ rệt hơn do nhà lãnh đạo Công đoàn lớn nhất Hoa Kỳ AFL-CIO,
Richard Trumka, ông chủ hãng Apple, Tim Cook, ông chủ hãng Google, Sundar
Pichai, cũng đã chào từ biệt, thôi ủng hộ ông Trump sau khi ông tuyên bố Hoa Kỳ
rút khỏi Hiệp Định Paris về khí hậu toàn cầu do gần 200 nước đã ký, chỉ trừ có
Syria và Nicaragua. Đây có thể xem là quyết định tự cô lập, bị đông đảo các nhà
địa vật lý, khí tượng, khoa học, giáo chức và sinh viên Hoa Kỳ phản đối mạnh mẽ.
Điều trớ trêu cho ông Trump là trong khi ông chơi
trò nước đôi vì lo sợ mất phiếu của các nhóm Cực hữu, thì cô Ivanka Trump, con
gái cưng và là cố vấn tổng thống, chỉ một ngày sau vụ đụng độ chết người, đã
tuyên bố công khai, lên án mạnh mẽ dứt khoát rằng «xã hội này không có chỗ cho
bọn phân biệt chủng tộc, da trắng thượng đẳng và tân phát xít. »
Cô dám dũng cảm ngay thật đương đầu với cha mình.
Một sự cô đơn bẽ bàng nguy hiểm của ông Trump ngay
trong Bạch Cung.
No comments:
Post a Comment