Cổ-Lũy
August 2, 2017
Ðã hai năm sau khi ông Donald J. Trump quyết định ra
tranh cử làm đại diện đảng Cộng Hòa, đi qua tuyển cử toàn quốc, rồi đắc cử bất
ngờ và làm tổng thống đã nửa năm với mức ủng hộ thấp nhất so với những tổng thống
đi trước, kể từ thời 1940. Dân chúng trong và ngoài nước đã có dịp chứng kiến
và biết thêm về ông ở nhiều mặt. Ðáng buồn thay, trừ nhóm thiểu số chủ lực/base
trung thành với ông (khoảng 30%, gồm những thành phần da trắng bị xem là thấp
kém và kỳ thị chủng tộc) những hiểu biết và nhận xét tiêu cực của đa số dân
chúng và giới truyền thông về cá nhân ông, những gì ông nói và làm cho tới nay
không cải thiện mấy mà có phần tệ hại hơn.
Từ miền Ðông, nguyệt san chính trị, văn hóa, xã hội
The Atlantic Monthly với lịch sử 160 năm hiếm hoi lắm mới buộc phải lên tiếng tố
cáo mức trí thức, khả năng, kinh nghiệm và tư cách thấp kém của một tổng thống
như ông. Nhật báo tiêu biểu miền Tây, The Los Angeles Times, gần 140 tuổi,
không chấp nhận ông từ đầu, xem việc ông đắc cử là “tệ hại cho đất nước,” và mới
đây ra tập sách “Tổng Thống Gian Manh Của Chúng Ta/Our Dishonest President,” và
đi tới khẳng định: “Tờ báo trông đợi ngày ông không còn là tổng thống nữa.” Hai
nhật báo lâu đời với uy tín khắp thế giới, The New York Times và The Washington
Post, hầu như không ngày nào mà thiếu tin tức, phát giác, ý kiến tiêu cực về
ông, gia đình và chính quyền Trump. Ðây chưa kể chống đối ra mặt của đa số giới
truyền thông điện tử rộng lớn (như các hệ thống truyền hình, Internet), trừ hệ
thống Fox News của “vua” bảo thủ Rupert Murdoch.
Những
mây mờ đuổi theo chính quyền Donald Trump
Một lý do lớn đeo đẳng ứng cử viên và chính quyền
Trump là nghi vấn về những “thông đồng/collusion” mỗi ngày một rõ rệt giữa mặt
trận tranh cử của ông và sau này với chính quyền sắt máu và nhũng loạn của Tổng
Thống Nga Vladimir Putin (đọc là “Pu-chin,” kiểu Nga). Ông Putin cùng đám “đầu
sỏ chính trị/oligarch” bị giới tình báo và truyền thông Mỹ xem là trực tiếp và
gián tiếp đồng lõa với mặt trận Trump nhịp nhàng triệt hạ ứng cử viên Hillary
Clinton (đã nắm chắc phần thắng) để ông Trump (gần như không ai tin có thể thắng)
đắc cử. Từ lúc tranh cử cho tới nay ông Trump tỏ ra vô cùng thán phục và kính nể
ông Putin, và muốn liên hệ mật thiết với Nga – ông là tổng thống độc nhất công
khai chê bai tình báo và truyền thông Mỹ, gạt bỏ bằng cớ hai giới này đưa ra về
Putin “lũng đoạn/creating chaos” (như đột nhập và sửa đổi danh sách cử tri liên
và tiểu bang Mỹ; tin tặc/hacker đào “rác rưởi/dirt” hại bà Clinton ) và “gây
nghi ngờ/sowing doubts” về tranh và bầu cử dân chủ lâu đời ở Hoa Kỳ (ông Trump
hùa theo với việc chê bai kết quả bầu cử “được dàn xếp trước/rigged”). Những đi
lại và đồng lõa trên bị hai giới, thêm Quốc Hội (chính là bốn ủy ban Tư Pháp và
Tình Báo ở hai viện) và nhất là văn phòng của ông Robert Mueller (nguyên giám đốc
FBI và nay là “công tố viên đặc nhiệm/special counsel”) theo sát điều tra – nhiều
khi “được” trợ giúp bởi chính những kiêu căng và dốt nát của gia đình Trump.
Như ba người thân tín nhất với ông Trump (con trai lớn cũng tên Donald, con rể và
cố vấn cao cấp nhất Jared Kushner, và nguyên chủ tịch mặt trận tranh cử Paul
Manafort) thú nhận gặp gỡ phái đoàn đại diện hoặc có liên hệ mật thiết với giới
“oligarch” và tình báo Nga tại bản doanh Trump Hotel ở New York hơn một năm trước.
Mục đích gặp gỡ là để bàn chuyện “con nuôi Nga qua Mỹ,” theo cậu Donald – nhưng
hầu như không mấy ai tin vì gia đình Trump chuyên nói láo trắng trợn (như ông bố
nói chưa bao giờ tới Nga dù video chiếu ông đến dựng tuồng “hoa hậu hoàn vũ,”
và dự án xây Trump Hotel không thành, ở Moscow năm 2013; hoặc một người thiếu
tri thức, đạo đức và thô lỗ đến độ thô bỉ như ông so sánh mình với Abraham
Lincoln).
Xin mở dấu ngoặc, chữ “oligarchy” (khác với
“monarchy/quân chủ” và “democracy/dân chủ”) từ thời Hy Lạp, La Mã xưa chỉ loại chính
quyền với một thiểu số nắm trọn quyền lực chính trị, guồng máy quân đội, an
ninh và quyền lợi kinh tế quốc gia. Ngày nay, giới học giả và truyền thông thường
dùng “oligarchy” đi cùng với “kleptocracy/chính quyền ăn cắp,” thường độc tài
và chuyên đẽo đục tài sản của nước và dân mình. Những đám oligarch (đầu sỏ
chính trị những nước mang danh “xã hội chủ nghĩa” hoặc “dân chủ, tự do” đầy bấp
bênh) có nhu cầu chuyển tiền bạc, tài sản bất chính của mình ra ngoài đến những
nơi an toàn như Hoa Kỳ, Thụy Sĩ, hoặc một số đảo quốc nhỏ ở Trung, Nam Mỹ ít
người biết tới.
Ông Putin, một trong những người giầu nhất thế giới,
và đám oligarch tỷ phú Nga chia sẻ nhu cầu này, và Hoa Kỳ là một địa chỉ quan
trọng. Gia đình ông Trump (tỷ phú nhưng từng “bankrupt/phá sản” nên khó đủ điều
kiện để vay tiền tỷ ở ngân hàng), với nhiều liên hệ làm ăn trực tiếp và gián tiếp
lớn với giới oligarch Nga (qua tài liệu có được và cái nhìn của ông Mueller, giới
truyền thông) dễ thành đầu tầu chuyển tiền bạc Nga vào Hoa Kỳ và nơi khác. Ví dụ,
ông Trump từng bán một biệt thự ở Florida cho một tỷ phú Nga với giá lời hơn gấp
đôi sau vài năm làm chủ; ông Manafort nói trên từng làm “lốp-bi” với mục tiêu
“đánh bóng” hình ảnh Putin và Nga ở Hoa Kỳ với tiền công $20 triệu; ông
Manafort phải từ chức chủ tịch vì không đăng ký việc làm này. Ông cũng từng làm
“lốp-bi” cho cựu thủ tướng Ukraine muốn sát nhập nước mình với Nga. Cậu rể
Kushner từng đi lại với nhiều sứ giả Nga, tuy giữ kín cho tới khi bị khui ra –
cậu nói là chuyện làm ăn; ông Trump lỡ lời nói là chuyện chính trị. Cố Vấn An
Ninh Quốc Gia Michael Flynn, một trong những người vận động cho ông Trump sớm
nhất, bị tiết lộ làm việc quá mật thiết với Nga từ lâu (ngồi cạnh Putin ở
Moscow trên video) và “lốp-bi” không đăng ký phải từ chức sau khi làm việc 24
ngày!
Do đó, khi ông Mueller tuyên bố sẽ nhìn vào những hồ
sơ tài chính của gia đình Trump, điều mà ông Trump vẫn giấu nhẹm khác hẳn với
những tổng thống trước, ông Trump như ngồi trên lửa vì đây có thể là bằng chứng
trọng tội, như “rửa tiền bẩn thỉu/money laundering” cho giới oligarch Nga, hoặc
bị giật dây bởi giới này, và giấu diếm hay khai láo “ngăn cản thi hành công
lý/obstruction of justice,” và vô số tội trước sở thuế IRS. Theo Hiến Pháp, với
những bằng chứng trên ông Trump có thể bị Quốc Hội bãi nhiệm dễ dàng – hai dân
biểu Dân Chủ đã làm hồ sơ khởi tố ông Trump để đi tới bãi nhiệm; ông Trump cũng
hiểu và vội nhờ luật sư nghiên cứu xem tổng thống có thể “bãi tội/pardon” cho
chính mình không. Dĩ nhiên ông Trump muốn cách chức ông Mueller, như ông từng
cách chức (qua thứ trưởng Tư Pháp) ông James Comey nguyên giám đốc FBI vì ông
này cũng đi gần tới kết luận như ông Mueller.
Hốt hoảng vì những điều tra đi đến người trong gia
đình và chính mình, sáu tháng tại chức không mấy thành quả như đã “huênh hoang”
hứa hẹn (dù đảng Cộng Hòa nắm Tòa Bạch Ốc, Quốc Hội và Tối Cao Pháp Viện), những
“sát phạt” bè phái trong Tòa Bạch Ốc, ông Trump chối trách nhiệm và đổ tội cho
người khác. Hàng loạt các cố vấn, phụ tá, phát ngôn nhân, giám đốc, luật sư
thân cận bị trách cứ, từ chức hoặc bị đuổi. Ông Jeff Sessions, thượng nghị sĩ
thâm niên đầu tiên ủng hộ ông Trump và hiện là bộ trưởng Bộ Tư Pháp, bị ông
công khai chê bai, thóa mạ và thúc đẩy từ chức vì ông muốn thay bằng người mới
chịu cách chức ông Mueller. Ông Trump không dám đuổi ông Sessions vì ông này được
tiếng “bảo thủ hơn Trump” và ủng hộ của đám “chủ lực/base” của Trump, lẫn đồng
nghiệp Thượng Viện. Thứ Ba tuần này, ông Trump đột ngột đuổi một giám đốc truyền
thông mới nhưng chưa nhậm chức, thay thế chánh văn phòng tổng thống với một ông
tướng nữa, ông John Kelly. Giới học giả và truyền thông từng tỏ ái ngại vì ông
đặt quá nhiều tướng tá vào những vai trò dân sự, đến độ đe dọa truyền thống Hiến
Pháp. Cuối ngày, ông Trump thêm rắc rối vì tờ Washington Post loan tin chính
ông viết lời khai cho cậu Donald về “con nuôi Nga qua Mỹ,” một việc đầy vẻ
“ngăn cản công lý.”
(Kỳ tới: Việt Nam có thể làm gì?)
-----------------
CÙNG
TÁC GIẢ :
July 19, 2017
June 21, 2017
June 07, 2017
June 01, 2017
No comments:
Post a Comment